Tại sao tàu hộ vệ tàng hình của Nga phải thiết kế lại?

Theo Bulgarian Military, tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới 20386 của Nga vừa hạ thủy đưa vào sử dụng, nhưng phải thiết kế lại, do không bảo đảm các tính năng tàng hình.

Tai sao tau ho ve tang hinh cua Nga phai thiet ke lai?
 Tàu hộ tống 535 Mercury của hải quân Nga. Nguồn Twitter

Severnaya Verf là nhà máy đóng tàu chính nằm gần thành phố St. Petersburg của Nga, đã bắt đầu đóng lại chiếc tàu hộ tống thuộc Đề án 20386 của Hạm đội Biển Đen Nga. Điều này xảy ra chỉ hai tuần sau khi con tàu này chính thức được đưa vào sử dụng vào ngày 13/5. Con tàu có số hiệu thân tàu là 535 và được đặt tên là Mercury (Sao Thủy).

Do quá trình sửa chữa đã bắt đầu, con tàu rất có thể sẽ được đưa trở lại biên chế chiến đấu của Hạm đội Biển Đen vào năm tới. Tuy nhiên, một số nguồn tin ở Nga nói rằng, sự trở lại của Mercury có thể bị chậm thêm một năm nữa, tức là đến năm 2025.

Theo các thông tin trên các phương tiện truyền thông Nga, nhà máy Severnaya Verf sẽ thực hiện lại quá trình “phát triển hơn nữa các giải pháp sáng tạo” được thực hiện trên con tàu này.

Hiện tại phía Nga chưa tiết lộ chính xác những gì sẽ được thiết kế lại, nhưng truyền thông Nga trích dẫn một nguồn giấu tên nói rằng “việc thiết kế lại là cần thiết”.

Tai sao tau ho ve tang hinh cua Nga phai thiet ke lai?-Hinh-2

Tàu hộ tống 535 Mercury của hải quân Nga. Nguồn Twitter 

Mặc dù chưa có ai chính thức xác nhận, nhưng có một số “giải pháp sáng tạo” có thể phải thiết kế lại; trong đó công nghệ tàng hình (Stealth) của con tàu là một trong số đó.

Như đã đề cập ở trên, Mercury là con tàu tàng hình hoàn toàn đầu tiên của Hải quân Nga. Có khả năng là công nghệ này của hải quân Nga “chưa hoàn thiện” và sẽ cần một sự thay đổi triệt để.

Thông tin trên các phương tiện truyền thông Nga cũng khẳng định luận điểm, Mercury là con tàu đầu tiên được chế tạo hoàn toàn tàng hình. Cho đến nay, Nga đã sử dụng công nghệ này trong đóng tàu chiến, nhưng chỉ giành cho một số tàu nhất định, chứ không phải cho toàn bộ lực lượng hải quân.

Tai sao tau ho ve tang hinh cua Nga phai thiet ke lai?-Hinh-3
 Tàu hộ tống 535 Mercury của hải quân Nga tại nhà máy đóng tàu Severnaya Verf, gần thành phố St. Petersburg. Nguồn Twitter

Một khả năng khác là thiết kế lại hệ thống radar của tàu Mercury; vì theo các đặc điểm của Mercury được hải quân Nga công bố, con tàu này có 1 radar chính là Zaslon đa năng và 8 radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).

Quan sát quá trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Nga là Su-57, thấy lần đầu tiên radar AESA được sử dụng trên loại máy bay này. Tức là công nghệ này cũng mới ngay đối với cả lực lượng hàng không vũ trụ chứ chưa nói gì đến hải quân Nga.

Các khả năng khác có thể cũng phải nâng cấp đó là hệ thống liên lạc được mã hóa giữa tàu chiến và máy bay chiến đấu của Nga, cũng như hệ thống dẫn đường của tên lửa phòng không. Hệ thống này cũng mới và chức năng chính của nó là dẫn đường đồng thời cho 16 tên lửa phòng không của hệ thống 9K96.2 Redut trên tàu, nhằm vào các mục tiêu khác nhau.

Tai sao tau ho ve tang hinh cua Nga phai thiet ke lai?-Hinh-4

Hệ thống phòng thủ tầm gần Kashtan CIWS-M trên tàu hộ tống 535 Mercury của hải quân Nga. Nguồn Twitter 

Tám radar AESA trên tàu Mercury được phát triển trên nguyên tắc ăng-ten phẳng, quét điện tử chủ động hoạt động ở băng tần X và S. Các radar này, cùng với radar Zaslon, lần đầu tiên được tích hợp vào tàu chiến Nga, thay thế radar băng S Furke-2 bằng ăng-ten xoay thụ động.

Có một nghịch lý là con tàu được đóng gần St. Petersburg (phía bắc nước Nga), nhưng Mercury thuộc biên chế của Hạm đội Biển Đen (phía nam nước Nga), nên nó không thể tới Hạm đội Biển Đen vào lúc này. Lý do rất rõ ràng – Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa eo biển Bosphorus; con đường biển duy nhất vào Biển Đen .

Theo thỏa thuận Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể mở eo biển Bosphorus để Mercury quay trở lại căn cứ chính của hạm đội Biển Đen, nếu cuộc xung đột ở Ukraine chấm dứt.

Tai sao tau ho ve tang hinh cua Nga phai thiet ke lai?-Hinh-5
Pháo hải quân AK 630 trên tàu hộ tống 535 Mercury của hải quân Nga. Nguồn Twitter 

Đó là lý do tại sao không rõ khi nào Mercury có thể gia nhập Hạm đội Biển Đen. Chính vì lý do này mà người ta cho rằng, rất có thể con tàu sẽ gia nhập Hạm đội Biển Đen không phải vào năm 2024 mà là vào năm 2025.

Hoàn toàn có khả năng nếu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài, thì tàu hộ tống tàng hình Mercury sẽ bị loại khỏi Hạm đội Biển Đen và biên chế vào Hạm đội Baltic của Nga, vì như vậy nó sẽ không phải đi qua eo biển Bosphorus.

Mercury là một tàu hộ vệ thuộc lớp Gremyashchiy; đây là lớp tàu chiến mới nhất của Hải quân Nga và cũng là tiên phong trong việc tạo ra thiết kế tàng hình cho các tàu chiến Nga.

Tai sao tau ho ve tang hinh cua Nga phai thiet ke lai?-Hinh-6

Ngư lôi hạng nhẹ 330mm Paket-NK trên tàu hộ tống 535 Mercury của hải quân Nga. Nguồn Twitter 

Trước đó kỳ hạm Gremyashchiy với số hiệu thân tàu 337 đã chính thức được đưa vào hoạt động vào năm 2020 như một phần của Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga.

Tàu Mercury (535) có lượng choán nước tiêu chuẩn là 1.800 tấn, chiều dài  104 mét và lượng choán nước toàn tải là 2.200 tấn và đây thực sự chỉ là tàu chiến hoạt động ven bờ.

Hệ thống động lực của tàu bao gồm một máy phát điện diesel 380/220 V, động cơ đẩy của nó bao gồm hai trục CODAD, 23.664 mã lực. Tốc độ tối đa mà tàu có thể di chuyển là 27 hải lý/giờ.

Tai sao tau ho ve tang hinh cua Nga phai thiet ke lai?-Hinh-7
Tàu hộ tống 535 Mercury của hải quân Nga đang tiến hành thử nghiệm trên biển. Nguồn Twitter  

Về vũ khí, tàu hộ tống Mercury lớp Gremyashchiy được trang bị một khẩu pháo 100mm A-190 Arsenal hoặc 130mm A-192 hải quân. Ngoài ra trên tàu còn có một pháo bắn nhanh Kashtan CIWS-M (Dự án 20380) cũng như tám tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-35 (SS-N-25).

Về vũ khí thống phòng không bao gồm 12 bệ phóng tên lửa Redut VLS (Dự án 20381) và hai pháo bắn nhanh AK-630M CIWS cho các mục tiêu bay thấp và gần.

Mercury được trang bị 8 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 330mm Paket-NK. Phía sau tàu có một bãi đỗ trực thăng và trực thăng Ka-25 sẽ được sử dụng; ngoài ra Mercury còn có bệ phóng cho UAV trinh sát Orlan-10.

3M-47 Gibka: “lá chắn” phù hợp với tàu chiến nhỏ Việt Nam

Hiện nay, ngoài tàu chiến Gepard 3.9, các tàu tên lửa cỡ nhỏ Project 1241RE Tarantul, Project 12418 Molniya và tàu pháo TT400TP đều có trang bị tên lửa phòng không tầm thấp (biến thể của tổ hợp phòng không vác vai trên bộ).

Khinh hạm Liên Xô lừng lẫy một thời "lột xác" với dàn vũ khí mới

(Kiến Thức) - Khinh hạm Admiral Shaposhnikov thuộc lớp Udaloy từng phục vụ vô cùng tích cực dưới thời Liên Xô, nay đã được hải quân Nga hiện đại hóa với loạt vũ khí mới mạnh mẽ vượt bậc, tương lai đáp ứng nhu cầu tác chiến cao trong tình hình mới.

Khinh ham Lien Xo lung lay mot thoi
 Khu trục hạm hạng nhẹ hay còn gọi là khinh hạm Marshal Shaposhnikov - BPK 543 thuộc lớp Udaloy là tàu chiến được đóng mới và chế tạo dưới thời Liên Xô, chính thức hạ thủy từ năm 1985 và gia nhập biên chế sau đó. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, chiếc tàu này tiếp tục phục vụ trong lực lượng hải quân Nga. Tuy nhiên, chiếc 543 sau một thời gian dài hoạt động đã dần lạc hậu, vũ khí trang bị có sức chiến đấu không cao, thiếu tính răn đe đòi hỏi phải có một sự cải tiến, nâng cấp. Ảnh: Tàu Nguyên soái Shaposhnikov trước khi hiện đại hóa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới