Tại sao Nga quyết tâm làm “tê liệt” hoàn toàn cảng Odessa của Ukraine?

Sau 5 đêm liên tiếp bị tấn công "rải thảm", Odessa, cảng biển lớn nhất của Ukraine đã "biến mất". Vì sao Nga trả đũa quyết liệt?

Tai sao Nga quyet tam lam “te liet” hoan toan cang Odessa cua Ukraine?

Một nhà kho ở cảng Odessa bị bốc cháy do tên lửa Nga tấn công. Nguồn Reuters 

Cư dân Odessa: Cảng Odessa chính thức không còn tồn tại

Theo Reuters, rạng sáng ngày 21/6 theo giờ địa phương, quân đội Nga đã tiến hành cuộc không kích theo kiểu "rải thảm" vào thành phố cảng Odessa bên Biển Đen của Ukraine; đây là đêm thứ 3 liên tiếp thành phố bị tấn công.

Cuộc không kích đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng ở Odessa và các khu vực lân cận. Cư dân địa phương cho biết, "Cảng Odessa không còn nữa, chỉ còn lại một đống bê tông đổ nát".

Ukraine đã cáo buộc Nga tấn công cơ sở hạ tầng dân sự, liên quan đến xuất khẩu lương thực. Ba đêm không kích liên tiếp đã khiến ít nhất 2 người thiệt mạng ở Odessa và ít nhất 19 người bị thương ở TP Nikolayev, trong đó có một trẻ em.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng, cuộc không kích là để trả đũa cuộc tấn công của Ukraine vào Cầu Crimea và các cơ sở mục tiêu liên quan đến các cuộc tấn công của Ukraine bằng những chiếc tàu tự sát không người lái.

Tai sao Nga quyet tam lam “te liet” hoan toan cang Odessa cua Ukraine?-Hinh-2
 Đoạn cầu Crimea bị hư hại sau vụ tấn công ngày 17/7. Nguồn Reuters

Theo TASS, Thiếu tướng Không quân Nga Sergey Lipovoi giải thích rằng, Odessa là cảng lớn nhất ở Ukraine và một số lượng lớn hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa quân sự đã đến. "Đây là tuyến đường chính cung cấp vũ khí của châu Âu và NATO cho Ukraine. Việc ngăn chặn nó là vô cùng quan trọng";

"Cần phải phá hủy các địa điểm lưu trữ vũ khí, địa điểm sản xuất tàu không người lái và các trung tâm ra quyết định của quân đội Ukraine", tướng Lipovoi nhấn mạnh.

Cơ sở hạ tầng ở Odessa và các khu vực lân cận bị phá hủy nặng nề sau năm đêm không kích liên tiếp. Theo các thông tin, quân đội Nga đã tấn công "xưởng sản xuất và cất giữ tàu không người lái" ở vùng Odessa và Ilychevsk. Ngoài ra, tòa nhà Cảng vụ Biển Odessa và Bờ Đông liền kề đã bị biến thành "một đống đá và các công trình bê tông cốt thép”.

Một số nhân chứng địa phương đã viết trên các nền tảng xã hội: "Cảng Odessa không còn tồn tại, chỉ còn lại một đống bê tông... Điều này thật vô nghĩa".

Tai sao Nga quyet tam lam “te liet” hoan toan cang Odessa cua Ukraine?-Hinh-3
 

Tên lửa Nga quá nhanh, phòng không Ukraine bất lực

Vào khoảng 2 giờ sáng giờ địa phương ngày 21/7, quân đội Nga đã tiến hành cuộc không kích vào Odessa trong đêm thứ 3 liên tiếp, cuộc tấn công kéo dài gần như không ngừng trong ít nhất 90 phút. Các nhân chứng mô tả "tiếng vo vo của UAV tự sát Geran-2 vang vọng khắp bầu trời đêm của thành phố cảng".

Đồng thời, các hệ thống phòng không của Ukraine không thể đánh chặn tên lửa của Nga một cách hiệu quả. Phía Nga tuyên bố rằng, trong cuộc không kích vào khu vực Odessa vừa qua, Ukraine chỉ có thể đánh chặn tối đa 10% số tên lửa của Nga.

Lực lượng không quân Ukraine cũng cho biết tính đến thứ Năm, Ukraine mới chỉ tiêu diệt được 5 trong số 19 tên lửa hành trình do Nga phóng. So với các đợt tấn công trước đây nhắm vào thủ đô Kiev, tỷ lệ thành công lần này thấp hơn đáng kể.

Về vấn đề này, các quan chức Ukraine giải thích rằng, điều này là do việc thiếu triển khai các hệ thống phòng không tiên tiến hơn ở khu vực này. Lực lượng phòng không tại Odessa không thể bắn hạ tên lửa chống hạm Oniks và hành trình phóng từ trên không Kh-22 của Nga, vì chúng bay quá nhanh.

Tai sao Nga quyet tam lam “te liet” hoan toan cang Odessa cua Ukraine?-Hinh-4
 Tàu chiến Nga tại Biển Đen phóng tên lửa hành trình tấn công cảng Odessa. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga

"Mọi tên lửa nga có thể đều bị bắn hạ, nếu chúng tôi có vũ khí đánh chặn tốt hơn”, Yury Ignat, phát ngôn viên lực lượng Phòng không Ukraine cho biết.

"Chúng tôi cần thêm nhiều vũ khí đánh chặn, chúng tôi cần củng cố lực lượng phòng không tại các thành phố cảng ở khu vực phía nam, đặc biệt là các phương tiện để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Các hệ thống phòng không như Patriot hoặc SAMP-T, có thể cung cấp sự bảo vệ trong khu vực đó"; ông Ignat nói thêm.

Cùng lúc đó, truyền thông Nga đưa tin, quân đội Ukraine đã triển khai lực lượng phòng không hùng hậu tại khu vực Odessa và Nikolayev, hệ thống phòng không Patriot, NASAMS và IRIS-T đã được khẩn trương vận chuyển đến khu vực này, đồng thời những khẩu pháo phòng không Gepard cũng đã được triển khai gần cảng.

Tai sao Nga quyet tam lam “te liet” hoan toan cang Odessa cua Ukraine?-Hinh-5

Cơ sở hạ tầng cảng Odessa bị Nga tấn công. Nguồn Reuters 

Tại sao Nga quyết tâm “san phẳng” Odessa?

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng, cuộc tấn công vào Odessa không kích là để trả đũa cuộc tấn công vào Cầu Crimean và các cơ sở mục tiêu liên quan đến các cuộc tấn công trên biển của Ukraine, bằng máy bay và tàu không người lái.

Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, UAV của Ukraine tấn công Cầu Crimean đã được phóng từ một con tàu dân sự được thuê, thông qua thỏa thuận vận chuyển lương thực. Do đó, sau khi chấm dứt thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc ở Biển Đen, Nga đã phát động một "hành động trả đũa".

Vào ngày 20, nhóm hacker RaHDit của Nga đã công bố bản đồ lộ trình của các tàu dân sự có thể tham gia vào vụ tấn công bằng tàu không người lái vào Cầu Crimean. Nhóm này cho biết, hai tàu chở dầu Beks Loyal và Khudayar Yusifzade đã tham gia vào vụ tấn công Cầu Crimean bằng tàu không người lái.

Tai sao Nga quyet tam lam “te liet” hoan toan cang Odessa cua Ukraine?-Hinh-6
 Một tòa nhà chung cư tại Odessa bị cháy do cuộc tấn công. Nguồn CNN

Thiếu tướng Không quân Nga Sergey Lipovoi cho biết, cuộc tấn công vào Odessa là "cần thiết", để ngăn chặn một cuộc tấn công khác của Ukraine vào bán đảo Crimea từ Odessa và Nikolayev.

Tướng Lipovoi chỉ ra rằng, quân đội Nga cần phá hủy các kho thiết bị quân sự và các điểm sản xuất tàu tấn công không người lái tự sát của Ukraine, đồng thời ngăn chặn các tuyến đường vận chuyển vũ khí chính của phương Tây hoạt động.

Chuyên gia quân sự Nga, đại tá đã nghỉ hưu Viktor Litovkin nói rằng, "không có gì ngạc nhiên" khi 3 kho chứa nông sản lớn ở cảng Odessa đã trở thành mục tiêu. Bởi vì Ukraine đã vận chuyển vũ khí từ các nước phương Tây dưới chiêu bài “vận chuyển lương thực”.

Các chuyên gia Nga tin rằng, các cuộc tấn công của quân đội Nga vào khu vực Odessa sẽ tiếp tục "cho đến khi cơ sở hạ tầng cảng của Odessa và các thành phố khác ở Biển Đen không còn sử dụng được cho mục đích quân sự mà cả mục đích chính trị".

Tai sao Nga quyet tam lam “te liet” hoan toan cang Odessa cua Ukraine?-Hinh-7
 Một nhà kho ở cảng Odessa bị bốc cháy do tên lửa Nga tấn công. Nguồn AP

Odessa quan trọng như thế nào đối với Ukraine?

Thành phố cảng Odessa là một trung tâm kết nối Ukraine với nền kinh tế toàn cầu. Nên không có gì lạ khi Ukraine đã cáo buộc Nga tấn công cơ sở hạ tầng dân sự, liên quan đến xuất khẩu lương thực.

Theo hãng tin Mỹ Reuters, trong năm đêm không kích liên tiếp, Nga đã sử dụng UAV tự sát và tên lửa để phá hủy cơ sở hạ tầng cảng quan trọng ở Odessa, bao gồm các kho cảng ngũ cốc và dầu mỏ. Kết quả là ít nhất 60.000 tấn lương thực đã bị thiêu rụi trong cuộc tấn công.

Các quan chức Ukraine cho biết hôm thứ 25/7 rằng, Nga hiện không còn có ý định cắt đứt các cảng trên Biển Đen của Ukraine, bằng cách đơn giản ngăn chặn các tàu rời cảng; mà đang nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng vận chuyển của Odessa bằng tên lửa và UAV tự sát, để biến cảng này thành “cảng chết” theo đúng nghĩa.

Odessa nằm trên Biển Đen, từ lâu đã là trung tâm kết nối Ukraine với nền kinh tế toàn cầu. Ba cảng xung quanh Odessa là một trong những cảng bận rộn nhất ở Ukraine, bao gồm cả cảng nước sâu duy nhất của đất nước.

Tai sao Nga quyet tam lam “te liet” hoan toan cang Odessa cua Ukraine?-Hinh-8
Cơ sở hạ tầng cảng Odessa bị Nga tấn công. Nguồn Reuters  

Trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, 70% thương mại xuất nhập khẩu của Ukraine được thực hiện bằng đường biển, và gần 2/3 trong số đó được thực hiện qua cảng Odessa.

Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, theo "Thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc ở Biển Đen" do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vào năm ngoái, các tàu Ukraine có thể khởi hành từ các cảng ở Odessa và các thành phố khác, vượt qua sự phong tỏa của Nga và vận chuyển lương thực cần thiết để duy trì sự ổn định giá cả toàn cầu. Trong thời kỳ này, hầu hết ngũ cốc được vận chuyển ra khỏi Ukraine đều có nguồn gốc từ cảng Odessa.

Đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ Vasel Bodnar cho biết, Nga đã rút khỏi "Thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc ở Biển Đen" và cảnh báo rằng, "sự an toàn của các tàu ở Biển Đen không còn được đảm bảo", đồng nghĩa với việc Nga sẽ tấn công các cảng, cơ sở hạ tầng và có thể cả tàu bè.

Dmitro Barinov, Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý Cảng biển Ukraine, cho biết, với việc cảng chính Odessa bị đóng cửa và liên tục bị tấn công, thành phố hiện đang ở trong "tình trạng bất ổn kỳ lạ".

Ukraine chỉ còn 5km ở Bakhmut, Nga tấn công 130 lần/ngày

Quân đội Nga tấn công 130 lần một ngày vào 5 km vòng vây cuối cùng tại Bakhmut, thế trận tiếp tục giằng co ác liệt.

Ukraine chi con 5km o Bakhmut, Nga tan cong 130 lan/ngay

Theo phát ngôn viên của Quân khu miền Đông Ukraine, trong 24 giờ qua, đã có hơn 130 cuộc tấn công của Quân đội Nga nhằm vào ở Bakhmut. Sau gần 9 tháng giao tranh ác liệt, một phần lớn Bahmut đã bị bom đạn thiêu rụi, hầu như không còn ngôi nhà nào còn nguyên vẹn. Khắp nơi bốc cháy dữ dội, cảnh tượng như ngày tận thế.

Đáp trả vụ tấn công cầu Chongarsky, Nga tấn công nhiều mục tiêu Ukraine

Sáng 23/6, Ukraine đã sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow tập kích cầu Chongar nối Kherson với Crimea. Đáp trả, Nga tấn công nhiều mục tiêu Ukraine, trong đó có các kho tên lửa và sân bay quân sự.

Dap tra vu tan cong cau Chongarsky, Nga tan cong nhieu muc tieu Ukraine
 Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-101. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.

Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga thông báo, lực lượng không quân nước này đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các cơ sở quân sự ở Ukraine, trong đó có các kho chứa tên lửa và sân bay quân sự.

Trong kho của Belarus có những vũ khí hiện đại nào của Nga?

Trước căng thẳng leo thang với NATO, Belarus đã có bước tiến đáng kể trong củng cố năng lực quân sự của mình; một trong những động thái đó là việc Nga trang bị tận răng cho Belarus: Tên lửa S-400, Tor-M2, máy bay Su-30SM, Mi-35…

Trong kho cua Belarus co nhung vu khi hien dai nao cua Nga?

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga khai hỏa. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga 

Tên lửa phòng không S-400 và đạn đạo Iskander-M

Đọc nhiều nhất

Tin mới