Tại sao Nga đưa những đơn vị tinh nhuệ nhất đến Bakhmut?

Nga đã đưa những đơn vị tinh nhuệ nhất của họ đến chiến trường Bakhmut, đó là Lữ đoàn lính thủy đánh bộ bảo vệ căn cứ tàu ngầm, đơn vị lính dù và vệ binh Chechnya. Hành động này có phải Quân đội Nga đang thiếu quân?

Tại sao Nga đưa những đơn vị tinh nhuệ nhất đến Bakhmut?
Tai sao Nga dua nhung don vi tinh nhue nhat den Bakhmut?

Xe tăng T-72B3 của Nga tham gia chiến đấu ở mặt trận Bakhmut. Nguồn Topwar 

Hãng thông tấn RIA của Nga cho biết, trên hướng chiến trường Bakhmut, cuộc phản công kéo dài gần hai tháng của quân đội Ukraine đã gần đến hồi cao trào, sức tấn công đang có dấu hiệu đuối dần. Và Bộ Tổng tham mưu Nga tiếp tục điều động ba lực lượng quan trọng của họ đến chiến trường này; cũng có thể nói là con bài cuối cùng của Nga.

Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Murmansk của Hải quân Nga nằm ở phía bắc của Bán đảo Kola, thuộc khu vực Tây Bắc nước Nga, đối diện với Biển Barents và Vịnh Bắc Cực ở phía bắc; thuận lợi cho việc che giấu tàu thuyền. Xung quanh căn cứ là núi non thuận lợi cho việc việc triển khai hỏa lực phòng không.

Do đó, đây cũng là căn cứ lớn nhất của hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga, và lực lượng bảo vệ là Lữ đoàn 200 trực thuộc Hạm đội Phương Bắc.

Lực lượng tinh nhuệ này có nhiệm vụ bảo vệ “kho báu quốc gia của Nga”, nơi cất giấu trong các tàu ngầm hạt nhân chiến lược trên biển băng ở vùng Bắc Cực.

Giờ đây, Lữ đoàn 200 của hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga đã được điều động đến sườn Bakhmut để tham gia phản công quân Ukraine. Ngoài ra, còn một đơn vị nữa, đó là đơn vị lính dù của Quân đội Nga.

Tai sao Nga dua nhung don vi tinh nhue nhat den Bakhmut?-Hinh-2
Thành phố Bakhmut biến thành đống đổ nát. Nguồn Reuters 

Ở Nga, khi tuyển chọn binh lính, ngoài việc kiểm tra thể lực còn có bài kiểm tra chọn nghề và chọn tâm lý nghề nghiệp. Chỉ những người đạt kết quả xuất sắc trong tất cả các bài kiểm tra mới có thể tham gia lính dù Nga.

Nhiệm vụ chiến đấu chính của Lực lượng đổ bộ đường không Nga là thực hiện vu hồi chiến dịch vào sâu trong hậu phương địch; đánh chiếm hoặc tiêu diệt các mục tiêu chiến lược quan trọng như trung tâm chính trị, kinh tế, sở chỉ huy, trung tâm liên lạc, cơ sở hạt nhân, sân bay của địch….

Hiện nay quân đội Nga có tổng cộng 4 sư đoàn và 5 lữ đoàn lính dù độc lập, trực thuộc thẳng Bộ Tổng Tham mưu.

Vừa qua, Quân đội Nga đã điều Sư đoàn dù tinh nhuệ cận vệ 98 và Lữ đoàn dù độc lập 83 tới Bakhmut để tham gia ngăn chặn phản công quân đội Ukraine, nhằm đảm bảo an toàn cho Bakhmut.

Tai sao Nga dua nhung don vi tinh nhue nhat den Bakhmut?-Hinh-3
Lính dù Nga triển khai ở Bakhmut hôm 9/4. Nguồn Ria Novosti 

Đơn vị tinh nhuệ cuối cùng được huy động đến Bakhmut là lực lượng vệ binh Chechnya của Kadyrov; nhằm lấp chỗ trống trên chiến tuyến của lực lượng lính đánh thuê Wagner, sau khi lực lượng này rút khỏi Bakhmut.

Hiện có 7.000 binh sĩ Chechnya ở chiến trường Ukraine, và 2.400 binh sĩ Chechnya đang được huấn luyện ở hậu phương. Đây cũng là lực lượng có khả năng chiến đấu rất mạnh.

Tại Bakhmut, nhiệm vụ của quân đội Nga là giữ vững khu vực Bershivka và khu vực Krishivka ở bên sườn Bakhmut, một khi hai khu vực chiến lược quan trọng này bị mất. Khi đó toàn bộ Bakhmut có nguy cơ thất thủ.

Nhưng xét cho cùng, Nga có tiềm lực quân sự rất lớn do được hưởng kho vũ khí khổng lồ của Quân đội Liên Xô để lại; trong đó nhiều nhất là thiết giáp, pháo binh và vũ khí phòng không. Do vậy, mặc dù phải đối đầu với cả khối NATO và nhiều nước đồng minh của Mỹ, thì Nga vẫn có một lợi thế nhất định.

Tai sao Nga dua nhung don vi tinh nhue nhat den Bakhmut?-Hinh-4
 Binh sĩ đặc nhiệm Chechnya tham gia một hoạt động huấn luyện. Nguồn RiaNovosti

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra được 18 tháng, nhưng hỏa lực trên chiến trường ngày càng ác liệt. Đạn pháo các cỡ, tên lửa, UAV tự sát, bom lượn, đạn cháy, đạn nhiệt áp của quân đội Nga không có dấu hiệu “cạn kiệt” như của phương Tây.

Quân đội Ukraine cũng sử dụng pháo tự hành và radar chống pháo của phương Tây tấn công chính xác và chống trả quyết liệt. Để ngăn chặn hỏa lực thiêu đốt của quân đội Nga, cố găng tiến lên từng bước một và tạo được bước đột phá.

Toàn bộ chiến trường Bakhmut rộng 30 km và sâu 9 km, ở khu vực này máy bay không người lái bay khắp trời, cả quân đội Nga và quân đội Ukraine đều không có bất kỳ vị trí nào có thể ẩn nấp an toàn.

Bây giờ ở hai cánh của Bakhmut, Nga và Ukraine đang ở thế công và thủ, về cơ bản là giằng co, bước tiến của quân đội Ukraine tương đối hạn chế.

Tai sao Nga dua nhung don vi tinh nhue nhat den Bakhmut?-Hinh-5

Lính Ukraine tham gia phản công vào bên sườn Bakhmut. Nguồn Reuters 

Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Quân đội Ukraine tuyên bố rằng, quân đội Nga tại thành phố Bakhmut đã hoàn toàn lọt vào tầm tấn công của pháo binh Ukraine, và lối thoát đang bị Quân đội Ukraine phong tỏa.

Giờ đây, ba lực lượng tinh nhuệ của quân đội Nga đã lại bước vào trận chiến đấu mới và chiến dịch Bakhmut sẽ mở ra một giai đoạn mới của thế trận chiến lược quyết định.

Đối với quân đội Ukraine, một lượng lớn quân số và vũ khí bị tiêu hao trong một chiến dịch tấn công; tuy nhiên chiến thuật mới của Ukraine, cũng như chặn các tuyến đường tiếp tế chiến lược của họ, sẽ là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của cuộc phản công Bakhmut.

Phòng không Nga vất vả đối phó tên lửa phòng không S-200 của Ukraine

Quân đội Ukraine đã phóng 4 tên lửa S-200 tấn công mục tiêu mặt đất, phòng không Nga bắn hạ 2 quả, còn 2 quả bị tác chiến điện tử gây nhiễu. Tuy nhiên, Nga không có nhiều hệ thống phòng không có thể bắn hạ S-200.

Phòng không Nga vất vả đối phó tên lửa phòng không S-200 của Ukraine
Phong khong Nga vat va doi pho ten lua phong khong S-200 cua Ukraine
Tên lửa S-200 của Ukraine trong lễ duyệt binh Ngày Độc lập ở Kiev, Ukraine năm 2008. Nguồn commons.wikimedia

Theo Bulgarian Military, để khắc phục tình trạng thiếu tên lửa tấn công mặt đất hiện nay, Quân đội Ukraine đã khôi phục lại các hệ thống tên lửa đất đối không S-200 V-880 của Liên Xô cho một mục đích khác, đó là sử dụng tấn công mục tiêu mặt đất; nhằm mục đích tấn công các mục tiêu của Nga.

Quân đội Nga khai hỏa quyết liệt, phản công của Ukraine gặp khó khăn

Quân đội Nga đã đánh bại 4 đợt tấn công quy mô lớn của quân đội Ukraine trong 24 giờ, khiến kế hoạch phản công bước đầu của Ukraine gặp rất nhiều trở ngại.

Quân đội Nga khai hỏa quyết liệt, phản công của Ukraine gặp khó khăn
Quan doi Nga khai hoa quyet liet, phan cong cua Ukraine gap kho khan
 Xe tăng, xe bọc thép của Ukraine bị phá hủy trên hướng chiến trường Donetsk. Nguồn Topwar

Theo hãng tin Nga Sputnik cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đã họp báo thông tin về tình hình chiến trường cho biết, tuyên bố quân đội Nga đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.240 binh sĩ Ukraine trong 4 đợt phản công liên tiếp của Ukraine.

Liệu Su-35 của Nga có sớm gặp F-16 trên bầu trời Ukraine?

Theo trang Bulgarian Military, lực lượng Không quân Nga vừa nhận lô máy bay chiến đấu Su-35S mới vào ngày 13/7; đây là đợt giao Su-35S liên tiếp chỉ cách nhau 20 ngày; giúp Không quân Nga tăng cường khả năng chiến đấu.

Liệu Su-35 của Nga có sớm gặp F-16 trên bầu trời Ukraine?
Lieu Su-35 cua Nga co som gap F-16 tren bau troi Ukraine?
Máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga. Nguồn UAC 

Tốc độ bàn giao máy bay “đáng kinh ngạc” của nhà sản xuất máy bay Nga

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.