Tại sao Nga có thể sản xuất 100 tên lửa đạn đạo mỗi tháng?

Tại sao Nga có thể sản xuất 100 tên lửa đạn đạo mỗi tháng?

Trái ngược với dự đoán của tình báo phương Tây là Nga sẽ nhanh chóng “cạn kiệt tên lửa”; nhưng trải qua gần ba năm xung đột, đến nay Nga vẫn “đều đặn” phóng hơn 100 tên lửa một tháng vào Ukraine.

Nga hiện đang trên đà phóng hơn 100  tên lửa đạn đạo mỗi tháng vào Ukraine, trái ngược với những giả định trước đó về khả năng sản xuất tên lửa của nước này, đặc biệt là trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang diễn ra của phương Tây, ảnh hưởng đến năng lực sản xuất quốc phòng công nghệ cao, như chế tạo máy bay chiến đấu hay tên lửa.
Nga hiện đang trên đà phóng hơn 100 tên lửa đạn đạo mỗi tháng vào Ukraine, trái ngược với những giả định trước đó về khả năng sản xuất tên lửa của nước này, đặc biệt là trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang diễn ra của phương Tây, ảnh hưởng đến năng lực sản xuất quốc phòng công nghệ cao, như chế tạo máy bay chiến đấu hay tên lửa.
Thông tin chi tiết từ kênh Telegram Legitimnyi, cho thấy Nga đã tăng cường đáng kể các vụ phóng tên lửa, với các thông tin ghi nhận sự gia tăng từ 60-80 vụ phóng tên lửa đạn đạo mỗi tháng, lên hơn 100 vụ. Sự gia tăng này, cho thấy Nga có dự trữ lớn các tên lửa này và đã không còn áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào như trước đây.
Thông tin chi tiết từ kênh Telegram Legitimnyi, cho thấy Nga đã tăng cường đáng kể các vụ phóng tên lửa, với các thông tin ghi nhận sự gia tăng từ 60-80 vụ phóng tên lửa đạn đạo mỗi tháng, lên hơn 100 vụ. Sự gia tăng này, cho thấy Nga có dự trữ lớn các tên lửa này và đã không còn áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào như trước đây.
Không quân Ukraine đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể với các hệ thống phòng không của mình, gần đây đã mất một số thành phần quan trọng, bao gồm hệ thống radar cho hệ thống phòng không Patriot, khi Nga tăng cường các cuộc tấn công tên lửa, vào các địa điểm quan trọng của Ukraine.
Không quân Ukraine đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể với các hệ thống phòng không của mình, gần đây đã mất một số thành phần quan trọng, bao gồm hệ thống radar cho hệ thống phòng không Patriot, khi Nga tăng cường các cuộc tấn công tên lửa, vào các địa điểm quan trọng của Ukraine.
Các cuộc tấn công của Nga đã vươn sâu vào lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực phía sau, những khó khăn trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo ngày càng trở nên rõ ràng. Các nhà phân tích cho rằng, quân đội Nga đã ngừng hạn chế nguồn lực tên lửa của mình và hiện đang sử dụng một cách ồ ạt hơn trước.
Các cuộc tấn công của Nga đã vươn sâu vào lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực phía sau, những khó khăn trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo ngày càng trở nên rõ ràng. Các nhà phân tích cho rằng, quân đội Nga đã ngừng hạn chế nguồn lực tên lửa của mình và hiện đang sử dụng một cách ồ ạt hơn trước.
Với cuộc xung đột đang diễn ra, Tổng thống Zelensky đã liên tục đề nghị và yêu cầu các quốc gia phương Tây, viện trợ thêm các hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, được biết đến với hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, số lượng các hệ thống này có hạn.
Với cuộc xung đột đang diễn ra, Tổng thống Zelensky đã liên tục đề nghị và yêu cầu các quốc gia phương Tây, viện trợ thêm các hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, được biết đến với hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, số lượng các hệ thống này có hạn.
Trong khi đó, bất chấp bối cảnh kinh tế đầy thách thức do lệnh trừng phạt của phương Tây, hoạt động sản xuất tên lửa đạn đạo của Nga vẫn diễn ra mạnh mẽ và không bị ảnh hưởng. Khả năng phục hồi này có thể là nhờ vào năng lực của ngành công nghiệp và tiềm năng sản xuất, mà Nga đã phát triển trong nhiều thập kỷ.
Trong khi đó, bất chấp bối cảnh kinh tế đầy thách thức do lệnh trừng phạt của phương Tây, hoạt động sản xuất tên lửa đạn đạo của Nga vẫn diễn ra mạnh mẽ và không bị ảnh hưởng. Khả năng phục hồi này có thể là nhờ vào năng lực của ngành công nghiệp và tiềm năng sản xuất, mà Nga đã phát triển trong nhiều thập kỷ.
Ngay cả khi Moskva phải hạn chế khả năng tiếp cận một số công nghệ của phương Tây, nhưng với cơ sở hạ tầng đã có sẵn, Nga có thể “tự cung, tự cấp” các thành phần điện tử thiết yếu cho tên lửa đạn đạo của họ, mà không cần phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.
Ngay cả khi Moskva phải hạn chế khả năng tiếp cận một số công nghệ của phương Tây, nhưng với cơ sở hạ tầng đã có sẵn, Nga có thể “tự cung, tự cấp” các thành phần điện tử thiết yếu cho tên lửa đạn đạo của họ, mà không cần phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.
Việc sản xuất tên lửa đạn đạo phụ thuộc rất nhiều vào các thành phần điện tử khác nhau, chẳng hạn như bộ vi xử lý, cảm biến và hệ thống điều khiển. Trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây hạn chế Nga mua các mạch tích hợp cụ thể, tuy nhiên Moskva sáng tạo ra các giải pháp thay thế của riêng mình.
Việc sản xuất tên lửa đạn đạo phụ thuộc rất nhiều vào các thành phần điện tử khác nhau, chẳng hạn như bộ vi xử lý, cảm biến và hệ thống điều khiển. Trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây hạn chế Nga mua các mạch tích hợp cụ thể, tuy nhiên Moskva sáng tạo ra các giải pháp thay thế của riêng mình.
Ví dụ, công ty Mikron của Nga, đã phát triển các vi mạch, được thiết kế để thay thế linh kiện của phương Tây, được sử dụng trong các thành phần vũ khí. Tương tự, Angstrom sản xuất một loạt các linh kiện điện tử, bao gồm các mạch logic, được thiết kế cho vũ khí, đòi hỏi sự tin cậy cao.
Ví dụ, công ty Mikron của Nga, đã phát triển các vi mạch, được thiết kế để thay thế linh kiện của phương Tây, được sử dụng trong các thành phần vũ khí. Tương tự, Angstrom sản xuất một loạt các linh kiện điện tử, bao gồm các mạch logic, được thiết kế cho vũ khí, đòi hỏi sự tin cậy cao.
Về mặt hệ thống định vị toàn cầu, Nga đã có hệ thống GLONASS, đóng vai trò là đối trọng với GPS của Mỹ. Công nghệ định vị toàn cầu này của Nga, cung cấp khả năng định vị và định hướng chính xác cho tên lửa của họ. Các hệ thống điều khiển và định vị dựa trên GLONASS, đã được tích hợp vào tên lửa thế hệ tiếp theo của Nga, giúp Nga độc lập trong công nghệ.
Về mặt hệ thống định vị toàn cầu, Nga đã có hệ thống GLONASS, đóng vai trò là đối trọng với GPS của Mỹ. Công nghệ định vị toàn cầu này của Nga, cung cấp khả năng định vị và định hướng chính xác cho tên lửa của họ. Các hệ thống điều khiển và định vị dựa trên GLONASS, đã được tích hợp vào tên lửa thế hệ tiếp theo của Nga, giúp Nga độc lập trong công nghệ.
Một yếu tố quan trọng khác góp phần vào tính bền vững của sản xuất tên lửa ở Nga, đó là sự sẵn có của các vật liệu và hợp kim cần thiết cho việc chế tạo tên lửa. Nga sở hữu nguồn tài nguyên đáng kể để sản xuất thép hợp kim và titan chất lượng cao, rất quan trọng đối với việc chế tạo tên lửa. Các công ty như Titan cung cấp hợp kim, được sử dụng để chế tạo thân tên lửa, đảm bảo độ bền và khả năng chịu nhiệt trong quá trình phóng.
Một yếu tố quan trọng khác góp phần vào tính bền vững của sản xuất tên lửa ở Nga, đó là sự sẵn có của các vật liệu và hợp kim cần thiết cho việc chế tạo tên lửa. Nga sở hữu nguồn tài nguyên đáng kể để sản xuất thép hợp kim và titan chất lượng cao, rất quan trọng đối với việc chế tạo tên lửa. Các công ty như Titan cung cấp hợp kim, được sử dụng để chế tạo thân tên lửa, đảm bảo độ bền và khả năng chịu nhiệt trong quá trình phóng.
Hơn nữa, trong lĩnh vực phát triển nhiên liệu tên lửa, Nga phần lớn tự cung tự cấp, sử dụng các công nghệ và nguồn lực trong nước để sản xuất. Không giống như một số nhà sản xuất phương Tây, dựa vào các hóa chất chuyên dụng, các cơ sở của Nga sản xuất tên lửa bằng nhiên liệu hydrazine và RP-1 do họ phát triển, có thể sản xuất với số lượng lớn. Ví dụ, hydrazine được sử dụng trong tên lửa Topol, mang lại hiệu suất và độ tin cậy cao.
Hơn nữa, trong lĩnh vực phát triển nhiên liệu tên lửa, Nga phần lớn tự cung tự cấp, sử dụng các công nghệ và nguồn lực trong nước để sản xuất. Không giống như một số nhà sản xuất phương Tây, dựa vào các hóa chất chuyên dụng, các cơ sở của Nga sản xuất tên lửa bằng nhiên liệu hydrazine và RP-1 do họ phát triển, có thể sản xuất với số lượng lớn. Ví dụ, hydrazine được sử dụng trong tên lửa Topol, mang lại hiệu suất và độ tin cậy cao.
Sự hỗ trợ của nhà nước cho lĩnh vực quốc phòng, đã củng cố thêm năng lực sản xuất tên lửa của Nga. Mặc dù phải đối mặt với những rào cản kinh tế, chính phủ Nga vẫn tiếp tục đầu tư vào các chương trình quốc phòng, cung cấp nguồn tài chính và hỗ trợ ổn định cho các nhà sản xuất trong nước. Các đơn đặt hàng liên tục cho các hệ thống đạn đạo mới và nỗ lực hiện đại hóa kho tên lửa hiện có, đảm bảo hoạt động liên tục của các cơ sở sản xuất.
Sự hỗ trợ của nhà nước cho lĩnh vực quốc phòng, đã củng cố thêm năng lực sản xuất tên lửa của Nga. Mặc dù phải đối mặt với những rào cản kinh tế, chính phủ Nga vẫn tiếp tục đầu tư vào các chương trình quốc phòng, cung cấp nguồn tài chính và hỗ trợ ổn định cho các nhà sản xuất trong nước. Các đơn đặt hàng liên tục cho các hệ thống đạn đạo mới và nỗ lực hiện đại hóa kho tên lửa hiện có, đảm bảo hoạt động liên tục của các cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, Nga đang tìm hiểu quan hệ đối tác với các quốc gia chịu sự cấm vận của phương Tây. Sự hợp tác với các quốc gia như Iran và Triều Tiên, đã cung cấp cho Nga thêm nguồn lực và công nghệ, để tăng cường năng lực quốc phòng của mình. Ví dụ, Iran đã cung cấp các công nghệ sản xuất UAV, để đáp ứng nhu cầu của Nga.
Ngoài ra, Nga đang tìm hiểu quan hệ đối tác với các quốc gia chịu sự cấm vận của phương Tây. Sự hợp tác với các quốc gia như Iran và Triều Tiên, đã cung cấp cho Nga thêm nguồn lực và công nghệ, để tăng cường năng lực quốc phòng của mình. Ví dụ, Iran đã cung cấp các công nghệ sản xuất UAV, để đáp ứng nhu cầu của Nga.
Quay trở lại với kho tên lửa đạn đạo, tính đến năm 2024, kho dự trữ của Nga bao gồm nhiều loại tên lửa với số lượng khác nhau. Theo ước tính, quốc gia này có khoảng 3.000 đến 3.500 tên lửa đạn đạo khác nhau, bao gồm cả loại hiện đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu và niêm cất.
Quay trở lại với kho tên lửa đạn đạo, tính đến năm 2024, kho dự trữ của Nga bao gồm nhiều loại tên lửa với số lượng khác nhau. Theo ước tính, quốc gia này có khoảng 3.000 đến 3.500 tên lửa đạn đạo khác nhau, bao gồm cả loại hiện đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu và niêm cất.
Các loại tên lửa chính trong kho vũ khí này bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, nổi tiếng về độ chính xác và tính linh hoạt, khi có thể mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Khả năng sản xuất của Nga được cho là đã tăng lên khoảng 100 tên lửa loại này mỗi tháng, đủ cho quân đội Nga sử dụng tên lửa này một cách “thường xuyên”.
Các loại tên lửa chính trong kho vũ khí này bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, nổi tiếng về độ chính xác và tính linh hoạt, khi có thể mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Khả năng sản xuất của Nga được cho là đã tăng lên khoảng 100 tên lửa loại này mỗi tháng, đủ cho quân đội Nga sử dụng tên lửa này một cách “thường xuyên”.
Sự kết hợp giữa kho dự trữ lớn và khả năng sản xuất ổn định, đưa Nga trở thành một quốc gia dẫn đầu thế giới hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo. Mặc dù họ bị cấm vận gay gắt, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì, khi quân đội Nga vẫn có thể nã hàng trăm tên lửa vào lãnh thổ Ukraine một tháng, đi ngược hoàn toàn với các “dự báo”, của cơ quan tình báo của phương Tây. (nguồn ảnh Bulgarian Military, TASS, Sputnik, Kyiv Post).
Sự kết hợp giữa kho dự trữ lớn và khả năng sản xuất ổn định, đưa Nga trở thành một quốc gia dẫn đầu thế giới hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo. Mặc dù họ bị cấm vận gay gắt, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì, khi quân đội Nga vẫn có thể nã hàng trăm tên lửa vào lãnh thổ Ukraine một tháng, đi ngược hoàn toàn với các “dự báo”, của cơ quan tình báo của phương Tây. (nguồn ảnh Bulgarian Military, TASS, Sputnik, Kyiv Post).

GALLERY MỚI NHẤT