Tại sao Mỹ chiếm Iraq rất nhanh, còn Nga lại sa lầy ở Ukraine?

Tại sao Mỹ chiếm Iraq rất nhanh, còn Nga lại sa lầy ở Ukraine?

Là hai siêu cường quân sự, nhưng tại sao khi Mỹ tấn công Iraq và nhanh chóng chiếm được nước này, nhưng Nga lại bị sa lầy ở Ukraine, thậm chí lại còn bị Ukraine chiếm lãnh thổ?

Quân đội Mỹ chỉ mất 42 ngày để đánh bại Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và toàn bộ Quân đội Mỹ chỉ mất vài trăm binh sĩ trong cuộc chiến. Mặc dù Iraq cũng là cường quốc quân sự khu vực, được đầu tư nhiều vũ khí hiện đại và khi đó, Quân đội Iraq vừa trải qua cuộc chiến dài với Iran.
Quân đội Mỹ chỉ mất 42 ngày để đánh bại Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và toàn bộ Quân đội Mỹ chỉ mất vài trăm binh sĩ trong cuộc chiến. Mặc dù Iraq cũng là cường quốc quân sự khu vực, được đầu tư nhiều vũ khí hiện đại và khi đó, Quân đội Iraq vừa trải qua cuộc chiến dài với Iran.
Còn cuộc  xung đột Nga-Ukraine hiện nay, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga không những kéo dài, mà còn gây tổn thất nặng nề về quân số, vũ khí, trang bị. Thậm chí lãnh thổ Nga còn bị Quân đội Ukraine chiếm đóng tại khu vực Kursk, mà chưa thể thu hồi lãnh thổ.
Còn cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga không những kéo dài, mà còn gây tổn thất nặng nề về quân số, vũ khí, trang bị. Thậm chí lãnh thổ Nga còn bị Quân đội Ukraine chiếm đóng tại khu vực Kursk, mà chưa thể thu hồi lãnh thổ.
Theo thống kê từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, số thương vong của Nga trên chiến trường trong cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể lên tới hàng chục nghìn. Vậy tại sao kết quả cuối cùng mà Mỹ và Nga đạt được lại khác nhau đến vậy, khi họ cùng đối đầu với các nước có quân đội có quy mô tương tự?
Theo thống kê từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, số thương vong của Nga trên chiến trường trong cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể lên tới hàng chục nghìn. Vậy tại sao kết quả cuối cùng mà Mỹ và Nga đạt được lại khác nhau đến vậy, khi họ cùng đối đầu với các nước có quân đội có quy mô tương tự?
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu chiến tranh Mỹ (ISW) và Viện nghiên cứu dịch vụ Hoàng gia Anh (RUSI), thì Quân đội Nga bị hạn chế bởi những thiếu sót. Mặc dù Quân đội Nga đã tiến hành cải cách, nhưng chưa có sự chuyển biến rõ nét, từ tổ chức biên chế, tới chiến thuật, vũ khí trang bị.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu chiến tranh Mỹ (ISW) và Viện nghiên cứu dịch vụ Hoàng gia Anh (RUSI), thì Quân đội Nga bị hạn chế bởi những thiếu sót. Mặc dù Quân đội Nga đã tiến hành cải cách, nhưng chưa có sự chuyển biến rõ nét, từ tổ chức biên chế, tới chiến thuật, vũ khí trang bị.
Nói cách khác, Quân đội Nga vẫn duy trì phong cách chiến đấu và vũ khí trang bị của Quân đội Liên Xô trước đây; mặc dù Quân đội Nga cũng có một số trang bị tiên tiến về vũ khí có điều khiển và chiến tranh thông tin; nhưng điều đó chưa đủ để làm nên cuộc cách mạng trong Quân đội Nga.
Nói cách khác, Quân đội Nga vẫn duy trì phong cách chiến đấu và vũ khí trang bị của Quân đội Liên Xô trước đây; mặc dù Quân đội Nga cũng có một số trang bị tiên tiến về vũ khí có điều khiển và chiến tranh thông tin; nhưng điều đó chưa đủ để làm nên cuộc cách mạng trong Quân đội Nga.
Tuy nhiên, sự hiểu biết của toàn bộ Quân đội Nga về chiến tranh hiện đại, thậm chí còn không tốt bằng Quân đội Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Đặc biệt là tác chiến hiệp đồng mạng, chế áp phòng không, tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương… Quân đội Nga còn khoảng cách rất lớn đối với Quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, sự hiểu biết của toàn bộ Quân đội Nga về chiến tranh hiện đại, thậm chí còn không tốt bằng Quân đội Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Đặc biệt là tác chiến hiệp đồng mạng, chế áp phòng không, tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương… Quân đội Nga còn khoảng cách rất lớn đối với Quân đội Mỹ.
Vì vậy, khi đối đầu với Quân đội Ukraine dù nhỏ hơn và có chỉ có trình độ tương đương, Quân đội Nga không có lợi thế nào về mặt thông tin. Ngay cả trong các biện pháp đối phó điện tử và tác chiến điện tử, Nga cũng không có nhiều lợi thế.
Vì vậy, khi đối đầu với Quân đội Ukraine dù nhỏ hơn và có chỉ có trình độ tương đương, Quân đội Nga không có lợi thế nào về mặt thông tin. Ngay cả trong các biện pháp đối phó điện tử và tác chiến điện tử, Nga cũng không có nhiều lợi thế.
Tất nhiên, Ukraine không đơn độc như Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh. Đằng sau Ukraine là sự hỗ trợ của NATO, tổ chức quân sự mạnh nhất thế giới. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, châu Âu và Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một số lượng lớn vũ khí tiên tiến, được coi là “linh hồn, mạch sống” của Quân đội Ukraine hiện nay.
Tất nhiên, Ukraine không đơn độc như Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh. Đằng sau Ukraine là sự hỗ trợ của NATO, tổ chức quân sự mạnh nhất thế giới. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, châu Âu và Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một số lượng lớn vũ khí tiên tiến, được coi là “linh hồn, mạch sống” của Quân đội Ukraine hiện nay.
Đôi khi, Ukraine thậm chí còn sử dụng vũ khí ở tiền tuyến tiên tiến hơn so với Nga. Đối mặt với một Quân đội Ukraine không hề tụt hậu về mặt hậu cần và vũ khí, việc Nga chiến đấu với kết quả như vậy, thì “có vẻ hợp lý”.
Đôi khi, Ukraine thậm chí còn sử dụng vũ khí ở tiền tuyến tiên tiến hơn so với Nga. Đối mặt với một Quân đội Ukraine không hề tụt hậu về mặt hậu cần và vũ khí, việc Nga chiến đấu với kết quả như vậy, thì “có vẻ hợp lý”.
Trên thực tế, niềm tin lớn nhất của Ukraine trong cuộc xung đột Nga-Ukraine không phải là sự hỗ trợ vũ khí do châu Âu và Mỹ cung cấp, mà chính là sự hỗ trợ tình báo, mà châu Âu và Mỹ đã liên tục cung cấp cho Ukraine, kể từ khi chiến tranh bắt đầu và kéo dài liên tục tới nay.
Trên thực tế, niềm tin lớn nhất của Ukraine trong cuộc xung đột Nga-Ukraine không phải là sự hỗ trợ vũ khí do châu Âu và Mỹ cung cấp, mà chính là sự hỗ trợ tình báo, mà châu Âu và Mỹ đã liên tục cung cấp cho Ukraine, kể từ khi chiến tranh bắt đầu và kéo dài liên tục tới nay.
Hiện nay UAV tự sát tầm xa, tàu không người lái tự sát trên biển, thực sự đã trở thành ác mộng với Quân đội Nga. Tuy nhiên, để UAV hay tàu không người lái tự sát tấn công, phải biết mục tiêu đó nằm chính xác ở đâu? Mà việc này không thể tách rời khỏi thông tin tình báo do châu Âu và Mỹ cung cấp, đặc biệt là Mỹ.
Hiện nay UAV tự sát tầm xa, tàu không người lái tự sát trên biển, thực sự đã trở thành ác mộng với Quân đội Nga. Tuy nhiên, để UAV hay tàu không người lái tự sát tấn công, phải biết mục tiêu đó nằm chính xác ở đâu? Mà việc này không thể tách rời khỏi thông tin tình báo do châu Âu và Mỹ cung cấp, đặc biệt là Mỹ.
Nếu Ukraine không biết mục tiêu quân sự của Nga ở đâu, thì làm sao họ có thể tiến hành tấn công chống lại các mục tiêu của Nga? Vì vậy, sở dĩ Nga chiến đấu sa lầy như vậy trong xung đột Nga-Ukraine, không phải vì quân đội Nga thực sự bị yếu, mà vì nhiều nguyên nhân phức tạp. (Nguồn ảnh: Topwar, Ukrinform, CNN).
Nếu Ukraine không biết mục tiêu quân sự của Nga ở đâu, thì làm sao họ có thể tiến hành tấn công chống lại các mục tiêu của Nga? Vì vậy, sở dĩ Nga chiến đấu sa lầy như vậy trong xung đột Nga-Ukraine, không phải vì quân đội Nga thực sự bị yếu, mà vì nhiều nguyên nhân phức tạp. (Nguồn ảnh: Topwar, Ukrinform, CNN).

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.