Tại sao Hà Nội trải qua những ngày “nóng phát điên“?

2 ngày liên tiếp vừa qua, nắng nóng làm nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền Bắc liên tiếp phá kỷ lục nhiệt độ mùa hè 46 năm qua.

Tại sao Hà Nội trải qua những ngày “nóng phát điên“?
Tại Hà Nội, ngày 2/6 ở quận Hà Đông nắng nóng ghi nhận mốc chưa từng có là 41,5 độ C. Chiều qua, con số này đã đạt kỷ lục mới 42 độ. khi mức nhiệt cao nhất tại đây ghi nhận mới dừng ở 39,8 độ (năm 2008) và mức cao nhất tại Hà Nội nói chung mới dừng ở 40,4 độ (1971).
Điều đặc biệt, trong hầu hết các đợt nắng nóng, các tỉnh Tây Bắc Bộ hay Bắc Trung Bộ mới là "chảo lửa" thì lần này, thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ là những nơi nóng nhất.
Ông Lê Thanh Hải, Phó TGĐ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia giải thích, những lần trước, chủ yếu là áp thấp nóng phía Tây, nên trọng tâm nắng nóng thường đổ về các tỉnh Điện Biên, Sơn La và các huyện Tương Dương, Quỳ Hợp, Con Cuông (Nghệ An).
Tai sao Ha Noi trai qua nhung ngay "nong phat dien"?
Hiệu ứng bê tông, thiếu cây xanh trong thành phố là nguyên nhân khiến nắng nóng Hà Nội thêm "đổ lửa". Ảnh: aFamily 
Lần này sở dĩ có sự "bất thường" do một vùng áp thấp nóng hình thành ngay trên Bắc Bộ, tạo ra nắng nóng gay gắt.
"Trong đợt này, Hà Đông là điểm nóng nhất. Nhiệt độ quan trắc được lên tới 42 độ là vô tiền khoáng hậu", ông Hải nhận định.
Tuy nhiên ông Hải cho rằng, khi so sánh nhiệt độ phải có sự đồng nhất về môi trường. Tại trạm Hà Đông cách đây 20 năm là giữa cánh đồng, giờ xung quanh toàn nhà cao tầng nên nhiệt độ sẽ cao hơn do hiệu ứng đô thị.
Ông cho biết, ngay ở Hà Nội, nếu so nội thành với các vùng ven, ngoại ô cũng đã có thể chênh lệch từ 0,5-1 độ C do trong thành phố nhiều nhà bê tông, mặt đường nhựa, ít cây xanh.
Nếu so với các vùng núi cao như Ba Vì hay những khu vực có nhiều hồ nước lẫn cây xanh thì nhiệt độ tại đây có thể thấp hơn nội thị từ 2-3 độ C.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, nguyên của đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt này là do tác động của vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng gió phơn (hay còn gọi là gió fơn, gió Lào) hoạt động mạnh.
Ngoài ra, do tác động của hiệu ứng bê tông, nhà kính, thiếu cây xanh trong thành phố mà sức nóng ở Hà Nội còn tăng thêm nhiều. Gạch, bê tông, đường nhựa... hấp thụ bức xạ Mặt trời rất tốt. Khi hấp thụ nhiệt, chúng sẽ nóng lên và toả lại nhiệt vào không khí.
Cùng với việc lưu thông không khí trong thành phố kém (do nhiều nhà cao tầng mọc lên) nên sẽ làm giảm sự phân tán nhiệt, khiến không khí vừa nóng lại khô hơn.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác nữa khiến Hà Nội phải chịu nắng nóng cực gay gắt là bởi nồng độ khí thải CO2 trong khí quyển không ngừng gia tăng. Nguyên nhân của điều này chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch, nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

Nắng nóng diện rộng quay lại tấn công miền Bắc

(Kiến Thức) - Nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra ở Hà Nội và khu vực các tỉnh Bắc Bộ, với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ C.

Nắng nóng diện rộng quay lại tấn công miền Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 17/7, nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra trên khu vực các tỉnh Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ C. Khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 39 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-17h.

Hà Nội tiếp tục có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trong ngày 35-38 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C xảy ra trong khoảng 11-17h.

Ảnh: Sài Gòn vẫn nắng nóng như đổ lửa dù đã cuối năm

(Kiến Thức) - Dù đã sắp bước sang tháng cuối năm nhưng thời tiết ở Sài Gòn những ngày qua vẫn trong tình trạng nắng nóng gay gắt như đổ lửa, kéo dài suốt cả ngày.

Ảnh: Sài Gòn vẫn nắng nóng như đổ lửa dù đã cuối năm
Trưa 20/11, dù đang trong thời điểm sắp bước sang tháng cuối năm, Nam bộ vào giai đoạn chuyển mùa, không phải thời điểm nắng nóng nhưng thời tiết ở Sài Gòn vẫn nắng nóng gay gắt như đổ lửa.
 Trưa 20/11, dù đang trong thời điểm sắp bước sang tháng cuối năm, Nam bộ vào giai đoạn chuyển mùa, không phải thời điểm nắng nóng nhưng thời tiết ở Sài Gòn vẫn nắng nóng gay gắt như đổ lửa.

Ảnh: Người Hà Nội vật vã dưới nắng nóng 40 độ mưu sinh

(Kiến Thức) - Dưới tiết trời nắng nóng gay gắt hơn 40 độ C ngoài trời, nhiều người lao động vẫn phải vật lộn, cháy da cháy thịt để mưu sinh ở Hà Nội.

Ảnh: Người Hà Nội vật vã dưới nắng nóng 40 độ mưu sinh
Anh: Nguoi Ha Noi vat va duoi nang nong 40 do muu sinh
 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ ngày 2/6 đến 5/6, vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng gió phơn hoạt động mạnh nên nắng nóng gay gắt tiếp tục diễn ra ở Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Tại Hà Nội, nhiệt độ chạm ngưỡng 40 độ C.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.