Tại sao chiến đấu cơ thế hệ 5 lại cần đến siêu động cơ?

(VietnamDaily) - Sự ra đời của F-22 và Su-35 làm dấy lên cuộc chạy đua máy bay giữa các cường quốc bởi chúng sở hữu nhiều tính năng ưu việt như tàng hình tốt, hỏa lực mạnh, tự động hóa cao và khả năng siêu cơ động linh hoạt.
 

Hiện nay, để đạt được tốc độ siêu thanh, các máy bay chiến đấu thế hệ 5 chủ yếu được trang bị công nghệ kết hợp giữa động cơ cánh quạt phản lực và động cơ lực đẩy vecto.
Theo đó, đối với F-22 của Mỹ, đây là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa động cơ cánh quạt phản lực và động cơ lực đẩy vecto. Động cơ lực đẩy vecto là loại động cơ hiện đại nhất hiện nay, cho phép máy bay giữ độ ổn định trong mọi điều kiện tác chiến. Ngay cả khi F-22 bay với vận tốc cực thấp (khoảng 74km/h) nhưng vẫn bảo đảm F-22 bay ổn định cao khi thực hiện kỹ thuật bổ nhào xuống mặt đất. 
Tai sao chien dau co the he 5 lai can den sieu dong co?
 Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia 

Lý do được giải thích như sau: 

Thứ nhất, nâng cao năng lực tấn công tầm gần và hiệu suất chiến đấu. Tác chiến ở cự ly gần cho phép máy bay tăng góc đổi hướng một cách nhanh chóng để giành thế chủ động trong cả phòng thủ và tấn công. Các máy bay có tính năng siêu cơ động hiện nay cho phép thay đổi một góc từ 40 - 50 độ/giây để nhanh chóng giành thế chủ động tiêu diệt đối phương khi cận chiến. 
Thứ hai, với vận tốc cận âm, các máy bay có thể thay đổi quỹ đạo bay một cách nhanh chóng, mở rộng phạm vi hoạt động. Tính năng siêu cơ động cho phép máy bay không những thay đổi quỹ đạo bay, trần bay một cách nhanh chóng mà còn có thể đột ngột tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ xuống mức tối đa để tiến hành quan sát thực tế chiến trường, xác định các tham số… Như vậy, phạm vi không chiến trong tương lai sẽ phát triển theo hai hướng là độ cao và tốc độ, từ đó mở rộng phạm vi tác chiến. 
Tai sao chien dau co the he 5 lai can den sieu dong co?-Hinh-2
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Ảnh: Wikipedia  
Thứ banâng cao hiệu quả chiến thuật tác chiến trên không. Trước đây, khi muốn phòng tránh hỏa lực của đối phương, máy bay phải ngoặc gấp hoặc giảm tốc độ đột ngột xuống mức thấp nhất để máy bay của đối phương vượt qua. Từ đó chuyển từ trạng thái bị tấn công sang trạng thái tấn công lại đối phương.
Thứ tư,  hạn chế tiêu hao thể lực cho phi công, nâng cao hiệu suất chiến đấu. Trong tác chiến đường không trước đây, một máy bay chiến đấu thông thường phải chịu quá tải 6-8g để thoát khỏi sự đeo bám của máy bay đối phương. Điều này khiến thể lực của phi công ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến giảm hiệu quả chiến đấu.
Tuy nhiên, với tính năng siêu cơ động như hiện nay, máy bay chỉ chịu chỉ số quá tải 2g để thoát khỏi sự đeo bám của máy bay đối phương. Như vậy, thể lực của phi công không bị giảm nhiều đồng thời nâng cao hiệu qủa tác chiến.
Trong tác chiến đường không hiện nay, chiến thuật tác chiến giành thế chủ động này vẫn phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, với các máy bay có tính năng siêu cơ động, chiến thuật này còn mang lại hiệu quả chiến đấu cao hơn rất nhiều.
Nguyên nhân là vì, tính năng siêu cơ động sẽ giúp các máy bay ngoặt gấp nhanh hơn đồng thời góc ngoặt cũng lớn hơn trước đây rất nhiều, từ đó phòng tránh được hỏa lực của đối phương. Ngoài ra, thiết kế khí động học đặc biệt cho phép các máy bay chiến đấu hiện đại hiện nay đột ngột giảm tốc độ, thậm chí bằng 0. Từ đó giúp phi công thay đổi trạng thái chiến đấu một cách nhanh chóng khi tác chiến.
Tai sao chien dau co the he 5 lai can den sieu dong co?-Hinh-3
 Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia 
Thứ năm, nhanh chóng thoát khỏi tầm bắn của tên lửa không đối không của đối phương. Hiện nay, các tên lửa không đối không sử dụng 3 phương thức dẫn đường là dẫn đường bằng ra đa, dẫn đường bằng hồng ngoại và dẫn đường bằng phương thức kết hợp. Đối với tên lửa không đối không dẫn đường bằng ra đa, máy bay có tính năng siêu cơ động sẽ đột ngột giảm tốc độ làm cho hệ thống ra đa đối phương không thể thu nhận các luồng bức xạ, qua đó không thể cung cấp thông tin dẫn đường cho tên lửa, đồng nghĩa với việc để mất mục tiêu.
Đối với tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại, máy bay có tính năng siêu cơ động sẽ đột ngột thu nhỏ buồng đốt phía đuôi. Điều này sẽ làm cho làm cho thiết bị cảm biến hồng ngoại trang bị trên tên lửa không đối không không thu được luồng bức xạ hồng ngoại, vì vậy sẽ bị mất mục tiêu, không còn khả năng tấn công.

Mời độc giả xem video: Chiến đấu cơ Su-35 phô diễn sức mạnh trên không. (nguồn Knight Flight Video)

BMW E30 3 Series phun lửa nhờ động cơ phản lực MIG-23

(Kiến Thức) - Một thợ máy người Nga đã làm nhiều người há hốc mồm với những sáng tạo điên rồ mà cực hấp dẫn với chiếc xe BMW E30 3 Series có thể phun lửa nhờ động cơ phản lực MIG-23.

Kể từ khi động cơ phản lực bắt đầu ra đời và giúp những chiếc máy bay có thể cất cánh một cách tốt đẹp, con người ta đã có những “ước mơ” về chuyện nhét động cơ máy bay vào ôtô.

Chân dung nữ cơ trưởng "thần kinh thép" hạ cánh máy bay nổ động cơ

Trong khoang hành khách, phía sau cơ trưởng Shults lúc đó, hành khách đã bắt đầu gửi đi tin nhắn vĩnh biệt người thân...

Cơ trưởng Tammie Jo Shults của hãng hàng không Southwest Airlines - Ảnh: AP.
 Cơ trưởng Tammie Jo Shults của hãng hàng không Southwest Airlines - Ảnh: AP.

Những mẫu máy bay tương lai ấn tượng nhất

Siêu phản lực Boom, Aerion AS2, Spike S-512...là những mẫu máy bay đại diện cho thời đại mới với nhiều công nghệ vượt bậc.

Nhung mau may bay tuong lai an tuong nhat
Siêu phản lực Boom: Siêu phản lực Boom được phát triển bởi công ty Denver giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ London đến New York xuống còn 3 giờ. So với máy bay chở khách siêu thanh Concorde, Boom nhanh và cũng yên tĩnh hơn 30 lần. Năm 2023, máy bay sẽ được thương mại với sức chứa 55 hành khách. 
Nhung mau may bay tuong lai an tuong nhat-Hinh-2
 Aerion AS2: Mẫu chuyên cơ 12 chỗ là kết quả hợp tác giữa Lockheed Martin, nhà sản xuất chiến đấu cơ F-35 và hãng Aerion với khả năng bay qua Đại Tây Dương trong 3 giờ. Tốc độ lên đến Mach 1.4, nhanh hơn 55% so với các dòng máy bay hiện hành. Động cơ của AS2 phát triển từ loại gắn trên chiến đấu cơ F-16 được phát triển bởi nhà sản xuất GE.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cận cảnh nhóm tác chiến tàu sân bay hùng hậu của Trung Quốc

Cận cảnh nhóm tác chiến tàu sân bay hùng hậu của Trung Quốc

(VietnamDaily) - Chưa đầy 10 năm xây dựng, Hải quân Trung Quốc cuối cùng đã lập được nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên với đội hình "hàng khủng" gồm nhiều tàu khu trục hiện đại, có tàu tiếp vận khổng lồ đủ sức duy trì khả năng hoạt động suốt nhiều tuần cho cả nhóm tác chiến.
Clip: Chiêm ngưỡng hệ thống laser chiến đấu Peresvet của Nga

Clip: Chiêm ngưỡng hệ thống laser chiến đấu Peresvet của Nga

Đoạn video cho thấy một đơn vị quân đội vận hành hệ thống laser chiến đấu Peresvet gắn trên khung gầm xe tải và một vài phương tiện hỗ trợ. Khi được triển khai, hệ thống này mở nắp đậy và để lộ một thiết bị có khả năng chiếu laser.
Giải mã sức hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân

Giải mã sức hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân

(VietnamDaily) - Nga và Mỹ là 2 quốc gia được cho là có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Vũ khí nguy hiểm này có sức hủy diệt khủng khiếp khi có thể cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người cũng như gây ảnh hưởng lâu dài cho con người.