Tại sao các nước EU không phát triển máy bay thế hệ 5?

Tại triển lãm hàng không Farnborough, nước Anh đã giới thiệu mô hình có kích thước tương đương mẫu máy bay mà khi hoàn thiện sẽ thuộc thế hệ thứ 6.
 

Việc Anh, Pháp và Đức chạy đua sản xuất máy bay thế hệ thứ 6 mà bỏ qua thế hệ 5 đều có lý do xuất phát từ tình hình thực tế.
Máy bay tương lai của Anh sẽ mang tên một dòng tiêm kích cũng của nước này sản xuất trong Thế chiến thứ Hai: Tempest (Bão táp).
Việc ra mắt mô hình chiếc Tempest này được tiến hành chỉ ít lâu sau khi Đức và Pháp công bố một dự án chung để sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 6. Như vậy các nước châu Âu đã có hai dự án sản xuất thế hệ máy bay này.
Anh sản xuất máy bay thế hệ 6.
 Anh sản xuất máy bay thế hệ 6.
Những đặc điểm của máy bay chiến đấu thế hệ 6
Cho đến nay chưa có quan niệm cụ thể thế nào là máy bay chiến đấu thế hệ 6, nhưng nhìn chung chúng có một số đặc điểm được cho là phải có. Đặc điểm chính của thế hệ máy bay này là có thể có hoặc không có người lái. Nghĩa là dòng máy bay tiêm kích này sẽ chủ yếu không có người lái.
Chuyên gia Denís Komarovski giải thích trên tờ Izvestia của Nga: những máy bay không người lái có một số lợi thế như sẽ nhẹ hơn, có thể tạo thành bầy đàn máy bay liên kết với nhau trong một mạng thông tin. Ví dụ, Nga đã nghiên cứu khả năng chế tạo máy bay chỉ huy chuyên kiểm soát một đàn máy bay không người lái.
Thế hệ máy bay mới cũng có khả năng bay trong hai môi trường: trong khí quyển và trong quỹ đạo Trái Đất. Máy bay sẽ được chế tạo bằng những vật liệu mới giúp giảm khả năng bị phát hiện bằng radar và hồng ngoại.
Một đặc tính nữa của chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 là sẽ sử dụng các loại vũ khí dựa trên “những nguyên lý mới”, như các vũ khí điện từ trường và vũ khí laser.
Tại sao các nước châu Âu tiến thẳng lên máy bay thế hệ 6?
Hiện tại, các máy bay chiến đấu hiện đại nhất được sản xuất ở châu Âu như Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale đều thuộc thế hệ thứ 4. Có hai lý do chính khiến Anh, Pháp và Đức phát triển máy bay thế hệ 6 mà không chế tạo máy bay thế hệ 5. Lý do thứ nhất: các nước này đã lựa chọn mua những tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ và như vậy họ không muốn có sự trùng lặp về thế hệ máy bay.
Lý do thứ hai là: kinh nghiệm phát triển máy bay Eurofighter cho thấy các chương trình phòng thủ của châu Âu không những tốn kém mà còn chậm được triển khai. Vì thế, nếu lao vào phát triển máy bay thế hệ thứ 5 thì khi hoàn thành dự án cũng là lúc Nga, Mỹ và Trung Quốc có thể đang thử nghiệm các tiêm kích thế hệ thứ 6 rồi.
Chiến đấu cơ Tempest sẽ như thế nào?
Nước Anh đã dự chi 2,6 tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển nhưng Tempest sẽ không thiết kế từ số 0. Tempest có nguồn gốc từ dự án Replica mà hãng BAE System phát triển trong các năm 1994 đến 1997. Nhưng hồi đó người ta đã hoãn chương trình này và chọn cách mua máy bay F-35 của Mỹ.
Vì thế, một số cơ sở của dự án trước kia sẽ được sử dụng để phát triển chiếc Tempest với sự tham gia của các hãng Rolls-Royce của Anh, Leonardo của Italy và liên doanh MBDA của các nước châu Âu.
Tempest sẽ có một động cơ đa nhiệm, một avionics (hệ thống điện-điện tử) sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự học hỏi, một buồng lái ảo hiển thị trên mũ phi công và có khả năng kiểm soát các máy bay không người lái.
Ban đầu, việc phát triển máy bay thế hệ 6 dự kiến được thực hiện trong sự hợp tác giữa Anh, Pháp và Đức. Nhưng một vài lý do, trong đó có vụ Anh rời khỏi EU, đã khiến Anh quyết định thực hiện dự án riêng của mình.
Dự kiến, chiếc tiêm kích thế hệ thứ 6 của Anh sẽ thay thế các máy bay Eurofighter Typhoon sau năm 2035.

Soi các chiến đấu cơ thế hệ 5 "khủng" nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm là bước tiến mới trong ngành chế tạo vũ khí với những công nghệ hiện đại nhất thế giới được áp dụng bên trong nó.

Soi cac chien dau co the he 5
 Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên trên thế giới chính là chiếc F-22 Raptor được Không quân Mỹ đưa vào biên chế từ tháng 12 năm 2005. Nguồn ảnh: Sputnik.
Soi cac chien dau co the he 5
 F-22 Raptor là chiến đấu cơ đa năng được chế tạo để thay thế cho chiếc F-15 Eagle đã lỗi thời, tổng cộng hiện tại có 187 chiếc F-22 đang phục trong biên chế Quân đội Mỹ. F-22 Raptor không được xuất khẩu ra nước ngoài và Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu loại máy bay này. Nguồn ảnh: Sputnik.

Bí ẩn số phận "thủy tổ" tiêm kích J-20 Trung Quốc

(Kiến Thức) - J-14 là chiếc chiến đấu cơ tàng hình vẫn đang nằm trong vòng bí ẩn của Trung Quốc, tính năng của nó được cho là tương tự như chiếc máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga.

So với một số chương trình chế tạo máy bay tàng hình đình đám khác của Trung Quốc như tiêm kích J-20 hay J-31 thì chiếc J-14 có vẻ lặng lẽ hơn, theo thiết kế thì J-14 sẽ là một chiến đấu cơ thế hệ 5 hạng nặng có thể được sử dụng với vai trò máy bay ném bom tiền tuyến.
Tỷ trọng vật liệu composite có khả năng hấp thụ sóng radar đã chiếm tới 36% khối lượng của chiếc J-14, giúp nó dễ dàng hơn trong việc qua mặt hệ thống trinh sát của đối phương. Bên cạnh đó, nhiều bộ phận được làm bằng hợp kim titan nhằm mục đích tăng độ bền khung thân và giúp giảm trọng lượng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới