Tại sao Ấn Độ chấp nhận mua vũ khí phương Tây giá "cắt cổ"?

Tại sao Ấn Độ chấp nhận mua vũ khí phương Tây giá "cắt cổ"?

(Kiến Thức) - Đằng sau mức giá tưởng chừng như quá vô lý khi Ấn Độ mua vũ khí của phương Tây, nhưng người Ấn Độ "có cái lý" của họ, khi chấp nhận mua vũ khí với giá "cắt cổ".

Ngày 12/6/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo, chính phủ nước này đã phê chuẩn thỏa thuận bán cho  Quân đội Ấn Độ thêm 6 máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache với tổng trị giá 930 triệu USD. Ảnh: Trực thăng AH-64E Apache mà Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: Sina
Ngày 12/6/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo, chính phủ nước này đã phê chuẩn thỏa thuận bán cho Quân đội Ấn Độ thêm 6 máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache với tổng trị giá 930 triệu USD. Ảnh: Trực thăng AH-64E Apache mà Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: Sina
Với đơn giá 930 triệu USD cho 6 chiếc AH-64E Apache (tương đương 155 triệu USD/chiếc) là một mức giá "trên trời", đắt gấp 3 lần các sản phẩm tương tự; phải chăng New Delhi đang gặp phải một chuyến đi buôn lỗ vốn khi quyết định làm ăn với người Mỹ. Ảnh: Trực thăng AH-64E Apache mà Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: Sina
Với đơn giá 930 triệu USD cho 6 chiếc AH-64E Apache (tương đương 155 triệu USD/chiếc) là một mức giá "trên trời", đắt gấp 3 lần các sản phẩm tương tự; phải chăng New Delhi đang gặp phải một chuyến đi buôn lỗ vốn khi quyết định làm ăn với người Mỹ. Ảnh: Trực thăng AH-64E Apache mà Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: Sina
Hiện nay trực thăng vũ trang Mi-28 và Ka-52 được Nga chào bán không quá 40 triệu USD/chiếc. Trong khi đó Ấn Độ phải chi ra tới 155 triệu cho một máy bay AH-64E, kể cả khi trừ chi phí dành cho phụ tùng, đạn dược thì vẫn còn tới trên 100 triệu USD, như vậy là quá đắt. Ảnh: Thử nghiệm trực thăng AH-64E Apache cho khách hàng Ấn Độ - Nguồn: Sina
Hiện nay trực thăng vũ trang Mi-28 và Ka-52 được Nga chào bán không quá 40 triệu USD/chiếc. Trong khi đó Ấn Độ phải chi ra tới 155 triệu cho một máy bay AH-64E, kể cả khi trừ chi phí dành cho phụ tùng, đạn dược thì vẫn còn tới trên 100 triệu USD, như vậy là quá đắt. Ảnh: Thử nghiệm trực thăng AH-64E Apache cho khách hàng Ấn Độ - Nguồn: Sina
Mức giá này còn tỏ ra bất hợp lý hơn khi trước đó New Delhi đã ký hợp đồng mua 22 máy bay cùng loại, tức là họ không phải đầu tư thêm tiền cho cơ sở đảm bảo hậu cần - kỹ thuật dưới mặt đất nữa. Ảnh: Bàn giao trực thăng AH-64 Apache tại nhà máy của Tập đoàn Boeing ở Mesa, Arizona ngày 10/5/2019 cho Ấn Độ - Nguồn: Boeing
Mức giá này còn tỏ ra bất hợp lý hơn khi trước đó New Delhi đã ký hợp đồng mua 22 máy bay cùng loại, tức là họ không phải đầu tư thêm tiền cho cơ sở đảm bảo hậu cần - kỹ thuật dưới mặt đất nữa. Ảnh: Bàn giao trực thăng AH-64 Apache tại nhà máy của Tập đoàn Boeing ở Mesa, Arizona ngày 10/5/2019 cho Ấn Độ - Nguồn: Boeing
Mặc dù không thể phủ nhận tính năng của trực thăng AH-64E là rất tiên tiến, tuy nhiên nó không quá vượt trội Mi-28, Ka-52 của Nga, hay thậm chí là WZ-10 của Trung Quốc đến mức yêu cầu Ấn Độ phải bỏ ra khoản tiền lớn như trên. Ảnh: Bàn giao trực thăng AH-64 Apache Ấn Độ - Nguồn: Boeing
Mặc dù không thể phủ nhận tính năng của trực thăng AH-64E là rất tiên tiến, tuy nhiên nó không quá vượt trội Mi-28, Ka-52 của Nga, hay thậm chí là WZ-10 của Trung Quốc đến mức yêu cầu Ấn Độ phải bỏ ra khoản tiền lớn như trên. Ảnh: Bàn giao trực thăng AH-64 Apache Ấn Độ - Nguồn: Boeing
Còn trong thương vụ mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, người Ấn phải trả 218 triệu Euro một chiếc (tương đương 240 triệu USD). Đây là cái giá cực kỳ đắt đỏ, kể cả so với chiến đấu cơ thế hệ năm như F-35. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale Ấn Độ mua của Pháp- Nguồn: Pinterest.
Còn trong thương vụ mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, người Ấn phải trả 218 triệu Euro một chiếc (tương đương 240 triệu USD). Đây là cái giá cực kỳ đắt đỏ, kể cả so với chiến đấu cơ thế hệ năm như F-35. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale Ấn Độ mua của Pháp- Nguồn: Pinterest.
Cần phải nhấn mạnh thêm, Rafale là chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 4++, mức giá thông thường của loại máy bay này được các nước chào bán chỉ thường dưới 100 triệu USD/chiếc, không quá 150 triệu USD/chiếc khi bao gồm toàn bộ các chi phí phụ khác như vũ khí, phụ tùng, đào tạo nhân lực,... Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ - Nguồn: Pinterest.
Cần phải nhấn mạnh thêm, Rafale là chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 4++, mức giá thông thường của loại máy bay này được các nước chào bán chỉ thường dưới 100 triệu USD/chiếc, không quá 150 triệu USD/chiếc khi bao gồm toàn bộ các chi phí phụ khác như vũ khí, phụ tùng, đào tạo nhân lực,... Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ - Nguồn: Pinterest.
Cũng cần phải nói thêm, Ấn Độ là một trong số ít những quốc gia trên thế giới không bị giới hạn bởi lệnh hạn chế vũ khí Nga do Mỹ ban hành. Theo đó, Ấn Độ hoàn toàn có thể lựa chọn tiêm kích Nga với cái giá rẻ hơn Rafale rất nhiều. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale - Nguồn: Pinterest.
Cũng cần phải nói thêm, Ấn Độ là một trong số ít những quốc gia trên thế giới không bị giới hạn bởi lệnh hạn chế vũ khí Nga do Mỹ ban hành. Theo đó, Ấn Độ hoàn toàn có thể lựa chọn tiêm kích Nga với cái giá rẻ hơn Rafale rất nhiều. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale - Nguồn: Pinterest.
Gần đây nhất là thương vụ mua UAV MQ-9B của New Delhi, khi lãnh đạo nước này quyết định mua 30 chiếc UAV này với tổng trị giá 3 tỷ USD, bình quân là 100 triệu USD/chiếc; mức giá một chiếc UAV MQ-9B mà Ấn Độ mua còn đắt hơn giá một chiếc Su-35 thế hệ 4++ của Nga.
Gần đây nhất là thương vụ mua UAV MQ-9B của New Delhi, khi lãnh đạo nước này quyết định mua 30 chiếc UAV này với tổng trị giá 3 tỷ USD, bình quân là 100 triệu USD/chiếc; mức giá một chiếc UAV MQ-9B mà Ấn Độ mua còn đắt hơn giá một chiếc Su-35 thế hệ 4++ của Nga.
Trong khi đó UAV MQ-9B ngoài chức năng trinh sát, còn có thể đảm nhiệm chức năng chiến đấu; nhưng đối thủ chính của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan đều sở hữu lực lượng phòng không rất mạnh; khi có tình huống xung đột, những chiếc UAV MQ-9B chỉ là mục tiêu bắn tập của phòng không Trung Quốc và Pakistan.
Trong khi đó UAV MQ-9B ngoài chức năng trinh sát, còn có thể đảm nhiệm chức năng chiến đấu; nhưng đối thủ chính của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan đều sở hữu lực lượng phòng không rất mạnh; khi có tình huống xung đột, những chiếc UAV MQ-9B chỉ là mục tiêu bắn tập của phòng không Trung Quốc và Pakistan.
Vậy bí ẩn nào đang được che giấu phía sau, có thực sự là New Delhi đang vướng phải một "cục xương" khó nuốt? Một điều cần phải lưu ý, trong các hợp đồng mua sắm vũ khí giá trị lớn của Ấn Độ, họ luôn yêu cầu đối tác cung cấp công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật giúp sản xuất sản phẩm tại chỗ, theo đúng định hướng của chương trình "Make in India". Ảnh: Trực thăng AH-64 của Ấn Độ - Nguồn: PTI
Vậy bí ẩn nào đang được che giấu phía sau, có thực sự là New Delhi đang vướng phải một "cục xương" khó nuốt? Một điều cần phải lưu ý, trong các hợp đồng mua sắm vũ khí giá trị lớn của Ấn Độ, họ luôn yêu cầu đối tác cung cấp công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật giúp sản xuất sản phẩm tại chỗ, theo đúng định hướng của chương trình "Make in India". Ảnh: Trực thăng AH-64 của Ấn Độ - Nguồn: PTI
Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao người Mỹ và Pháp lại tự tin chào bán vũ khí với đơn giá khủng khiếp như trên, khi họ đồng ý đưa vào hợp đồng điều khoản mà quốc gia Nam Á không thể từ chối, đó là xây dựng một nhà máy lắp ráp và sản xuất linh kiện tại Ấn Độ. Ảnh: Phi công Ấn Độ huấn luyện với Rafale - Nguồn: PTI
Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao người Mỹ và Pháp lại tự tin chào bán vũ khí với đơn giá khủng khiếp như trên, khi họ đồng ý đưa vào hợp đồng điều khoản mà quốc gia Nam Á không thể từ chối, đó là xây dựng một nhà máy lắp ráp và sản xuất linh kiện tại Ấn Độ. Ảnh: Phi công Ấn Độ huấn luyện với Rafale - Nguồn: PTI
Ưu đãi này được xem là chưa từng có, vì trực thăng AH-64E Apache, UAV MQ-9B hay chiến đấu cơ Rafale là những vũ khí tối tân hàng đầu của phương Tây, chứa nhiều hàm lượng công nghệ cực cao, không thể dễ dàng cung cấp cho đồng minh, kể cả đó là đối tác quan trọng như Ấn Độ. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale - Nguồn: Topwar
Ưu đãi này được xem là chưa từng có, vì trực thăng AH-64E Apache, UAV MQ-9B hay chiến đấu cơ Rafale là những vũ khí tối tân hàng đầu của phương Tây, chứa nhiều hàm lượng công nghệ cực cao, không thể dễ dàng cung cấp cho đồng minh, kể cả đó là đối tác quan trọng như Ấn Độ. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale - Nguồn: Topwar
Tuy rằng có thể bị coi là "vung tay quá trán", nhưng kinh nghiệm từ các chương trình vũ khí thất bại của Ấn Độ cho thấy, mang tiền đi mua giá cao nhiều khi còn hiệu quả hơn so với đổ cả núi tiền cho công tác nghiên cứu mà chẳng đi tới đâu, đặc biệt khi bài học tiêm kích Tejas hay xe tăng Arjun vẫn hiển hiện trước mắt. Ảnh: "Cục nợ" Tejas sau hơn 40 năm vẫn chưa hoàn thiện - Nguồn: PTI
Tuy rằng có thể bị coi là "vung tay quá trán", nhưng kinh nghiệm từ các chương trình vũ khí thất bại của Ấn Độ cho thấy, mang tiền đi mua giá cao nhiều khi còn hiệu quả hơn so với đổ cả núi tiền cho công tác nghiên cứu mà chẳng đi tới đâu, đặc biệt khi bài học tiêm kích Tejas hay xe tăng Arjun vẫn hiển hiện trước mắt. Ảnh: "Cục nợ" Tejas sau hơn 40 năm vẫn chưa hoàn thiện - Nguồn: PTI
Video Quân đội Ấn Độ thể hiện sức mạnh - Nguồn: Military Power

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.