Tai nạn đường cao tốc: Đừng để người chết thay cây!

(Kiến Thức) - Bộ GTVT vẫn chưa có quy định chi tiết về Quản lý-Khai thác và Bảo trì đường cao tốc. Doanh nghiệp quản lý đường cao tốc phải tự xây dựng quy định riêng cho mình!

Đường cao tốc "lọt sổ" quy định?

Cuối năm 2013, Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về Quản lý-Khai thác và Bảo trì (QL-KT-BT) công trình đường bộ. Thông tư này chỉ đề cập chung chung mà không cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật trong quá trình duy tu, bảo dưỡng trên các tuyến đường cao tốc.

Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, quy định KT-BT từng tuyến cao tốc hiện nay (như đường cao tốc TP HCM - Trung Lương) cũng chỉ nêu: "Người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc phải "có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng thì được đi lại trên đường cao tốc nhưng không gây ảnh hưởng, cản trở giao thông". Quy định này hoàn toàn không có quy định về tốc độ của các phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, bảo dưỡng!
Hiện trường vụ TNGT thảm khốc làm 7 người thiệt mạng khi xe khách lao vào xe bồn tưới cây trên đường cao tốc TP HCM- Trung Lương.
Hiện trường vụ TNGT thảm khốc làm 7 người thiệt mạng khi xe khách lao vào xe bồn tưới cây trên đường cao tốc TP HCM- Trung Lương. 

Một doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc (không nêu tên) chia sẻ: "Theo tôi được biết, hiện Nghị định về quản lý KT-BT đường cao tốc đang được Bộ GTVT xây dựng. Trong khi đó, đến thời điểm này các quy định về QL-KT-BT với đường cao tốc về mặt kỹ thuật; các quy định chưa có chi tiết cụ thể..."

Theo doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc này thì "việc xe bồn khi tưới cây trên đường cao tốc phải chạy với tốc độ bao nhiêu, hệ thống cảnh báo, tín hiệu trên xe bồn phải như thế nào"... đều do doanh nghiệp tự xây dựng.

"Chúng tôi đang chờ Bộ GTVT có quy định cụ thể thực hiện trên đường cao tốc, chừng ấy doanh nghiệp mới có cơ sở đầu tư thiết bị hiện đại, thích hợp để phục vụ QL-KT- BT như các quốc gia khác đang làm", vị cán bộ Quản lý đường cao tốc Long Thanh - Dầu Giây chia sẻ.

Hiện nay, tất cả các tuyến đường cao tốc như: TP HCM - Trung Lương; TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Pháp Vân - Cầu Giẽ; Hà Nội- Lào Cai - Thái Nguyên đều thực hiện tưới cây xanh bằng xe bồn... và nguy cơ tai nạn thảm khốc là điều khó tránh khỏi khi phương tiện chạy với tốc độ nhanh gặp "xe bồn rùa" phía trước.

Xe bồn "cứu" cây xanh làm chết người?

"Vụ TNGT thảm khốc làm 7 người thiệt mạng do xe khách tông vào xe bồn đang tưới cây xanh trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương tôi cho rằng trách nhiệm trước tiên là của lái xe bồn và doanh nghiệp Quản lý đường cao tốc này. Họ đã cho xe chạy chậm (20km/h) trên làn đường 100km/h trong khi luật đã quy định tất cả các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc không di chuyển chậm, phải đảm bảo tốc độ lưu thông!", PGS-TS Nguyễn Quang Toản của Đại học GTVT Hà Nội nhận định.
PGS-TS Nguyễn Quang Toản, Đại học GTVT Hà Nội cho rằng: "Vụ tai nạn này trách nhiệm trước tiên là tài xế xe bồn và DN Quản lý đường cao tốc vì họ đã cho xe chạy chậm vào làn đường quy định 100km/h".
PGS-TS Nguyễn Quang Toản, Đại học GTVT Hà Nội cho rằng: "Vụ tai nạn này trách nhiệm trước tiên là tài xế xe bồn và DN Quản lý đường cao tốc vì họ đã cho xe chạy chậm vào làn đường quy định 100km/h". 

Vị Phó giáo sư cho biết thêm: "Khi thực hiện bảo dưỡng, bảo trì trên đường cao tốc phải đóng đường để bảo đảm tuyệt đối ATGT hoặc phải có biện pháp cảnh báo tín hiệu từ xa và nhắc lại nhiều lần để bất cứ giá nào, lái xe cũng phát hiện để chuyển làn. Nếu không có những quy định chặt chẽ thì tai nạn sẽ tiếp tục xảy ra và rất thảm khốc vì xe chạy trên đường cao tốc với tốc độ cao".

Ông Nguyễn Văn Thành, Cục phó Cục Quản lý Đường bộ 4 (đơn vị quản lý duy tu đường cao tốc Bộ GTVT) cho biết: "Do trên đường cao tốc không nhiều cây xanh nên đã sử dụng xe bồn tưới nước. Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định khi xe tưới nước chạy 20km/h; trên xe có gắn 2 đèn chớp vàng và có công nhân phất cờ hướng dẫn".

Tuy nhiên, sau vụ tai nạn trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Cục Quản lý đường bộ 4 đã rút kinh nghiệm đồng thời báo cáo đề xuất Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

"Nếu được chúng tôi sẽ thực hiện ngay", ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định.

Ông Phạm Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết: "Hiện tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây vừa đưa vào sử dụng 20km đầu và dự kiến năm 2015 sẽ hoàn thành toàn tuyến đang sử dụng thiết kế cũ dùng xe bồn tưới nước cây xanh. Tuy nhiên, sau vụ tai nạn vừa rồi trên cao tốc TP HCM - Trung Lương, đơn vị sẽ điều chỉnh lắp đặt hệ thống tưới nước cây xanh bằng hệ thống tự động".

Theo thiết kế cũ, tuyến cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây cũng thực hiện tưới nước cây xanh bằng xe bồn. Tuy nhiên, sau vụ tai nạn trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.
Theo thiết kế cũ, tuyến cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây cũng thực hiện tưới nước cây xanh bằng xe bồn. Tuy nhiên, sau vụ tai nạn trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. 

Liên quan đến vụ TNGT thảm khốc, mới đây cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết: "Qua giám định thiết bị định vị hành trình của xe khách Thảo Châu (do tài xế Trần Thanh Phong điều khiển và đã tử vong cùng 6 nạn nhân khác), vào thời điểm xảy ra tai nạn, xe khách di chuyển với tốc độ 92km/h".

"Trong khi chờ kết quả của CQĐT, tôi không dám đưa ra nhận xét gì và đã cố hết sức chia sẻ, hỗ trợ cho những nạn nhân và gia đình gặp nạn. Tuy nhiên, tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ việc xe bồn tưới nước trên làn đường tốc độ 100km/h mà chạy chỉ 20km/h thì có hợp lý hay không", ông Võ Văn Bá, chủ xe khách Thảo Châu chia sẻ.
Chủ doanh nghiệp vận tải Thảo Châu (đơn vị có xe xảy ra tai nạn) mong muốn CQĐT làm rõ việc xe bồn tưới nước trên làn đường tốc độ 100km/h mà chạy chỉ 20km/h thì có hợp lý?
 Chủ doanh nghiệp vận tải Thảo Châu (đơn vị có xe xảy ra tai nạn) mong muốn CQĐT làm rõ việc xe bồn tưới nước trên làn đường tốc độ 100km/h mà chạy chỉ 20km/h thì có hợp lý?

Bà Nguyễn Hồng Lan, một người dân sống gần đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai) góp ý: "Ngày nào cũng thấy xe bồn chạy rì rì tưới cây xanh trong khi tốc độ phương tiện lao đến chóng mặt cứ lo thảm nạn xảy ra. Tôi mong các ngành chức năng hãy nhanh chóng thay đổi phương án chăm sóc cây xanh, bão dưỡng đường chứ đừng để cứu cây xanh mà gây chết người như thế".

Sau vụ TNGT thảm khốc trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UB ATGT Quốc gia đã có công điện chỉ đạo làm rõ nguyên nhận vụ tai nạn. Đồng thời rút kinh nghiệm đề ra các biện pháp khắc phục, ngăn chặn những tai nạn tương tự xảy ra.

TNGT thảm khốc đường cao tốc: Xe tưới cây sai phạm?

(Kiến Thức) - Dù các bác sĩ đã cố cứu chữa nhưng do chấn thương quá nặng nên thêm 2 nạn nhân tử vong sau vụ TNGT trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương.

Trong số 7 nạn nhân tử vong, ngoài 3 người chết tại chỗ là tài xế Trần Thanh Phong (35 tuổi, quê tỉnh Bến Tre), một bé trai hơn 10 tuổi và ông Loreal Jean-Jacques (64 tuổi), 4 nạn nhân khác tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy là bà Boussiron Loreal Nicole (60 tuổi, vợ ông Jacques, cùng quốc tịch Pháp), ông Trần Văn Hải (71 tuổi) và 2 nạn nhân chưa xác định danh tính (nam, cùng độ tuổi trên 30).

Dù các bác sĩ BV Chợ Rẫy tích cực cứu chữa, thêm 2 nạn nhân bị thương nặng sau vụ tai nạn đã không qua khỏi; nâng số nạn nhân tử vong lên 7 người.
Dù các bác sĩ BV Chợ Rẫy tích cực cứu chữa, thêm 2 nạn nhân bị thương nặng sau vụ tai nạn đã không qua khỏi; nâng số nạn nhân tử vong lên 7 người. 
Bà Thắm, chủ khách sạn ở huyện Chân Thành, tỉnh Bến Tre bùi ngùi kể lại: "Hai vợ chồng người Pháp đến Việt Nam du lịch và khi về thăm miền Tây đã nghỉ lại khách sạn của tôi nhiều ngày. Lúc về lại Sài Gòn để thứ sáu về nước, họ nhờ tôi đặt vé xe khách Thảo Châu đi chuyến 9h. Họ hứa sẽ trở lại thăm Việt Nam vì yêu đất nước này. Giờ thì vĩnh viễn họ sẽ không bao giờ đến nữa!'

Theo tường trình với CQĐT, ông Võ Văn Bá, Giám đốc hãng xe Thảo Châu, lúc sáng khi tài xế Trần Thanh Phong đến nhận xe để chạy, ông thấy tài xế có tâm trạng buồn, nét mặt thẫn thờ nhưng không ngờ khi xe chỉ chạy hơn nửa giờ thì xảy ra tai nạn thảm khốc.
Hiện trường vụ TNGT thảm khốc.
Hiện trường vụ TNGT thảm khốc. 

BT Vũ Luận: 100 tỷ biên soạn SGK, PGS Văn Như Cương: chỉ 35 tỷ!

(Kiến Thức) - Trong số hơn 34.000 tỷ đồng, theo Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng biên soạn SGK. Thế nhưng, PGS Văn Như Cương chỉ 35 tỷ đồng là đủ.

Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã trả lời về con số 34.275 tỷ đồng được cho là kinh phí để đổi mới chương trình, SGK phổ thông mà dư luận đang rất quan tâm.
"Con số 34.275 tỷ đồng, sau khi tìm hiểu, thì chúng tôi được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình và SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT, việc đại diện của Bộ GD-ĐT nhắc đi nhắc lại con số hơn 34.000 tỷ đồng này trong cuộc họp của UBVTQH và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT là một sai sót, sơ xuất đáng tiếc và khẳng định, khi đại diện của Bộ trình bày Tờ trình và hồ sơ gửi sang UBTVQH không có con số này. Để xảy ra sơ xuất này thì trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. "Chúng tôi xin nhận trách nhiệm này", ông Phạm Vũ Luận nói.
Tuy nhiên, đặt vấn đề về nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng biên soạn chương trình, SGK, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội):
- Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là Đề án đổi mới chương trình - SGK với chi phí ngân sách dự kiến là 34.275 tỷ đồng. Dự kiến dự thảo nghị quyết và đề án được Quốc hội xem xét thông qua ngay tại kỳ họp tháng 5 tới đây. Ông đánh giá thế nào về đề án này, thưa PGS Văn Như Cương? 
Khi tôi nghe về đề án này thì tôi thấy rất lạ. Vừa mới đây, Quốc hội đã thông qua Đề án chiến lược về đổi mới toàn diện nền giáo dục, giờ này đưa ra đề án đổi mới chương trình - SGK thì không hiểu là để làm gì, mục đích ra sao. Hơn nữa, nghe từ các nguồn thông tin thì rõ ràng đề án này không đưa ra được các con số chi tiết cụ thể như thế nào. Trước đây, Đề án Đổi mới toàn diện nền giáo dục cũng phải xem xét đi xem xét lại mới thông qua được vì nó quá sơ sài. Đến giờ lại đưa ra đề án này, không hiểu Bộ GD&ĐT vội vàng cái gì mà làm gì cũng sơ sài, đại khái, qua loa như vậy. 
- Nhiều người tỏ ra rất ngỡ ngàng bởi đây là một số tiền quá lớn cho việc xây dựng chương trình, SGK. Đã từng tham gia viết SGK, ông thấy thế nào?
Hơn 34 nghìn tỷ đồng, một con số không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thấy trong báo cáo của Bộ GD&ĐT là số tiền đó chi vào các khoản gì cụ thể cả. Trong khi đáng lẽ ra khi đề xuất số tiền đó phải nói rõ chi cho xây dựng chương trình là bao nhiêu, SGK là bao nhiêu, tổ chức nhân sự làm thế nào, thẩm định, dạy thử, biên tập, thậm chí là đi tập huấn nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài ra sao, tuyên truyền... Tôi không thấy những cái đó. Còn với tư cách là người đã từng viết SGK, tôi có thể khẳng định, đảm bảo rằng chỉ cần 35 tỷ đồng là xong luôn. Tôi nhắc lại là 35 tỷ đồng, tôi có thể tổ chức viết lại toàn bộ SGK.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội).
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội). 
- Ông dựa trên tính toán nào để đưa ra con số 35 tỷ đồng này?
Ngày xưa khi tôi tham gia viết sách, ví dụ là sách Toán lớp 12. Chương trình có 100 tiết học thì tiền để chi cho tác giả hồi đó là 300.000 - 400.000đ/tiết. Giờ giá cả tăng lên, tôi giả sử đến 1 triệu đồng/tiết thì để viết xong SGK Toán lớp 12 chỉ cần chi 100 triệu đồng. Nhân với 12 lớp thì cứ cho là đến hẳn 3 tỷ đồng đi. Nhân tiếp với 11 môn học nữa thì cũng chỉ khoảng 35 tỷ đồng. Nghĩa là nó chỉ bằng một phần nghìn số tiền mà dự án đưa ra. Thế thì còn 999/nghìn kia thì dùng để làm gì? Phải chăng là dùng để thẩm định xem cái nội dung đã viết kia có ổn hay không?
- Một bộ SGK thường có tuổi thọ bao lâu ạ?
Thế giới họ sử dụng các bộ SGK thường chỉ trong khoảng 7 - 8 năm là sẽ thay. 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, khi xây dựng đề án, Bộ dự trù kinh phí 34.275 tỷ đồng bao gồm thực hiện công việc đổi mới chương trình, SGK, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý gồm cả kinh phí tuyên truyền về đổi mới chương trình và SGK, đó là chưa kể đến tiền xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị ở những trường còn thiếu...

Công an bị tố bắn người trọng thương: Bộ Công an vào cuộc

(Kiến Thức) - Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Công an tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, xử lý thông tin về việc công an bị tố vô cớ bắn người trọng thương xảy ra tại tỉnh này.

Liên quan đến vụ việc công an bị tố vô cớ bắn người trọng thương, sau khi đọc bài phản ánh trên báo điện tử Kiến Thức, Văn phòng Bộ Công an đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên đề nghị công an tỉnh này chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới