Syria bác bỏ “bằng chứng” của Mỹ về vũ khí hóa học

Chính quyền Syria ngày 31/8 đã lên án việc tình báo Mỹ kết luận rằng Damascus sử dụng vũ khí hóa học giết chết gần 1.500 người là "hoàn toàn bịa đặt".

Syria bác bỏ “bằng chứng” của Mỹ về vũ khí hóa học
Thứ trưởng Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad, ngày 28/8 nói Mỹ, Anh và Pháp đã giúp "những kẻ khủng bố" sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Thứ trưởng Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad, ngày 28/8 nói Mỹ, Anh và Pháp đã giúp "những kẻ khủng bố" sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
"Những gì mà Mỹ mô tả là 'bằng chứng không thể chối cãi' là vô nghĩa, những gì mà những kẻ khủng bố tuyên truyền trong hơn một tuần qua là hoàn toàn bịa đặt," tuyên bố của Bộ Ngoại giao Syria phát trên truyền hình cho hay.
(Theo VOR, Thứ trưởng Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad, ngày 28/8 nói Mỹ, Anh và Pháp đã giúp "những kẻ khủng bố" sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Ông Faisal Mekdad cũng cho biết Syria đã cung cấp cho các thanh sát viên Liên Hợp Quốc những bằng chứng cho thấy quân đội chính phủ đã không sử dụng các chất độc).
Ngày 30/8, Mỹ đã công bố báo cáo do cơ quan tình báo thu thập, kết luận rằng chính quyền Syria đã tiến hành một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus tuần trước, giết chết 1429 người, trong đó có ít nhất 426 trẻ em.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng bản báo cáo đã thu thâp những bằng chứng từ hàng ngàn nguồn khác nhau và tình báo Mỹ có những bằng chứng có độ tin cậy cao rằng chế độ Syria phải chịu trách nhiệm ề vụ tấn công.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Syria đã bác bỏ bản báo cáo trên, cho rằng nó thu thập bằng chứng chủ yếu qua những tài liệu không đáng tin cậy trên mạng xã hội.
"Thật ngạc nhiên khi một siêu cường lại có thể hồ đồ dựa trên bằng bằng chứng không tồn tại. Thật khôi hài khi Mỹ hoạch định chính sách liên quan tới chiến tranh và hòa bình dựa vào mạng xã hội và những website."
Trong ngày 30/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã gặp các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu trong bối cảnh cánh cửa sắp được hé mở cho khả năng Mỹ trừng phạt Syria liên quan đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.
Một quan chức giấu tên cho biết ông Obama đang họp bàn với Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng.
Trong diễn biến liên quan, phát ngôn viên Liên hợp quốc Martin Nesirky thông báo trong ngày 30/8, Tổng thư ký Ban Ki-moon sẽ gặp các đại sứ của Vương quốc Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Hoa Kỳ - 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - để bàn về các diễn biến ở Syria.
Trong khi đó, theo một cuộc thăm dò ý kiến do hãng tin NBC tiến hành với 700 người cho thấy 50% người Mỹ cho rằng Tổng thống Obama không nên can thiệp quân sự vào Syria để đáp lại việc sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công được cho là do chế độ của Tổng thống Al-Assad tiến hành.
Theo đó, chỉ 42% người trả lời ủng hộ ông Obama tiến hành một hành động quân sự chống lại Syria, trong khi đó 50% người phản đối và 8% không chắc chắn. Số người trả lời đồng ý nhiều hơn khi được hỏi liệu họ có ủng hộ cho một các cuộc tấn công đường không hạn chế sử dụng lên lửa hành trình, được bắn đi từ các tàu Hải quân Mỹ nhằm phá hủy các phương tiện quân sự được sử dụng để tiến hành các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học (50% ủng hộ so với 44% phản đối).
Trong khi đó, tới 58% người được hỏi trả lời đồng ý rằng việc sử dụng vũ khí hóa học của bất kỳ quốc gia nào đều vi phạm “giới hạn đỏ” và đòi hỏi Mỹ phải có biện pháp đáp lại, trong đó có cả hành động quân sự.

Tấn công Syria: “Sứ mạng bất khả thi”?

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Obama bị thúc ép tấn công Syria, trong một cuộc chiến mà ông không muốn can dự, nếu không có sự hậu thuẫn của LHQ và NATO.

Tấn công Syria: “Sứ mạng bất khả thi”?
Một vụ nổ của tên lửa Tomahawk ở Libya.
Một vụ nổ của tên lửa Tomahawk ở Libya.

Thế giới phản đối can thiệp quân sự vào Syria

Dư luận thế giới tiếp tục nóng lên về khả năng can thiệp quân sự vào Syria, trong đó phần lớn dân chúng các nước phản đối phương Tây đánh Damascus.

Thế giới phản đối can thiệp quân sự vào Syria
Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Vilepin cũng cho rằng can thiệp quân sự vào chỉ cản trở việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Vilepin cũng cho rằng can thiệp quân sự vào chỉ cản trở việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.  
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận của Viện dư luận xã hội Pháp công bố ngày 28/8, đa số người dân Pháp phản đối việc nước này bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng Syria.

Mỹ không thể biện minh cho việc tấn công Syria

(Kiến Thức) - Mặc dù đang khua hồi trống trận chuẩn bị tấn công Syria, Mỹ vẫn chưa có trong tay những lý do thỏa đáng để biện minh cho hành động quân sự này.

Mỹ không thể biện minh cho việc tấn công Syria
Đã đến lúc Tổng thống Obama chứng tỏ thiện chí muốn có "một giải pháp hòa bình, bền vững" cho cuộc khủng hoảng Syria
Đã đến lúc Tổng thống Obama chứng tỏ thiện chí muốn có "một giải pháp hòa bình, bền vững" cho cuộc khủng hoảng Syria
Thứ nhất, đoàn thanh tra của Liên Hợp Quốc vẫn chưa đưa ra kết luận nào về cáo buộc bên nào sử dụng vũ khí hóa học, mặc dù Washington đã qui trách nhiệm cho chính phủ Syria mà không có bất kỳ chứng cớ nào hỗ trợ cáo buộc này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.