Mỹ không thể biện minh cho việc tấn công Syria

(Kiến Thức) - Mặc dù đang khua hồi trống trận chuẩn bị tấn công Syria, Mỹ vẫn chưa có trong tay những lý do thỏa đáng để biện minh cho hành động quân sự này.

Mỹ không thể biện minh cho việc tấn công Syria
Đã đến lúc Tổng thống Obama chứng tỏ thiện chí muốn có "một giải pháp hòa bình, bền vững" cho cuộc khủng hoảng Syria
Đã đến lúc Tổng thống Obama chứng tỏ thiện chí muốn có "một giải pháp hòa bình, bền vững" cho cuộc khủng hoảng Syria
Thứ nhất, đoàn thanh tra của Liên Hợp Quốc vẫn chưa đưa ra kết luận nào về cáo buộc bên nào sử dụng vũ khí hóa học, mặc dù Washington đã qui trách nhiệm cho chính phủ Syria mà không có bất kỳ chứng cớ nào hỗ trợ cáo buộc này.
Trước khi những phát hiện của Liên Hợp Quốc được công bố, mọi hành động quân sự do Mỹ cầm đầu sẽ không nhận được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Quan điểm chung của cả thế giới là Liên Hợp Quốc, chứ không phải là Mỹ, nên đóng vai trò hàng đầu trong việc điều hành phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng Syria, bởi vì LHQ mới là diễn đàn tốt nhất để thực hiện các phân tích khách quan nhất và có hành động thích hợp nhất.
Phớt lờ Liên Hợp Quốc để tấn công một nhà nước có chủ quyền không chỉ đi ngược lại những tiêu chuẩn quốc tế , mà còn tạo ra sự hỗn loạn và không phải là giải pháp lâu dài cho vấn đề Syria.
Lịch sử cho thấy Mỹ thường tấn công một nhà nước có chủ quyền mà không có sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc. Cuộc xâm chiếm Iraq là một ví dụ rõ ràng.
Câu hỏi thứ hai là Washington đang cố gắng đạt được điều gì thông qua tấn công quân sự ? Có vẻ như chính quyền Mỹ không có một mục tiêu rõ ràng .
Phải chăng để lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad? Washington đã trả lời là “không”. Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết những sự lựa chọn mà Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc không phải là nhằm “thay đổi chế độ”.
Trước đó, báo Washington Post đưa tin rằng Tổng thống Obama đang cân nhắc tiến hành một cuộc tấn công quân sự hạn chế vào các mục tiêu ở Syria, thông qua việc phóng tên lửa hành trình từ tàu chiến trên biển hoặc từ máy bay ném bom tầm xa. Sự can thiệp của nước ngoài dưới bất cứ hình thức nào sẽ chỉ làm trầm trọng thêm chứ không giúp chấm dứt cuộc xung đột Syria. Và thường dân Syria, những người mà phía Mỹ tuyên bố bảo vệ , có thể sẽ phải gánh chịu đau khổ mất mát nhiều nhất trong một cuộc nội chiến kéo dài.
Dạy Assad một bài học và để cho thấy rằng Mỹ không chỉ dọa suông về “giới hạn đỏ”? Sẽ là cực kỳ vô trách nhiệm đối với ổn định khu vực và lãng phí hàng triệu USD tiền thuế của nhân dân Mỹ, nếu Washington chỉ để chứng minh “đã nói là làm”.
Cuối cùng, Washington không có một đánh giá hợp lý về hậu quả của một cuộc tấn công quân sự chống Syria. Có thể, đó không phải là "thảm họa " như lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei từng nói, nhưng hậu quả của một cuộc tấn công quân sự sẽ là thảm khốc.
Một kết quả ngay lập tức có thể là một cuộc xung đột trên diện rộng trong khu vực. Khi bị Mỹ tấn công, quân đội Syria (và có thể là đồng minh Hezbollah) có thể dùng tên lửa bắn phá Israel, nước đã tuyên bố sẽ giáng trả “bằng vũ lực”. Một cuộc tấn công trả đũa của Israel sẽ kích hoạt ngay lập tức “quả bom nổ chậm” Trung Đông.
Washington từng nhiều lần nhấn mạnh muốn có một “một giải pháp chính trị, toàn diện và bền vững” cho cuộc khủng hoảng ở Syria, chứ không phải là giải pháp quân sự. Bây giờ, chính là lúc Tổng thống Obama chứng tỏ thiện chí của mình.

Mỹ sẽ qua mặt LHQ tấn công Syria?

(Kiến Thức) - Mỹ đang cân nhắc một loạt lựa chọn để tấn công Syria mà không cần sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc, nếu xác định quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học..

Mỹ sẽ qua mặt LHQ tấn công Syria?
Máy bay chiến đấu F-16 Falcon của Mỹ
Máy bay chiến đấu F-16 Falcon của Mỹ
Một quan chức Nhà Trắng cho biết Mỹ đang có “một loạt chọn lựa” nếu Washington quyết định hành động đối với cáo buộc Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.

Theo VOA, giới chức này phát biểu như vậy hôm Thứ Bảy (24/8) khi Tổng thống Barack Obama thảo luận với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu về cáo buộc cho rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công thường dân ở ngoại ô Damascus.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đề nghị rằng Mỹ nên di chuyển các lực lượng hải quân vào vị trí chuẩn bị sẵn cho mọi quyết định về Syria của Tổng thống Obama. Ông Chuck Hagel nói với các phóng viên báo chí rằng Tổng thống Obama đã hỏi Bộ Quốc phòng về những khả năng, nếu tổng thống chọn để tấn công Damascus.

Ẩn ý đằng sau chiến lược “xoay trục” của Mỹ

“Xoay trục” sang Châu Á là điều mà Mỹ đang xúc tiến, nhưng động lực thực sự đằng sau sự chuyển hướng này của chính quyền Tổng thống Barack Obama là gì?

Ẩn ý đằng sau chiến lược “xoay trục” của Mỹ
Cái bắt tay của ba bị bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản (trái) Mỹ (giữa) và Hàn Quốc (phải).
Cái bắt tay của ba bị bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản (trái) Mỹ (giữa) và Hàn Quốc (phải). 
Từ khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược an ninh sang Châu Á vào năm 2011, đã có nhiều tranh cãi khá sôi nổi về nội dung của hoạt động chuyển hướng, mức độ ảnh hưởng tới cặp quan hệ Mỹ-Trung Quốc.

TQ cũng đang chế tạo “tàu sân bay trá hình”

(Kiến Thức) - Hình ảnh được đăng trên các diễn đàn quân sự Trung Quốc hồi đầu tháng này cho thấy Hải quân TQ đang chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên.

TQ cũng đang chế tạo “tàu sân bay trá hình”
Trung Quốc đang đóng tàu tấn công đổ bộ LHA Type 081?
Trung Quốc đang đóng tàu tấn công đổ bộ LHA Type 081?
Bây giờ, một số chuyên gia nước ngoài lại cho rằng họ có thể đã bị nhầm lẫn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.