Sưu tầm được đĩa sứ quý minh họa cảnh chị em Thúy Kiều du xuân

Ông Hồ Bách Khoa, Trưởng Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du (Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết cơ quan này đã phối hợp với Chi hội Cổ vật Sông Lam (Nghệ An) vừa sưu tầm được một đĩa sứ quý hiếm vẫn còn nguyên vẹn có minh họa cảnh chị em Thúy Kiều du xuân gặp chàng Kim Trọng.

Đĩa sứ này có đường kính 17cm, có men màu trắng ngà. Mặt đĩa có hai phần trang trí với màu men lam. Vòng ngoài có họa tiết ô trám nối liền nhau. Vòng trong có minh họa cảnh chàng Kim Trọng trên lưng ngựa rảo bước qua cầu, phía trước hai chị em Thúy Kiều đang e lệ và có đề hai câu thơ bằng chữ Hán theo thể đứng của Đại thi hào Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu thanh ký: "Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” (Chẳng biết ba trăm năm lẽ nữa/Người đời ai khóc Tố Như chăng?). Tiếp đó có 4 chữ Hán (dịch nghĩa: phỏng theo Truyện Kiều) và 4 chữ Hán theo kiểu lạc khoản (dịch nghĩa: tiết thanh minh năm Ất Dậu - 1945).
Suu tam duoc dia su quy minh hoa canh chi em Thuy Kieu du xuan
 Chiếc đĩa được trang trí rất đẹp mắt.
Theo ông Hồ Bách Khoa, bước đầu các nhà nghiên cứu sưu tầm cổ vật cho biết, đĩa sứ nói trên thuộc dòng gốm Nam Bộ nằm trong khung niên đại thập niên 40 của thế kỷ XX.
Minh họa cảnh chị em Thúy Kiều du xuân gặp chàng Kim Trọng trong dòng gốm Nam Bộ trên hiện vật gốm sứ rất ít, do đó đĩa sứ vừa được sưu tầm thuộc nhóm hiện vật quý hiếm. Và hiện nay, chiếc đĩa được giới sưu tầm xếp vào nhóm độc bản cần được lưu giữ, nghiên cứu và sớm trưng bày giới thiệu với khách tham quan trong nước và quốc tế.

Vì sao Thái Bình công chúa không kế nghiệp Võ Tắc Thiên?

Thái Bình công chúa có nhiều tham vọng chính trị và nhiều mưu mô giống mẹ, nhưng bà không thể xưng danh hoàng đế như Võ Tắc Thiên.

Tố chất của hoàng đế
Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tống Lý Trị có 4 người con, 2 trai, 2 hai gái, trong đó, Võ Tắc Thiên đặc biệt sủng ái con gái út, Thái Bình công chúa. Cũng giống như mẹ, Thái Bình công chúa là người mưu mô và tham quyền. Bà đã gài người thân cận vào làm nội gián để theo dõi mẹ đẻ. Biết mẹ là người đam mê dục vọng nên bà đã cống nạp cho Võ Tắc Thiên hai người đàn ông là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi. Hai người này đã lấy được lòng tin của Võ Tắc Thiên và được cho nhiều quyền hành, làm đủ mọi chuyện lộng hành ngoài cung mà Võ Tắc Thiên cũng không hề hay biết.

Tìm thấy dấu tích cung điện nhà Trần tại Thái Bình

Tại 6 hố khai quật đã phát hiện được một phần nền móng của các công trình kiến trúc gỗ thời Trần vào thế XIII – XIV.

Sáng 6/1 tại xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình diễn ra Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả điều tra, khai quật khảo cổ học Di tích hành cung Lỗ Giang.

Đọc nhiều nhất

Tin mới