Vì sao Thái Bình công chúa không kế nghiệp Võ Tắc Thiên?

Thái Bình công chúa có nhiều tham vọng chính trị và nhiều mưu mô giống mẹ, nhưng bà không thể xưng danh hoàng đế như Võ Tắc Thiên.

Tố chất của hoàng đế
Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tống Lý Trị có 4 người con, 2 trai, 2 hai gái, trong đó, Võ Tắc Thiên đặc biệt sủng ái con gái út, Thái Bình công chúa. Cũng giống như mẹ, Thái Bình công chúa là người mưu mô và tham quyền. Bà đã gài người thân cận vào làm nội gián để theo dõi mẹ đẻ. Biết mẹ là người đam mê dục vọng nên bà đã cống nạp cho Võ Tắc Thiên hai người đàn ông là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi. Hai người này đã lấy được lòng tin của Võ Tắc Thiên và được cho nhiều quyền hành, làm đủ mọi chuyện lộng hành ngoài cung mà Võ Tắc Thiên cũng không hề hay biết.
Ảnh minh họa: Funshion.
 Ảnh minh họa: Funshion.
Lợi dụng tình hình, Thái Bình công chúa xúi hai người này khởi binh làm phản, ép mẹ bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho Lý Hiển. Ban đầu Võ Tắc Thiên không đồng ý nhưng Thái Bình đã khuyên mẹ từ bỏ để làm Thái Thượng Hoàng, cuối cùng Võ Tắc Thiên đã đồng ý. Với công này, bà được tôn là Trấn Quốc Thái Bình công chúa. Vị thế của Thái Bình công chúa không ngừng lớn mạnh, trở thành công chúa có quyền lực cao nhất của nhà Đường.
Với sự hỗ trợ của bà, Lý Đản đã đăng cơ sau khi lật đổ âm ưu của Vi Hậu và công chúa An Lạc và truất ngôi tiểu hoàng đế. Khi Lý Đản đăng cơ thường xuyên bàn bạc việc quân cơ với bà, mỗi lần Thái Bình công chúa vào triều bàn việc đều ngồi trò chuyện với Lý Đản rất lâu. Nếu Thái Bình công chúa không lên triều Lý Đản sẽ phái Tể tướng đến chỗ bà để xin ý kiến. Mỗi lần các Tể tướng cho bản tấu Lý Đản đều hỏi: "Việc này đã yết kiến Thái Bình công chúa chưa?", rồi mới hỏi: "Đã yết kiến Tam Lang (Thái tử Lý Long Cơ) chưa?" Nếu Tể tướng xác nhận đã được sự cho phép của Thái Bình công chúa đồng ý thì Lý Đản mới đồng ý và mọi việc công chúa muốn Lý Đản đều đồng ý. Trong triều bách quan văn võ từ Tể tướng trở xuống hoặc tán thưởng, hoặc tránh né, nhất nhất nghe theo ý của bà. Tháng 6/710, Đường Trung Tông băng hà, do Vi hoàng hậu và An Lạc công chúa hạ độc. Vi hoàng hậu muốn nhân đó chiếm ngôi vị, làm một Võ Tắc Thiên tiếp theo, nhưng Thượng Quan Uyển Nhi cùng Thái Bình công chúa đưa di chiếu lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm vua, tức Đường Thương Đế. Sau đó, Thái Bình công chúa đã dùng thế lực phối hợp với người cháu là Lý Long Cơ, con của Lý Đán, và lập người này làm vua. Lý Long Cơ làm vua nhưng sau này chính hai cô cháu lại tranh giành quyền lực của nhau. Và cuối cùng Thái Bình công chúa phải chết dưới tay Lý Long Cơ.
Không thể trở thành nữ hoàng đế thứ hai
Ảnh minh họa: Hercity.
Ảnh minh họa: Hercity.
Theo Lsguhsi, một trang web về lịch sử của Trung Quốc, dù có tố chất và uy quyền mạnh mẽ như trên nhưng Thái Bình công chúa không được lòng dân, không được lòng quần thần. Ngoài ra, triều đình cũng đã cảnh giác với việc một người đàn bà can dự vào triều chính nên Thái Bình công chúa không thể trở thành một Võ Tắc Thiên thứ hai. Theo lẽ thường, được lòng dân sẽ được thiên hạ, bằng không sẽ mất đi sự ủng hộ của dân chúng. Trong khi đó, Thái Bình công chúa là người tham tiền bạc, ung dung cướp tài sản của thuộc hạ, tranh chấp quyền lợi với dân chúng, do đó không được lòng dân.
Được yêu chiều từ nhỏ, lại chịu ảnh hưởng từ mẹ là Võ Tắc Thiên, cộng thêm những biến cố của tuổi thơ cùng sự thất bại hai cuộc hôn nhân đã tạo nên một Thái Bình công chúa ích kỉ, tham quyền, tham tiền tài. Thái Bình công chúa dùng tiền để khuếch trương thế lực và mua chuộc kẻ dưới, chính vì vậy thuộc hạ dưới quyền bà hầu hết đều không thể trọng dụng lâu dài. Đám người này không lấy trị an đất nước làm tôn chỉ mà chỉ quan tâm tới quyền lực của bản thân, quan tâm tới lợi ích của Thái Bình công chúa.
Xét về nhân phẩm hay năng lực, những kẻ này đều không thể so sánh được với thuộc hạ của Lý Long Cơ. Chính vì vậy bà đã thua cuộc trong trận chiến tranh giành quyền lực với chính kẻ bà đưa lên ngai vàng. Đời tư của Thái Bình công chúa cũng phức tạp, gây bất mãn trong triều thần. Theo "Hạ Lan Mẫn truyện" việc bị anh họ Hạ Lan Mẫn cướng bức đã gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến Thái Bình công chúa và cũng là khởi nguồn cho bất hạnh trong đời sống riêng tư của bà. Người chồng đầu tiên của bà là Tiết Thiệu. Thời gian đầu, cuộc sống giữa Thái Bình Công chúa và Tiết Thiệu cũng có thể coi là hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ được 7 năm, cuộc hôn nhân này bắt đầu rạn nứt.
Sau khi Tiết Thiệu bị giết vì tạo phản, Thái Bình công chúa kết hôn với Võ Du Kỵ là cháu trai của Võ Tắc Thiên. Nhưng cuộc hôn nhân này cũng không mấy suôn sẻ do ảnh hưởng từ Võ Tắc Thiên. Theo "Tự trị thông giám", Thái Bình công chúa đã tư thông với ít nhất ba người và họ đều núp bóng công chúa làm nhiều việc xấu. Tuy nhiên, quan trọng nhất là từ sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi và thay nhà Đường thành nhà Võ, triều đình và dân chúng đều rất cảnh giác với việc một người đàn bà can dự vào triều chính. Trong bối cảnh xã hội như vậy bất kỳ một ý đồ nhiếp chính nào của phụ nữ cũng sẽ đi đến thất bại. Giống như Vi Hậu và công chúa An Lạc, Thái Bình công chúa không phải là ngoại lệ. Do đó, dù có tài giỏi đến đâu thì Thái Bình cũng không thể thực hiện giấc mơ hoàng đế. Vương triều Đại Đường cũng như trong suốt các triều đại phong kiến Trung Quốc, duy nhất một người đàn bà có thể đứng lên làm hoàng đế, chấp chính thành công, là Võ Tắc Thiên.

Những cây cảnh dễ rước vận xui vào nhà

(Kiến Thức) - Không phải loại cây nào cũng tốt cho phong thủy nhà ở, vì vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ trước khi trồng.

10 mưu kế thâm độc của Phượng ớt trong “Hồng lâu mộng“

(Kiến Thức) - Vương Hy Phượng dung nhan lộng lẫy nhưng cay nghiệt độc ác. Vì ấm ức Giả Liễn dám lén lút lập thiếp nên hại chết Long nhị tỷ.

Vương Hy Phượng nghe nói Giả Liễn lén lút với Long nhị tỷ bên ngoài thì “càng nghĩ càng tức”, “Đột nhiên chau mày, ủ mưu tính kế”. Cô ta tra khảo đám gia nhân trong nhà và biết được chỗ ở của Long cô nương.
Vương Hy Phượng nghe nói Giả Liễn lén lút với Long nhị tỷ bên ngoài thì “càng nghĩ càng tức”, “Đột nhiên chau mày, ủ mưu tính kế”. Cô ta tra khảo đám gia nhân trong nhà và biết được chỗ ở của Long cô nương. 
Đại náo Ninh Phủ: Phượng ớt đã mua chuộc quan phủ đến đại náo Ninh phủ. Cô ta chửi mắng thậm tệ, dọa nạt mẹ con Giả Dung, Long thị, nhân cơ hội khóc lóc ầm ĩ, bịa đặt thêm bớt nhằm dọa nạt, bắt chẹt Long thị. Rõ ràng Phượng ớt dọa nạt Giả Trân, ức hiếp Long thị nhưng cuối cùng Giả Dung vẫn phải nói: “Rốt cuộc thì thím là người bao dung độ lượng, túc trí đa mưu”.
Đại náo Ninh Phủ: 
Phượng ớt đã mua chuộc quan phủ đến đại náo Ninh phủ. Cô ta chửi mắng thậm tệ, dọa nạt mẹ con Giả Dung, Long thị, nhân cơ hội khóc lóc ầm ĩ, bịa đặt thêm bớt nhằm dọa nạt, bắt chẹt Long thị. Rõ ràng Phượng ớt dọa nạt Giả Trân, ức hiếp Long thị nhưng cuối cùng Giả Dung vẫn phải nói: “Rốt cuộc thì thím là người bao dung độ lượng, túc trí đa mưu”.
Thao túng kiện cáo: Phượng ớt coi trời bằng vung, vừa xúi giục Trương Hoa - hôn phu của Long nhị tỷ đến quan phủ tố cáo Giả Liễn nhằm làm to chuyện, một mặt lại cho người mang 300 lạng bạc đến đút lót quan phủ, xử Trương Hoa tội “Bịa đặt nhảm nhí, vu oan người tốt” đuổi ra khỏi quan phủ.
Thao túng kiện cáo: Phượng ớt coi trời bằng vung, vừa xúi giục Trương Hoa - hôn phu của Long nhị tỷ đến quan phủ tố cáo Giả Liễn nhằm làm to chuyện, một mặt lại cho người mang 300 lạng bạc đến đút lót quan phủ, xử Trương Hoa tội “Bịa đặt nhảm nhí, vu oan người tốt” đuổi ra khỏi quan phủ. 
Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc: Dùng Trương Hoa kiện Giả Phủ chính là kế vô cùng liều lĩnh của Vương Hy Phượng. Để không thể thất bại, cô ta tìm cách lo liệu quan phủ. Trương Hoa trở thành cái gai trong mắt phải nhổ nên một mặt bí mật hạ lệnh sai người tìm cách để Quan phủ "xử Trương Hoa tội chết, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc mới giữ được danh tiếng cho mình”.
Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc: Dùng Trương Hoa kiện Giả Phủ chính là kế vô cùng liều lĩnh của Vương Hy Phượng. Để không thể thất bại, cô ta tìm cách lo liệu quan phủ. Trương Hoa trở thành cái gai trong mắt phải nhổ nên một mặt bí mật hạ lệnh sai người tìm cách để Quan phủ "xử Trương Hoa tội chết, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc mới giữ được danh tiếng cho mình”.
Lừa đón vào phủ: Nhân lúc Giả Liễn không ở trong phủ, Phượng ớt đích thân ra mặt đến gặp Long nhị tỷ. Phượng ớt đã dùng những lời “thành thật” thậm chí cả tiếng khóc thút thít để lừa Long cô nhị tỷ tin rằng mình là “người tốt”, là “tri kỉ".
Lừa đón vào phủ: Nhân lúc Giả Liễn không ở trong phủ, Phượng ớt đích thân ra mặt đến gặp Long nhị tỷ. Phượng ớt đã dùng những lời “thành thật” thậm chí cả tiếng khóc thút thít để lừa Long cô nhị tỷ tin rằng mình là “người tốt”, là “tri kỉ".
Cuối dùng, nàng ta dụ được Long nhị tỷ chuyển đến sống cùng trong phủ nhằm chứng minh rằng mình không phải người " ghen ghét, đố kị" để tạo thanh danh cho mình.
Cuối dùng, nàng ta dụ được Long nhị tỷ chuyển đến sống cùng trong phủ nhằm chứng minh rằng mình không phải người " ghen ghét, đố kị" để tạo thanh danh cho mình.

Mua danh trục lợi: Về đến Vinh phủ, Phượng ớt đưa Long nhị tỷ đến diện kiến Giả Mẫu. Trước mặt Giả Mẫu, người đàn bà sắc sảo đã khẩn thiết cầu xin cho phu quân lập Long nhị tỷ làm thiếp. Giả Mẫu thấy vậy liên miệng khen Phượng ớt là "Hiền lương”. Mục đích Phượng ớt muốn Giả Mẫu hiểu Long nhị tỷ không phải là người hiền lành, tử tế, để cô ta sẽ không được Giả Mẫu - người có quyền lực cao nhất trong Giả phủ yêu quý, tín nhiệm.
Mua danh trục lợi: Về đến Vinh phủ, Phượng ớt đưa Long nhị tỷ đến diện kiến Giả Mẫu. Trước mặt Giả Mẫu, người đàn bà sắc sảo đã khẩn thiết cầu xin cho phu quân lập Long nhị tỷ làm thiếp. Giả Mẫu thấy vậy liên miệng khen Phượng ớt là "Hiền lương”. Mục đích Phượng ớt muốn Giả Mẫu hiểu Long nhị tỷ không phải là người hiền lành, tử tế, để cô ta sẽ không được Giả Mẫu - người có quyền lực cao nhất trong Giả phủ yêu quý, tín nhiệm.
Thanh trừ “ quân trắc: Cô ta đuổi A hoàn đang chăm Long nhị tỉ và thay “Thiện tỷ” - người của mình vào. Đây chính là "mưa ma chước quỷ" để Phượng ớt hãm hại Long nhị tỷ. Tên là "Thiện tỷ" nhưng chỉ đến ba hôm sau ả hầu này đã không thèm đi lấy dầu bôi tóc cho Long nhị tỷ, sau này cơm cũng không chẳng thèm mang đến đúng giờ.
Thanh trừ “ quân trắc: Cô ta đuổi A hoàn đang chăm Long nhị tỉ và thay “Thiện tỷ” - người của mình vào. Đây chính là "mưa ma chước quỷ" để Phượng ớt hãm hại Long nhị tỷ. Tên là "Thiện tỷ" nhưng chỉ đến ba hôm sau ả hầu này đã không thèm đi lấy dầu bôi tóc cho Long nhị tỷ, sau này cơm cũng không chẳng thèm mang đến đúng giờ.
Giả bệnh, tung tin nhảm: Cô ta một mặt tung tin Long nhị tỷ là “con đàn bà bẩn thỉu”, một mặt cho gia nhân trong phủ đi rêu rao như thế để tìm cách cô lập nàng. Phượng ớt còn giả bệnh không đếm xỉa đến nàng. Bình Nhi chướng mắt khi thấy bọn A hoàn đối xử với mợ Hai như vậy bèn đem thức ăn của mình cho, không ngờ bị Phượng ớt phát hiện mắng chửi thậm tệ. Cuối cùng, Long nhị tỷ đã bị rơi vào tình cảnh thân cô thế cô.
Giả bệnh, tung tin nhảm: Cô ta một mặt tung tin Long nhị tỷ là “con đàn bà bẩn thỉu”, một mặt cho gia nhân trong phủ đi rêu rao như thế để tìm cách cô lập nàng. Phượng ớt còn giả bệnh không đếm xỉa đến nàng. Bình Nhi chướng mắt khi thấy bọn A hoàn đối xử với mợ Hai như vậy bèn đem thức ăn của mình cho, không ngờ bị Phượng ớt phát hiện mắng chửi thậm tệ. Cuối cùng, Long nhị tỷ đã bị rơi vào tình cảnh thân cô thế cô.
Mượn đao giết người: Giả Liễn lại lập Thu Đồng làm thiếp càng khiến Phượng ớt điên đảo. Tuy trong lòng rất hận Thu Đồng, nhưng Phượng ớt suốt ngày xúi giục Thu Đồng ngày ngày mắng chửi Long nhị tỷ thậm tệ còn mình thì “Tọa sơn quan hổ đấu”. Mục đích chỉ cần đợi Thu Đồng diệt được Long nhị tỷ sẽ lại hại Thu Đồng.
Mượn đao giết người: Giả Liễn lại lập Thu Đồng làm thiếp càng khiến Phượng ớt điên đảo. Tuy trong lòng rất hận Thu Đồng, nhưng Phượng ớt suốt ngày xúi giục Thu Đồng ngày ngày mắng chửi Long nhị tỷ thậm tệ còn mình thì “Tọa sơn quan hổ đấu”. Mục đích chỉ cần đợi Thu Đồng diệt được Long nhị tỷ sẽ lại hại Thu Đồng.
Đốt hương bái Phật: Long nhị tỷ có mang nên cơ thể ốm yếu, bị lang băm kê nhầm thuốc sảy mất nam thai thì bệnh tình càng thêm nặng. Đây vốn là kết cục Phượng ớt ngày đêm mong đợi nhưng cô ta giả bộ lo lắng hơn Giả Liễn, đốt hương khấn Phật cầu cho “Chị e Long muội của con sớm phục hồi sức khỏe và lại có tin vui”, bản thân mình “tình nguyện có bệnh” thay.
Đốt hương bái Phật: Long nhị tỷ có mang nên cơ thể ốm yếu, bị lang băm kê nhầm thuốc sảy mất nam thai thì bệnh tình càng thêm nặng. Đây vốn là kết cục Phượng ớt ngày đêm mong đợi nhưng cô ta giả bộ lo lắng hơn Giả Liễn, đốt hương khấn Phật cầu cho “Chị e Long muội của con sớm phục hồi sức khỏe và lại có tin vui”, bản thân mình “tình nguyện có bệnh” thay.
Mèo khóc tiếng hổ: Không chịu được mọi đả kích, cuối cùng Long nhị tỷ đành nuốt vàng tự vẫn. Phượng ớt trong lòng vui mừng khôn xiết nhưng giả vờ đau khổ khóc rằng: “Muội sao nhẫn tâm để tỷ lại một mình? Muội đã phụ lòng tỷ rồi!”. Vì không có tiền lo tang lễ nên Giả Liên đã phải mượn của Phượng ớt nhưng lại bị chế giễu. Cô ta còn cho người vét sạch sành sanh đồ của Long nhị tỷ. Giả Liễn ngầm biết cái chết của Long nhị tỷ là do người vợ ghê gớm nhúng tay vào. Mâu thuẫn trong mối quan hệ phu thê giữa Giả Liễn và Vương Hi Phượng đã không thể nào hóa giải được nữa.
Mèo khóc tiếng hổ: Không chịu được mọi đả kích, cuối cùng Long nhị tỷ đành nuốt vàng tự vẫn. Phượng ớt trong lòng vui mừng khôn xiết nhưng giả vờ đau khổ khóc rằng: “Muội sao nhẫn tâm để tỷ lại một mình? Muội đã phụ lòng tỷ rồi!”. Vì không có tiền lo tang lễ nên Giả Liên đã phải mượn của Phượng ớt nhưng lại bị chế giễu. Cô ta còn cho người vét sạch sành sanh đồ của Long nhị tỷ. Giả Liễn ngầm biết cái chết của Long nhị tỷ là do người vợ ghê gớm nhúng tay vào. Mâu thuẫn trong mối quan hệ phu thê giữa Giả Liễn và Vương Hi Phượng đã không thể nào hóa giải được nữa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới