Sửng sốt vết tích kỳ lạ mới thấy trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Hình ảnh kỳ lạ này được chụp bởi tàu thăm dò Mars Express của ESA, cho thấy một miệng núi lửa mang tên Ismenia Patera ở trên Hành tinh Đỏ, cho đến nay nguồn gốc của nó vẫn là điều bí ẩn.

Sửng sốt vết tích kỳ lạ mới thấy trên sao Hỏa

Ismenia Patera - patera có nghĩa là "cái bát phẳng" trong tiếng Latin - nằm trong vùng Arabia Terra trên sao Hỏa, là khu vực chuyển tiếp giữa vùng Bắc và Nam của hành tinh.

Địa hình sao Hỏa chia thành hai phần: vùng đất thấp phía Bắc và vùng cao nguyên ở phía Nam. 

Sự phân chia này kích thích sự chú ý của các nhà khoa học khi đang nghiên cứu Địa Cầu Đỏ, cho thấy có một tác động lớn đơn lẻ, hoặc nhiều tác động hoặc hoạt động kiến tạo cổ xưa như trên Trái đất, nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn chưa rõ ràng.

Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Trung tâm Ismenia Patera được bao quanh bởi một vành đai nhiều khối và cục đá nghi là đã bị đẩy ra và rơi vào miệng núi lửa bởi những tác động gần đó.

Ngoài ra, vết tích các dòng sông và các kênh rẽ xuống từ vách đá tới sàn thung lũng được bao phủ bởi các trầm tích phẳng, băng giá có dấu hiệu kéo dài như dòng chảy và chuyển động.

Hình ảnh có độ phân giải cao và chi tiết này làm sáng tỏ nhiều khía cạnh của sao Hỏa - ví dụ như các đặc điểm nhìn thấy như sẹo bề mặt đã hình thành ở đâu và chúng đã phát triển như thế nào trong hàng triệu năm kể từ đó. 

Mời quý vị xem video: Phát hiện dấu hiệu nước trên sao hỏa

Có hai giả thuyết về sự hình thành vết tích lạ. Một được cho là do thiên thạch va chạm với sao Hỏa. Các trầm tích lắng đọng và băng sau đó đổ vào để lấp đầy miệng núi lửa cho đến khi nó sụp đổ để tạo ra cảnh như bây giờ.

Giả thuyết thứ hai cho rằng, Ismenia Patera từng là nơi trú ẩn của một ngọn núi lửa đã phun trào thảm khốc, ném một lượng magma lớn vào môi trường xung quanh và gây sụp đổ.

Bằng chứng gây sốt về nguyên nhân xói mòn địa chất sao Hỏa

(Kiến Thức) - Hàng loạt bằng chứng mới cho thấy có một trận mưa nặng hạt nào đó đổ xuống sao Hỏa tạo nên những thay đổi cảnh quan bề mặt nhất định.

Bằng chứng gây sốt về nguyên nhân xói mòn địa chất sao Hỏa
Đây là công bố mới nhất liên quan đến sao Hỏa đến từ các nhà khoa học thuộc Viện Smithsonian và Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins.
Mới đây, họ công bố có thể đã có một trận mưa nặng hạt khổng lồ đổ xuống bề mặt của Hỏa tinh và làm thay đổi cảnh quan sao Hỏa. 

Tìm thấy cấu trúc tổ ong khổng lồ trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Kiểu địa chất kỳ quặc mới tìm thấy trên sao Hỏa gây ngạc nhiên các nhà khoa học.

Tìm thấy cấu trúc tổ ong khổng lồ trên sao Hỏa
Tàu Mars Reconnaissance Orbiter của NASA vừa có dịp khám sát qua bề mặt khu vực Marsas Hellas Planitia ở phía tây bắc sao Hỏa và phát hiện một khối kiến trúc địa chất kỳ lạ.
Nguồn ảnh: Dailymail.
Nguồn ảnh: Dailymail. 

Thì ra đây là nguyên nhân làm mất hơi nước trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Theo một nghiên cứu mới, bão bụi càn quét trên sao Hỏa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tình trạng mất hơi nước. Thông tin bất ngờ liên quan tới sao Hỏa gây sửng sốt.

Thì ra đây là nguyên nhân làm mất hơi nước trên sao Hỏa
Trong nghiên cứu mới về sao Hỏa, các nhà nghiên cứu phân tích lại những quan sát bụi do Cơ quan Khảo sát Sao Hỏa (MRO) của NASA thực hiện.
MRO thấy hơi nước tăng lên đáng kể trong tầng khí quyển trung bình, khoảng 30 đến 60 dặm (50 đến 100 km) tính từ bề mặt nơi có bão bụi đi qua.

Đọc nhiều nhất

Tin mới