Sửng sốt tin thú vị về thiên hà NGC 3079

(Kiến Thức) - Chúng ta đều biết bong bóng từ xà phòng hoặc soda. Tuy nhiên, trong không gian, có những bong bóng rất khác nhau. Thiên hà NGC 3079 chứa hai "siêu sao bong bóng" rất khác biệt, chứa nhiều thông tin thú vị.

Sửng sốt tin thú vị về thiên hà NGC 3079

Thiên hà NGC 3079, nằm cách Trái đất khoảng 67 triệu năm ánh sáng, chứa hai "siêu sao bong bóng" không giống bất cứ thứ gì ở trên hành tinh của chúng ta.

Một cặp vùng siêu sao giống như quả bóng bay trải dài ở hai phía đối diện của trung tâm thiên hà, một vùng có chiều dài 4.900 năm ánh sáng và vùng kia chỉ nhỏ hơn một chút với 3.600 năm ánh sáng.

Sung sot tin thu vi ve thien ha NGC 3079
 Nguồn ảnh: Phys.

Các vùng siêu sao trong NGC 3079 phát ra ánh sáng dưới dạng phát xạ tia X, quang học và vô tuyến, khiến chúng có thể được phát hiện bằng kính viễn vọng của NASA.

Trong hình ảnh tổng hợp này, dữ liệu tia X từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA được hiển thị bằng màu tím và dữ liệu quang học từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA được hiển thị bằng màu cam và xanh lam.

Các quan sát mới từ Chandra cho thấy, trong NGC 3079 có nhiều các hạt siêu năng lượng trong vành hệ thống. Những hạt này có thể mạnh hơn nhiều so với những hạt được tạo ra bởi Máy va chạm gia tốc Hadron lớn (LHC) của châu Âu, máy gia tốc hạt nhân tạo mạnh nhất thế giới.

Các siêu sao trong NGC 3079 cung cấp bằng chứng cho thấy chúng và các cấu trúc đặc biệt có thể là nguồn các hạt năng lượng cao của cái gọi là " tia vũ trụ" thường xuyên bắn phá Trái đất.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Vũ trụ hình thành thế nào, con người có nhất định diệt vong?

Khám phá về vũ trụ luôn là giấc mơ cháy bỏng của nhân loại. Dù khoa học đã đạt được những thành tựu to lớn, đến nay, nhiều bí mật vẫn chưa thể có câu trả lời.

Vũ trụ hình thành thế nào, con người có nhất định diệt vong?

Đến nay, vũ trụ vẫn giấu kín trong mình vô số bí mật, thách thức nền khoa học nhân loại, như nguồn gốc, tương lai của vũ trụ hay nguồn gốc của hố đen (black hole).

Vụ nổ tia gama mới giúp vũ trụ "tỏ tường" gây sốc

(Kiến Thức) - GRB 150101B  trở thành vụ nổ tia gama mới nhất cung cấp nhiều thông tin quan trọng của vũ trụ hiện đại. Được biết, chính việc hai sao neutron khủng sáp nhập (chưa xác định danh tính) đã tạo ra vụ nổ mới này.

Vụ nổ tia gama mới giúp vũ trụ "tỏ tường" gây sốc
Kính viễn vọng Không gian Gamma Fermi của NASA mới đây đã xác định một vụ nổ tia gama mới có tên khoa học là GRB 150101B, xảy ra cách Trái đất khoảng 1,7 tỷ năm ánh sáng.
Nói về nguồn gốc của vụ nổ trong vũ trụ này, các chuyên gia NASA nhận định, chính việc hai sao neutron khủng sáp nhập (chưa xác định danh tính) đã tạo ra vụ nổ mới này.

Phát hiện bất ngờ từ khí quyển "siêu sao Mộc" cực nóng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phát hiện titan trong bầu khí quyển của một "siêu sao Mộc" cực nóng có tên khoa học là  KELT-9b, một hành tinh ngoại lai nóng nhất được biết cho đến nay.

Phát hiện bất ngờ từ khí quyển "siêu sao Mộc" cực nóng

Sở dĩ hành tinh này được gọi "siêu sao Mộc", bởi nằm cách 620 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus, KELT-9b có đường kính gấp đôi sao Mộc trong Hệ Mặt trời và có khối lượng gấp ba lần.

KELT-9b là một hành tinh khí nóng, quay xung quanh ngôi sao mẹ của chúng, với nhiệt độ lớn hơn 7.800 độ F (4.300 độ C), khiến nó trở nên quá nóng để có thể ở được.

Đọc nhiều nhất

Tin mới