Sửng sốt thông tin về hành tinh ngoại lai thực sự giống Trái đất

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Georgia cung cấp những manh mối mới cho thấy, có một hành tinh ngoại lai cách xa 500 năm ánh sáng rất giống Trái đất và gây kinh ngạc.

Sửng sốt thông tin về hành tinh ngoại lai thực sự giống Trái đất
HKepler-186f là hành tinh ngoại lai có kích thước Trái đất được xác định đầu tiên bên ngoài hệ mặt trời quay quanh một ngôi sao chủ.
Viện Công nghệ Georgia đã sử dụng các mô phỏng để phân tích và xác định động lực trục quay của hành tinh ngoại lai này. Những căn cứ này sẽ giúp xác định hành tinh này nghiêng trên trục của nó như thế nào và góc nghiêng phát triển theo thời gian ra sao.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Bởi độ nghiêng trục góp phần chi phối vào mùa và khí hậu, bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức mặt trời chiếu vào bề mặt của hành tinh đó là như thế nào.
Các nhà nghiên cứu cho rằng độ nghiêng dọc của Kepler-186f rất ổn định, giống như Trái đất, khiến cho nó có khả năng có mùa thường xuyên và khí hậu ổn định. Nhóm công nghệ Georgia cho rằng điều tương tự cũng đúng với Kepler-62f, một hành tinh siêu Trái đất quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 1.200 năm ánh sáng.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất 

Kepler-186f có bán kính nhỏ hơn 10% so với Trái đất, nhưng khối lượng, thành phần và mật độ vật liệu của nó vẫn là một bí ẩn. Nó quay quanh ngôi sao chủ của nó sau mỗi 130 ngày. Theo NASA, độ sáng của ngôi sao đó vào buổi trưa khá cao.
Dù chưa thể khẳng định hành tinh này có nước hay đại dương nào không, nhưng một hành tinh có khí hậu ổn định có thể là một nơi lý tưởng để giới khoa học bắt đầu khám phá.

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hành tinh HD 89345 b và HD 286123 b trở thành hai ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa lọt vào tầm quan sát của giới khoa học, được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?
Sử dụng Kính Kepler của NASA, các nhà thiên văn học xác định hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới. Chúng được chỉ định là HD 89345 b và HD 286123 b.
Với khối lượng chỉ bằng 0,1 khối lượng sao Mộc và bán kính khoảng 0,61 Mộc tinh, HD 89345 b được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Nhiều tiết lộ mới về hành tinh lùn Ceres gây thích thú

(Kiến Thức) - Ceres là một hành tinh lùn có một phần nằm bên trong của hệ mặt trời, phần còn lại nằm ở mép ngoài trong vành đai Kuiper. Tuy là hành tinh nhỏ nhưng lại là hành tinh ẩn chứa nhiều bí mật thú vị.

Nhiều tiết lộ mới về hành tinh lùn Ceres gây thích thú
Như chúng ta biết, hầu hết các tiểu hành tinh được làm bằng đá, nhưng các nghiên cứu về hành tinh lùn Ceres đã khám phá ra điều vô cùng bất ngờ là Ceres có thể chứa nước trên bề mặt.
Hầu hết bề mặt hành tinh Ceres là một màu xám xỉn. Quan sát quang phổ từ Ceres đã cho thấy sự hiện diện của một dạng vật liệu như than gọi là carbon graphitized.

Bí ẩn hành tinh lạ một năm chỉ kéo dài 19,5 ngày

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện một hành tinh lạ, thuộc dạng hành tinh ngoại lai, thuộc hệ thống sao Thổ quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời cách xa khoảng 600 năm ánh sáng.

Bí ẩn hành tinh lạ một năm chỉ kéo dài 19,5 ngày
Hành tinh lạ này được đặt tên là EPIC 211945201b hoặc còn gọi là K2-236b, nó nặng gấp 27 lần khối lượng Trái đất.
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh lên tới 600 độ C, quá nóng và chắc chắn không thể nào hỗ trợ sự sống trong tương lai được.

Đọc nhiều nhất

Tin mới