Sửng sốt methylchloride xuất hiện quanh sao trẻ sơ sinh

(Kiến Thức) - Phát hiện mới liên quan tới thành phần chất hóa học trong vũ trụ, xuất hiện quanh sao trẻ sơ sinh được các nhà khoa học khám phá.

Sửng sốt methylchloride xuất hiện quanh sao trẻ sơ sinh
Các nhà khoa học thuộc Đài quan sát ALMA vừa có dịp khám sát quanh một ngôi sao trẻ, vừa mới hạ sinh có tên khoa học là sao IRAS 16293-2422.
IRAS 16293-2422 là một sao sơ sinh, còn gọi là một dạng sao đối cực, cách Trái đất chúng ta khoảng 400 năm ánh sáng, nó có khối lượng gần bằng Mặt trời, bao quanh ngôi sao này chứa nhiều đất đá, khoáng chất, bụi, khí hấp dẫn...
Sung sot methylchloride xuat hien quanh sao tre so sinh
Nguồn ảnh: Phys. 
Trong lần phát hiện mới nhất, các chuyên gia phát hiện trong bầu khí quyển sao này xuất hiện một chất lạ có tên khoa học là chất Methyl clorua (CH3Cl), còn được gọi là Freon-40, là một dạng chất hóa học phải được tạo ra nhờ quá trình sản xuất công nghiệp, chế tạo sinh học như trên Trái Đất.

Hiện các nhà khoa học chưa thể xác định đâu là nguồn gốc của chất lạ trên ngôi sao này. Nhưng có quan điểm cho rằng, nó có thể được các đám mây phân tử gần đó cung cấp.

Xem thêm video: Những Thứ Kỳ Lạ Được Tìm Thấy Trên Sao Hỏa – Phần 2: - Nguồn video: Chuyện Lạ Việt Nam Và Thế Giới.

Hình ảnh ngôi sao kỳ lạ sáng gấp 300 lần Mặt trời

(Kiến Thức) - Các hình ảnh mô phỏng lại sự hình thành của ngôi sao kỳ lạ W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời.

Hình ảnh ngôi sao kỳ lạ sáng gấp 300 lần Mặt trời
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi
Các nhà thiên văn học vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy luồng ánh sáng cực mạnh phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ. Ánh sáng từ ngôi sao đi qua quãng đường dài 4.200 năm ánh sáng đến Trái đất. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-2
Ngôi sao kỳ lạ có tên là W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ thấy một luồng ánh sáng mạnh như vậy phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ.  
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-3
Hình ảnh chụp vào năm 1996, là lần đầu tiên các nhà thiên văn học quan sát được ánh sáng phát ra từ ngôi sao W75N(B)-VLA2
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-4
Hình ảnh quan sát và chụp ảnh lại vào năm 2015 thì có thể thấy sự khác biệt rất rõ rệt trong sự hình thành của ngôi sao W75N(B)-VLA2. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-5
Tuy ngôi sao đang bị che phủ bởi các đám mây đen của bụi vũ trụ, vùng năng lượng siêu nóng bên trong vẫn phát ra những luồng bức xạ tím cực mạnh do quá trình hình thành ngôi sao tạo ra. Hình ảnh chụp bằng cảm biến bức xạ ghi nhận được từ ngôi sao này, cho thấy sự phát triển rất nhanh của nó trong giai đoạn đầu, được chụp vào năm 1996. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-6
Đây là hình ảnh cảm biến bức xạ chụp năm 2015, cho thấy sự phát triển kích thước của vùng khí nóng bên trong vành đai bụi vũ trụ. Đây cũng là lần đầu tiên mà các nhà khoa học theo dõi được đầy đủ và chi tiết nhất về sự hình thành của một ngôi sao mới. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-7
Hình ảnh mô phỏng sự phát triển của W75N (B) -VLA-2. Các vùng khí nóng từ ngôi sao trẻ mở rộng theo chiều ngang, ảnh chụp năm 1996. 
Hinh anh ngoi sao ky la sang gap 300 lan Mat troi-Hinh-8
Trong quá trình hình thành của ngôi sao, vành đai bụi vũ trụ sẽ ức chế sự phát triển của vùng khí nóng, ép về phía hai cực, là giai đoạn đầu tiên trong sự hình thành của một ngôi sao mới. Bức ảnh chụp năm 2014 cho thấy rõ quá trình.

Ảnh độc: Ngôi sao nhỏ “tươi cười” khi được sinh ra

(Kiến Thức) - Hình ảnh một ngôi sao nhỏ bất ngờ phát sáng lung linh, giống như đang "tươi cười" sau khi được sinh ra vô cùng thú vị.

Ảnh độc: Ngôi sao nhỏ “tươi cười” khi được sinh ra
Đây được cho là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong vũ trụ, khi một ngôi sao nhỏ vừa được hạ sinh, bất ngờ phát sáng, mang vẻ đẹp lung linh, vui nhộn chưa từng có trong vũ trụ.

Rùng mình cảnh tàn dư của một ngôi sao chết

(Kiến Thức) - Tàn dư của một ngôi sao chết vừa lọt vào tầm ngắm kính viễn vọng Hubble, NASA khiến giới thiên văn học rùng mình.

Rùng mình cảnh tàn dư của một ngôi sao chết
Một khu vực đỏ bị ion hóa vừa được phát hiện trong vũ trụ mà theo NASA, khu vực này chính là tàn dư của một ngôi sao chết có tên là DEM L316.

Đọc nhiều nhất

Tin mới