Sửng sốt lỗ đen hàng “khủng” trong hai thiên hà nhỏ

(Kiến Thức) - Lỗ đen siêu "khủng" nằm trong hệ thống hai thiên hà VUCD3 và M59cO gây bất ngờ.

Sửng sốt lỗ đen hàng “khủng” trong hai thiên hà nhỏ
Các nhà khoa học thuộc Đại học Utah vừa công bố phát hiện hai thiên hà lạ nằm trong vũ trụ có tên khoa học lần lượt là VUCD3 và M59cO. 
Cả hai thiên hà VUCD3 và M59cO đều nằm cụm thiên hà Virgo. Và mới đây, họ phát hiện có hai lỗ đen siêu "khủng" tồn tại trong thiên hà.
Sung sot lo den hang "khung" trong hai thien ha nho
Nguồn ảnh: Phys. 

Trong đó, lỗ đen thiên hà VUCD3 có khối lượng tương đương 4,4 triệu khối lượng Mặt trời, chiếm khoảng 13% khối lượng của thiên hà và nó ra đời trước.

Sung sot lo den hang "khung" trong hai thien ha nho-Hinh-3
Nguồn ảnh: Phys. 

Không lâu sau đó, lỗ đen trong thiên hà M59cO cũng xuất hiện, nó có khối lượng gấp 5,8 triệu lần Mặt trời, chiếm 18% khối lượng của thiên hà M59cO. 

Hai thiên hà trên có kích cỡ nhỏ gọn, chỉ chiếm 0,1% diện tích trong Dải Ngân Hà, tuy nhiên, lỗ đen hoạt động trong chúng lại khốc liệt, siêu khủng chưa từng thấy. Nhiều người cho rằng đây là bằng chứng tiến hóa hoạt động thú vị, độc đáo của vũ trụ hiện đại.

Phát hiện lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Kính thiên văn XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phát hiện một lỗ đen siêu lớn đang di chuyển với tốc độ 23,000-33,000 km/s.

Phát hiện lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ
Theo đó, lỗ đen siêu lớn này có dạng hình xoắn ốc và tạo ra những luồng gió khí giật với cường độ cực cao.
Với tốc độ di chuyển 23,000-33,000 km/s, các nhà khoa học nhận định, tốc độ này nhanh hơn 10% tốc độ ánh sáng. Đó là một tốc độ siêu khủng chưa từng có trong vũ trụ.

Tìm thấy lỗ đen lớn hơn Mặt trời 21 tỷ lần

(Kiến Thức) - Lỗ đen có kích thước khổng lồ, lớn gấp 21 tỷ lần kích thước Mặt trời, cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng.

Tìm thấy lỗ đen lớn hơn Mặt trời 21 tỷ lần
Theo đó, lỗ đen này được phát hiện gần thiên hà NGC 4889, cách Trái đất chúng ta 300 triệu năm ánh sáng. Điều ấn tượng đặc biệt của lỗ đen này là nó có kích thước lớn khủng khiếp, lớn gấp 21 tỷ lần Mặt trời.
Lỗ đen mới được phát hiện bởi kính viễn vọng Hubble của Trung tâm NASA, ước tính nó chứa hơn 10.000 thiên hà, theo thống kê của EarthSky.

Bí ẩn gió giật nhanh tại các lỗ đen siêu lớn

(Kiến Thức) - Hiện tượng lạ gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn đang gây tò mò cho các nhà khoa học.

Bí ẩn gió giật nhanh tại các lỗ đen siêu lớn

Các nhà thiên văn học vật lý tại Đại học York vừa tiết lộ, có sự xuất hiện của những cơn gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn, kèm theo đó là các bước sóng tia cực tím phát ra mãnh liệt.

Những con gió tại lỗ đen này giật với tốc độ bằng 20% tốc độ của ánh sáng, tương đương 200 triệu km/h. Cấp độ này tương đương với cấp gió giật trong siêu bão loại 77, Jesse Rogerson người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tại Khoa Vật lý và Thiên văn học York cho biết trong một tuyên bố.

Đọc nhiều nhất

Tin mới