Sửng sốt cáo Bắc Cực đi bộ hơn 3 nghìn km xuyên châu lục

Trong 76 ngày, một con cáo Bắc Cực cái đã đi bộ quãng đường hơn 3.500 km từ Na Uy đến Canada, khiến các nhà nghiên cứu ở Viện Bắc Cực Na Uy kinh ngạc.

Sửng sốt cáo Bắc Cực đi bộ hơn 3 nghìn km xuyên châu lục

Theo Guardian, cá thể này được lắp đặt một thiết bị theo dõi từ tháng 7/2017. Nó rời thành phố Spitsbergen tại Na Uy vào ngày 26/3/2018, và sau 21 ngày đi bộ quãng đường 1.512 km trên băng, nó đặt chân lên đảo Greenland ngày 16/4/2018.

Từ đó, con cáo Bắc Cực tiếp tục đi bộ trên băng để tới đảo Ellesmere thuộc Canada hôm 1/7.

"Ban đầu chúng tôi đã không thể tin đây là sự thực", nhà nghiên cứu Eva Fuglei, người phụ trách theo dõi hoạt động của con cáo, cho biết.

Sung sot cao Bac Cuc di bo hon 3 nghin km xuyen chau luc

Con cáo được tìm thấy tại Canada. Ảnh: Viện Bắc cực Na Uy. 

Theo viện nghiên cứu, hành trình lần này của con cáo là một trong những chuyến đi dài nhất từng được ghi lại. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu ban đầu đặt câu hỏi liệu con cáo có trốn lên hoặc được đưa lên một con tàu nào hay không.

Tuy nhiên, khu vực nơi con cáo đi qua rất sâu trong vòng cực, nơi băng dày và không có con tàu nào có thể xuyên qua. Vì vậy theo bà Fuglei, họ kết luận rằng con cáo đã tự mình thực hiện hành trình đó.

Mời quý vị xem video: Kịch tính chim cánh cụt xăm xăm phi tới giải cứu con. Nguồn video: BBC

Thiết bị theo dõi được buộc vào cổ con cáo truyền dữ liệu về địa điểm của nó sau mỗi ba ngày. Con cáo di chuyển trung bình 46,3 km mỗi ngày và ngày cao điểm nhất nó hoàn thành quãng đường lên tới 155 km, khi nó đi qua lớp băng ở phía bắc đảo Greenland.

"Với hiểu biết của chúng tôi, đây là quãng đường di chuyển nhanh nhất từng được ghi lại của loài động vật này", bà Fuglei kết luận trong báo cáo.

Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết con cáo đã sử dụng những tảng băng trôi để làm phương tiện di chuyển cho riêng mình, giúp nó đi quãng đường lớn trong một ngày.

"Băng trên biển đóng vai trò quan trọng giúp cáo di cư giữa các khu vực, gặp gỡ những quần thể khác và tìm thức ăn", bà Fuglei cho biết và nói thêm rằng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể ghi lại quãng đường di cư chi tiết của một loài động vật giữa các lục địa và hệ sinh thái ở khu vực Bắc Cực.

Cuộc hành trình đi bộ của con cáo Bắc Cực cũng làm dấy lên mối lo ngại về việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến băng trên biển, gây cản trở khả năng di cư của động vật.

Sung sot cao Bac Cuc di bo hon 3 nghin km xuyen chau luc-Hinh-2

Quãng đường di chuyển của con cáo Bắc Cực được ghi lại dựa trên thông tin từ thiết bị định vị GPS gắn trên cổ nó. Ảnh: NINA. 

Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Na Uy Ola Elvestuen nhận định: "Đây là một ví dụ nữa về tầm quan trọng của băng biển đối với môi trường hoang dã ở Bắc Cực. Phía bắc đang nóng lên rất nhanh. Chúng ta phải cắt giảm khí thải nhanh chóng để ngăn cản những tảng băng biến mất vào mùa hè".

Cáo Bắc Cực là loài động vật có khả năng chịu đựng cực kỳ tốt trong thời tiết khắc nghiệt. Bàn chân có lông dày, tai và mõm ngắn giúp chúng quản lý thân nhiệt hiệu quả và có thể sống sót ở nhiệt độ thấp tới -50 độ C.

Vào mùa đông, thức ăn cho cáo rất khan hiếm và chúng thường đi theo những kẻ săn mồi lớn hơn, như gấu Bắc Cực, để ăn những thức ăn thừa bị bỏ lại. Cáo Bắc Cực có vòng đời từ ba đến sáu năm trong tự nhiên, chúng có thể nặng tới 7,5 kg.

Những bức ảnh du lịch ngoài trời đẹp nhất năm 2016

Vẻ đẹp của con voi ở Nam Phi hay cuộc hành hương của người Peru là những tác phẩm đạt giải nhiếp ảnh du lịch ngoài trời năm 2016.

Những bức ảnh du lịch ngoài trời đẹp nhất năm 2016
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016
Tác giả Christopher Roche từ Anh với hình ảnh chụp lại cuộc hành hương của khoảng 80.000 người đến thung lũng Sinakara, dưới chân núi Ausangate thuộc dãy Andes ở Peru để đón lễ hội của Qoyllur Rit'I. 
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-2
Bức ảnh chụp một người đốt lửa sưởi ấm trên băng ở thành phố Edmonton, tỉnh Alberta, Canada, được tác giả Kirsten Quist chụp vào một trong những ngày lạnh nhất mùa đông năm 2016, giành chiến thắng ở thể loại phiêu lưu.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-3
Giải Nhiếp ảnh gia trẻ của năm thuộc về David Rosenzweig, từ Mỹ, với bức hình tình mẫu tử của loài báo gấm. Bức ảnh được chụp trong một vườn quốc gia ở Nam Phi. Mục đích của cuộc thi này là giới thiệu hình ảnh hấp dẫn nhất về cảnh quan, động vật hoang dã, thiên nhiên, du lịch và phiêu lưu từ khắp nơi trên hành tinh.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-4
Johan Sundelin người Thụy Điển là tác giả của bức ảnh chụp lại khoảnh khắc vui chơi của hai chú sư tử biển trên đảo Santa Fe ở quần đảo Galapagos, Ecuador. Người chiến thắng sẽ giành được một chuyến phiêu lưu về phía bắc Bắc Cực, có tên là Fjällräven Polar.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-5
Những dấu chân nhỏ của một con cáo Bắc Cực trên đường tìm kiếm thức ăn sau trận bão tuyết đã tạo cảm hứng cho tác giả Stian Nesoy người Na Uy chụp nên bức ảnh này.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-6
Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Alice van Kempen là tác giả của bức ảnh chụp ánh nhìn buồn bã của hai chú voi trong vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Cô cho biết việc sử dụng màu tối trong tấm ảnh, và chỉ tập trung vào phần đầu voi để phản ảnh tình trạng săn bắn voi lấy ngà ở châu Phi.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-7
Justin Garner từ Manchester, Anh, đã giành được giải ở hạng mục Thế giới nhỏ bé với bức ảnh chụp cận cảnh một bông hoa, được trồng ngay trên ban công ngôi nhà của mình.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-8
Tác giả Pete Hyde người Anh với bức ảnh chụp ánh sáng mờ ảo với bầu trời mù hơi sương trên mặt nước tĩnh lặng ở vịnh Gavlfjorden, Na Uy.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-9
Sau nhiều ngày dong duổi trên xe trượt tuyết dưới cái lạnh gần -50°C ở đảo Baffin, Canada, Andy Skillen (Anh) đã ghi lại được hình ảnh của một con gấu Bắc Cực mẹ sau khi nó giết chết một con hải cẩu và đang tìm cách về hang của mình.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-10
Bức ảnh mặt trời lặn sau ngọn núi với ánh sáng giống như thiên đường này được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Anh, Chris Davis tại dãy núi Dolomites, Italy.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-11
Trong khi lặn ở rạn san hô Protea Banks, Nam Phi, tác giả Pier A Mane đã nhìn thấy một con sứa và tiếp cận nó. Bức ảnh của anh cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời với màu sắc sặc sỡ, sự mềm mại giống như đang khiêu vũ của con sứa.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-12
William Eades (Australia) với hình ảnh chụp một cơn bão ở Port Macquarie, bang New South Wales. Cơn bão này đã gây ra sự tàn phá lớn ở thành phố Melbourne khiến 20.000 hộ dân bị mất điện.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-13
Nhiếp ảnh gia Mark Boyd đã nhanh tay chớp lại khoảnh khắc một chú bò đi qua cánh cửa một quán cà phê ở Udaipur, Ấn Độ khi ông và vợ đang ăn sáng ở đây.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-14
Tác giả Jonathan Miles từ Anh đạt giải thể loại phiêu lưu với bức ảnh chụp một nhà leo núi trên ngọn Ben Alder, Scotland.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-15
Hình ảnh về một chú gấu đang đi săn được chụp tại Công viên quốc gia hồ Clark ở Alaska trong một ngày mưa đã giúp Riccardo Marchegiani (Italy) lọt vào danh sách các tác giả trẻ.
Nhung buc anh du lich ngoai troi dep nhat nam 2016-Hinh-16
Mart Smit người Hà Lan đã sử dụng ống kính macro để chụp lại hình ảnh một con bọ sừng hươu ở Vierhouten, Gelderland, trong một buổi sáng đi săn ảnh bọ cánh cứng.

Ai cũng ngỡ "ma thuật", chỉ khi những động vật này phô bộ mặt thật...

(Kiến Thức) - Hình ảnh các động vật đổi màu lông “ma thuật” mỗi khi chuyển mùa khiến chúng ta ngỡ ngàng, tưởng như có phép màu, sự thật thì...

Ai cũng ngỡ "ma thuật", chỉ khi những động vật này phô bộ mặt thật...
Ai cung ngo "ma thuat", chi khi nhung dong vat nay pho bo mat that...
Bắt đầu vào tháng 9, cáo Bắc Cực bỏ lớp lông màu nâu, thay vào đó là một bộ lông trắng muốt để trải qua mùa đông rét giá. Động vật đổi màu lông “ma thuật” mỗi khi chuyển mùa khiến chúng ta ngỡ ngàng.

Nhìn bề ngoài vô hại, chả ai ngờ chúng là sát thủ đáng sợ

(Kiến Thức) - Những sinh vật với bề ngoài ngỡ như vô hại này sẽ tấn công con mồi với hàm răng sắc như dao, hay tiêm nọc độc đau đớn.

Nhìn bề ngoài vô hại, chả ai ngờ chúng là sát thủ đáng sợ
Nhin be ngoai vo hai, cha ai ngo chung la sat thu dang so
Cá đá. Nếu không cực kỳ cẩn thận, bạn sẽ có thể vô tình chạm vào một con cá đá và bắt đầu la hét trong đau đớn. Cá đá là một loài cá độc với một hàng mười ba gai mọc ngược trên lưng. Loài sinh vật với bề ngoài ngỡ như vô hại này không tấn công bất kỳ ai, nó chỉ nguy hiểm khi người ta lỡ bước nhẫm lên nó. Vết thương gây đau dữ dội, sưng. Tùy thuộc vào độ sâu của vết thương, nếu quá sâu có thể gây tử vong.

Đọc nhiều nhất

Tin mới