Súng máy Browning mẫu vũ khí hoàn hảo của thế kỷ 21

(Kiến Thức) - Trong lịch sử phát triển của nhân loại chỉ có một số ít loại vũ khí do con người chế tạo được đạt tới mức ngưỡng hoàn hảo trong thiết kế và Browning M2HB là một trong số đó.

Những bước đi đầu tiên
Cuối thế kỷ 19, những bước đi đầu tiên của John Moses Browning trong thiết kế súng máy chủ yếu tập trung vào hệ thống nạp đạn trích khí. Tuy nhiên vào năm 1900, ông đã chú ý đến cơ chế nạp đạn bằng sức giật và đến năm 1910, ông đã tạo ra một mẫu súng 7,62 mm đầu tiên làm mát bằng nước và được gắn trên giá ba chân.
Khẩu Browning M1917 phiên bản đầu tiên. Ảnh: Wiki.
 Khẩu Browning M1917 phiên bản đầu tiên. Ảnh: Wiki.
Với tốc độ bắn lên tới 500 viên/phút và có cấu hình bền chắc, mẫu súng này đáng ra đã phải thu hút được sự chú ý từ chính phủ Mỹ, nhưng sự thờ ơ của người Mỹ trong thời điểm trước chiến tranh đã khiến mẫu súng máy của Browning không được chào đón. Tuy nhiên, khi Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất vào năm 1917, các tướng lĩnh Mỹ mới nhìn ra được tiềm năng thực sự của súng máy Browning và nó nhanh chóng được đưa vào sản xuất hàng loạt dưới tên gọi M1917.
Và để có được kết quả đó M1917 đã phải thực hiện một màn trình diễn bắn liên tục 20.000 viên đạn không nghỉ trước sự chứng kiến của các tướng lĩnh cấp của Lục quân Mỹ khi đó.
Kể từ đó các dòng súng máy Browning mà khởi đầu là Browning M1917 trở thành vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, sự phát triển của dòng súng máy này không dừng lại khi ở M1917 mà tiếp đến là M1919 biến thể rút gọn làm mát bằng không khí.
Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao của chiến tranh hiện đại, ngay sau Thế chiến thứ 1 Chỉ huy Lực lượng Viễn chinh Mỹ Tướng John Pershing đã yêu cầu Browning phát triển một mẫu súng máy mới dành cho Quân đội Mỹ có tầm bắn xa hơn và mạnh hơn M1917 đủ sức đương đầu với xe bọc thép và máy bay của đối phương.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó một mẫu súng máy lớn hơn đã được Browning tạo ra để thay thế cho khẩu M1917. Loại súng mới này mang tên M1921, sử dụng cỡ đạn 12,7 mm mang lại thành công ngoài sức tưởng tượng, tuy nhiên do làm mát bằng không khí, khẩu súng này có khả năng tản nhiệt kém hơn hẳn so với các phiên bản trước đó. Chính bởi lý do này mà một phiên bản Browning M1921 khác được tạo ra có nòng dài hơn và dày hơn giúp hấp thụ nhiệt và triệt âm tốt hơn mang tên Browning M2HB đã được ra đời.
Phiên bản M1919 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Guns.
 Phiên bản M1919 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Guns.
Audie Murphy

Audie Murphy là người lính Mỹ được nhận nhiều huân chương nhất trong Thế chiến thứ Hai, và sau chiến tranh ông đã trở thành một ngôi sao điện ảnh Hollywood nổi tiếng. Dưới đây là một trích đoạn trong buổi trao tặng Huân chương Danh dự cho ông, được trao bởi chiến công Murphy đã lập tại Pháp vào tháng 1/1945 như sau:

"Thiếu úy Murphy đã chỉ huy Đại đội B, lúc đó đang bị sáu xe tăng và nhiều lớp bộ binh địch tấn công. Ông đã ra lệnh cho quân rút lui về một vị trí đã chuẩn bị sẵn trong rừng, còn mình ở lại trạm chỉ huy và tiếp tục hướng dẫn cho pháo binh qua điện thoại. Ở phía sau bên phải ông, một trong những khẩu pháo tự hành chống tăng của quân ta đã bị trúng đạn và bắt đầu bốc cháy. Kíp lái của khẩu pháo đã rút lui vào trong rừng, Thiếu úy Murphy tiếp tục chỉ đạo pháo binh, nhờ đó tiêu diệt được rất nhiều bộ binh địch đang tiến đến. Khi những chiếc xe tăng địch tiến đến ngang vị trí của ông, Thiếu úy Murphy đã trèo lên khẩu pháo tự hành chống tăng đang bốc cháy và sử dụng Browning 12,7 mm để tấn công địch. Ông chỉ có một mình và bị quân Đức bắn từ ba phía, nhưng hoạt lực lợi hại của ông được cho là đã tiêu diệt được cả tá lính Đức và làm cho đợt tấn công của bộ binh địch trùng xuống. Mất đi sự yểm trợ của bộ binh, xe tăng Đức cũng lùi lại và sử dụng mọi loại vũ khí để tiêu diệt thiếu úy Murphy, nhưng ông vẫn tiếp tục cố thủ tại vị trí và đã xóa sổ một tiểu đội lính đang cố lén tiếp cận từ mạn phải của ông".

Câu chuyện thành công
Xét trong mảng súng máy hạng nặng, khẩu M2HB gần như đạt đến độ hoàn hảo hiếm có, nó bắn xa được tới 2000 mét và có tầm bắn tối đa khi bắn gián tiếp có thể gấp đôi khoảng cách đó. Sức công phá của viên đạn là cực kỳ đáng sợ khi nó có thể phá và xuyên qua đa số các bức tường gạch một cách dễ dàng - khi sử dụng loại đạn xuyên thông thường, nó có thể xuyên qua lớp giáp dày 19 mm làm bằng thép tôi ở khoảng cách 500 mét.
Khẩu Browning M2HB trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Modifi.
 Khẩu Browning M2HB trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Modifi.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khả năng của khẩu M2 và các biến thể của nó đã được tận dụng triệt để. Chúng xuất hiện ở khắp nơi, từ máy bay ném bom pháo đài bay B-17 cho đến trên tháp pháo của xe tăng Sherman. Một trong hai khẩu M2 có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng hoặc rối loạn đội hình địch, nhất là khi chúng được đặt trong các công sự phòng thủ chắc chắn. Bên cạnh tác dụng gây sát thương ghê gớm, những khẩu M2 cũng có thể dư sức phá tan động cơ của những chiếc xe thiết giáp nhẹ như xe Half-track hay các máy bay tiêm kích Bf 109.
Cách bố trí loại vũ khí đáng sợ nhất trong quân đội Mỹ là gắn liền bốn khẩu súng máy M2HB trên một chiếc xe, thường là loại xe M16 và chúng gây ra mức độ tàn phá kinh hoàng cho máy bay hay các công sự mặt đất của địch.
Tới tận ngày nay, khẩu M2HB dù đã gần 100 năm tuổi nhưng vẫn được nhiều nước có nền quân sự tiên tiến tin dùng vì đơn giản không có ứng cử viên nào thay thế được nó. Ảnh: Defence.
 Tới tận ngày nay, khẩu M2HB dù đã gần 100 năm tuổi nhưng vẫn được nhiều nước có nền quân sự tiên tiến tin dùng vì đơn giản không có ứng cử viên nào thay thế được nó. Ảnh: Defence.
Khẩu M2HB cũng có những khiếm khuyết, chẳng hạn khi không có giá, nó là một khẩu súng cực kỳ nặng nề và khó xoay xở. Thế nhưng nhờ ưu điểm về hỏa lực mạnh, tầm xa và khả năng bắn liên tục, nó vẫn là thứ vũ khí tiêu chuẩn trong quân đội nhiều nước cho tới tận ngày nay.
Mời độc giả xem Video: Lính Mỹ vẫn tập luyện với khẩu súng máy 98 năm tuổi.

Vì sao Việt Nam có xe tăng M24 trong duyệt binh 1955?

(Kiến Thức) - Binh chủng Tăng - Thiết giáp mãi tới năm 1959 mới ra đời, nhưng ngay trong cuộc duyệt binh 1955 đã có 2 chiếc xe tăng M24 Chaffe tham dự. Vậy chúng từ đâu ra?

Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?
Ngày 1/1/1955, mừng chính phủ và Bác Hồ trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, một cuộc duyệt binh lớn đã được tổ chức ở quảng trường Ba Đình lịch sử. Có thể nói, sau 11 năm thành lập, đây là lần đầu tiên quân đội ta tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô. 
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-2
Tham gia trong cuộc duyệt binh này, ngoài các đơn vị bộ đội còn có nhiều xe cơ giới, pháo mặt đất, cối, súng máy phòng không, vốn là những chiến lợi phẩm thu được của địch. Đáng chú ý nhất là có sự xuất hiện của hai chiếc xe tăng M24 Chaffee
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-3
Đây cũng là các xe tăng chiến lợi phẩm mà quân ta đã thu được sau trận Điện Biên. Trước đó, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp mang lên cụm cứ điểm này 10 xe tăng loại M24 Chafee. Những chiếc này được tháo rời ở sân bay Cát Bi và chuyển bằng đường hàng không lên Điện Biên rồi lắp ráp lại. Trong ảnh là lắp ráp xe tăng ở Điện Biên.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-4
 Theo Wikipedia, M24 là loại tăng hạng nhẹ, nặng 18 tấn, trang bị pháo cỡ 75mm. Ngoài ra, có một súng máy Browning 12,7 mm trên nóc tháp pháo và hai súng máy 7,62 mm. Toàn thân xe được bọc giáp dày 9-25 mm. Mỗi kíp xe theo tiêu chuẩn có 5 người.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-5
 10 chiếc xe được biên chế thành đại đội số 3 thuộc Trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ số 1 trong đó có một xe chỉ huy mang tên Conti và 3 phân đội. Quân Pháp bố trí 2 phân đội với 6 xe ở Mường Thanh và 1 phân đội với 3 xe ở Hồng Cúm. Trong ảnh là xe tăng mang tên Conti.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-6
 Đến ngày 7/5, trong 10 chiếc đó thì 8 chiếc bị quân đội ta tiêu diệt còn 2 chiếc trở thành chiến lợi phẩm của ta. Những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm này đã tham gia vào đoàn quân Việt Minh duyệt binh mừng chiến thắng ở trên cánh đồng Mường Phăng ngày 13/5/1954. Trong ảnh là xe tăng M24 ở Mường Thanh.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-7
 Sau đó, để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh mừng Bác Hồ và Chính phủ kháng chiến trở về Thủ đô, các xe tăng này lại được đưa về Hà Nội để tham dự. Theo báo Quân đội nhân dân, nhiệm vụ đưa xe về Hà Nội được giao cho nhà máy sửa chữa ô tô Chiến Thắng.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-8
 Do chiếc xe cẩu duy nhất của ngành xe nước ta thời đó không đủ khả năng cẩu nguyên chiếc xe tăng lên xe tải để mang về nên những người được giao nhiệm vụ đã tháo chiếc xe ra thành từng cụm chi tiết để chở về. Ảnh minh họa một xe tăng M24.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-9
Hai chiếc xe tăng M24 này sau khi được lắp ráp lại tại nhà máy Chiến Thắng đã được cho chạy thử. Kết quả là xe chạy tốt, đảm bảo kỹ thuật, an toàn và được bàn giao cho Bộ tư lệnh duyệt binh. Trong lễ diễu binh, đi đầu là các khối đi bộ; tiếp theo là các khối xe cơ giới kéo pháo, khối các loại pháo chiến lợi phẩm. 
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-10
 Trước khi xe tăng xuất hiện, loa phóng thanh giới thiệu tính năng của xe tăng là “lô cốt” thép di động, sức cơ động cao, vượt được mọi chướng ngại vật, hỏa lực mạnh... nhưng cũng bị bộ đội ta bắt làm tù binh cùng tướng De Castries.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-11
Tuy sau này khi thành lập Binh chủng Tăng Thiết giáp, các loại xe tăng mà quân ta sử dụng là của Liên Xô và Trung Quốc viện trợ như T-34, T-54... nhưng có thể nói rằng 2 chiếc M24 là vốn liếng đầu tiên của lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam. Trong ảnh là các xe tăng T-34 Việt Nam. 

Tại sao Nga thay thế súng máy NSVT 12,7mm còn tốt?

(Kiến Thức) - Hóa ra kể từ sau năm 1991, Quân đội Nga đã không còn nhận được bất kỳ khẩu đại liên NSVT 12,7mm mới nào nữa. 

Tai sao Nga thay the sung may NSVT 12,7mm con tot?
Theo nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, súng máy NSVT 12,7mm trang bị trên các xe bọc thép - xe tăng của Quân đội Nga sẽ được thay thế bằng đại liên Kord 12,7mm (định danh của Lự lượng Vũ trang Nga - RAF là 6P49) do nhà máy Degtyarev phát triển. 

Tin mới