Súng chống tăng Carl-Gustaf M4 vô hại với T-90 Nga?

Dù được đánh giá là dòng súng chống tăng hàng đầu thế giới nhưng Carl-Gustaf M4 Mỹ vừa mua bị cho là không đủ mạnh để xuyên thủng giáp trên T-90 Nga.

Súng chống tăng Carl-Gustaf M4 vô hại với T-90 Nga?
Theo Defence-blog, Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) vừa quyết định ký hợp đồng trị giá 16 triệu USD mua súng chống tăng Carl-Gustaf do Thụy Điển sản xuất. Bản hơp đồng sẽ được thực hiện xong trước khi kết thúc năm 2020.
Điều đặc biệt là cùng với mua mới, Mỹ và Thụy điển còn ký thỏa thuận hợp tác cùng sản xuất Carl-Gustaf ở Mỹ. Tại Mỹ, khẩu Carl-Gustaf M4 được đánh giá rất cao và được biết đến với tên gọi là M3E1, hay vũ khí cá nhân đa nhiệm mới. Đặc biệt, chúng được dùng để thay thế cho khẩu M72 LAW do Mỹ sản xuất hiện có trong trang bị.
Sung chong tang Carl-Gustaf M4 vo hai voi T-90 Nga?
 Lính Mỹ thử sức với khẩu Carl-Gustaf M4.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc Mỹ phải dùng Carl-Gustaf thay thế sản phẩm nội địa bởi súng do Thụy Điển sản xuất sở hữu rất nhiều ưu điểm. Khả năng đặc biệt của Carl-Gustaf M4 là xử lý nhiều tình huống chiến thuật, phù hợp với tác chiến trong môi trường hạn chế.
Tạo hỏa lực mạnh đến cấp trung đội khi tác chiến trong môi trường bất thuận, ít được hỗ trợ từ bên ngoài. Ngoài ra, hỏa thần vác vai này còn dễ vận hành, dễ sử dụng kể cả cho huấn luyện lẫn cho mục đích chiến đấu.
Để hoàn thành loạt nhiệm vụ của mình, hệ thống ngắm của Carl-Gustaf M4 được đánh giá rất thông minh với các đầu ruồi được thiết kế như một bộ phận chốt khóa để gắn thêm các thiết bị phục vụ tác chiến ban đêm như màn hình hiển thị hoặc đèn laser.
Trong điều kiện thử nghiệm, đầu đạn HEAT được phóng đi từ Carl-Gustaf M4 có khả năng xuyên tối đa 400mm thép đồng nhất. Khi sử dụng đầu đạn nổ lại (Tandem-charge), M4 có thể xuyên qua tới 500mm thép cán đồng nhất được đặt phía sau lớp giáp phản ứng nổ.
Sử dụng cỡ đạn 84x246mm, mỗi viên đạn của súng chống tăng Carl-Gustaf M4 có trọng lượng từ 3,1 tới 4kg tùy từng loại đầu đạn. Sơ tốc đầu nòng của M4 cũng thay đổi tùy từng loại đạn mà nó sử dụng, từ 230 tới 255 mét/s.
Tốc độ bắn tối đa của Carl-Gustaf M4 lên tới 6 viên mỗi phút. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu xe tăng tối đa 400 mét (tùy thuộc loại xe tăng). Trong khi đó tầm bắn hiệu quả với các mục tiêu bất động như công sự, nhà cửa, chiến hào,... có thể lên tới 1000 mét.
Căn cứ vào những thông số được nhà sản xuất công bố cho thấy, dù bắn ở khoảng cách nào, đạn của khẩu Carl-Gustaf M4 không đủ mạnh để có thể xuyên thủng lớp giáp được đánh giá thuộc top đầu thế giới hiện nay trên tăng T-90MS của Nga.
Cụ thể, độ dày giáp chống đạn APFSDS trên T-90MS với giáp Relikt là 1.100-1.300mm thép đồng nhất RHA tương đương (với xe tăng T-90A cùng Kontakt-5 là 800-830); độ dày chống đạn nổ lõm là 1.350mm thép RHA (với T-90A và Kontakt-5 là 1.150-1350).
Trong khi đó, khả năng xuyên thủng tối đa của khẩu Carl-Gustaf M4 chỉ là 500mm.

Vì sao súng chống tăng B41 được yêu thích khắp thế giới?

(Kiến Thức) - Nhỏ gọn, có sức công phá lớn và đặc biệt là chi phí rẻ là những yếu tố "ăn tiền" nhất của khẩu súng chống tăng B41. 

Vì sao súng chống tăng B41 được yêu thích khắp thế giới?
Vi sao sung chong tang B41 duoc yeu thich khap the gioi?
 B41 là định danh của Việt Nam dành cho khẩu súng chống tăng RPG-7 huyền thoại do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Sina. 
Vi sao sung chong tang B41 duoc yeu thich khap the gioi?-Hinh-2
Súng chống tăng B41 bắt đầu được trang bị vào năm 1959 và rất phổ biến trong cuộc chiến tranh Việt Nam với hỏa lực vượt trội, gọn nhẹ và có nhiều mục đích sử dụng khác nhau từ tấn công thiết giáp tới bộ binh hoặc để dọn hàng rào dây thép gai đánh cửa mở. Nguồn ảnh: Sina. 

Mơ súng nhẹ như M72, mạnh như B41, Mỹ thất bại thảm hại

(Kiến Thức) - Có sức mạnh như B41 (RPG-7), nhẹ như M72, tuy nhiên dự án súng chống tăng FGR-17 Viper là thất bại thảm hại của người Mỹ.

Mơ súng nhẹ như M72, mạnh như B41, Mỹ thất bại thảm hại
Mo sung nhe nhu M72, manh nhu B41, My that bai tham hai
 Mỹ luôn là quốc gia đi đầu trong việc thiết kế chế tạo những vũ khí, các vũ khí được thiết kế tại đây luôn được đánh giá cao về tính năng cũng như độ tinh vi, tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc tạo ra những phiên bản vũ khí mới, trường hợp súng chống tăng FGR-17 là một ví dụ. Nguồn ảnh: Designation Systems

Bó tay với khẩu súng chống tăng lò xo trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh thế giới hai, người Anh đã phát minh ra một khẩu súng chống tăng bắn bằng... lò xo có một không hai.

Bó tay với khẩu súng chống tăng lò xo trong CTTG 2
Bo tay voi khau sung chong tang lo xo trong CTTG 2
 Khẩu súng chống tăng sử dụng cơ chế giật lò xo được Anh thiết kế, sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1942 tới năm 1950. Đây là một khẩu súng bị binh lính kêu ca rất nhiều vì cơ chế bắn oái oăm của nó. Nguồn ảnh: Warmachine.
Bo tay voi khau sung chong tang lo xo trong CTTG 2-Hinh-2
 Khẩu súng sử dụng một lò xo cứng để lên đạn, khi lên bắn, lò xo sẽ đẩy một con thoi đập vào đít quả đạn, đít quả đạn, liều phóng phát nổ sẽ đẩy quả đạn chống tăng bay vào mục tiêu đồng thời cũng sẽ đầy ngược con thoi về vị trí ban đầu, sẵn sàng cho phát bắn tiếp theo. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.