Sức sống mãnh liệt của “thần sấm” A-10 Mỹ

Sức sống mãnh liệt của “thần sấm” A-10 Mỹ

Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt của Không quân Mỹ được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng do hỏa lực phòng không của đối phương gây ra.

 Máy bay cường kích A-10 là sản phẩm do hãng Fairchild Republic sản xuất vào thập niên 70 với nhiệm vụ hỗ trợ trên không.
Máy bay cường kích A-10 là sản phẩm do hãng Fairchild Republic sản xuất vào thập niên 70 với nhiệm vụ hỗ trợ trên không.
A-10 còn có tên gọi là “Warthog” (Lợn lòi) vì hình dáng đặc biệt của nó. Dù không sở hữu tốc độ nhanh như máy bay phản lực chiến thuật, nó rất cơ động do 2 cánh rộng.
A-10 còn có tên gọi là “Warthog” (Lợn lòi) vì hình dáng đặc biệt của nó. Dù không sở hữu tốc độ nhanh như máy bay phản lực chiến thuật, nó rất cơ động do 2 cánh rộng.
Phần mũi của máy bay được trang bị súng đại liên GAU-8 Avenger 7 nòng 30 mm, tốc độ bắn 3.900 viên đạn mỗi phút.
Phần mũi của máy bay được trang bị súng đại liên GAU-8 Avenger 7 nòng 30 mm, tốc độ bắn 3.900 viên đạn mỗi phút.
“Thần sấm” trở thành “át chủ bài” trong loạt máy bay hỗ trợ các đơn vị bộ binh do nó được trang bị nhiều loại vũ khí và khả năng di chuyển trong nhiều giờ.
“Thần sấm” trở thành “át chủ bài” trong loạt máy bay hỗ trợ các đơn vị bộ binh do nó được trang bị nhiều loại vũ khí và khả năng di chuyển trong nhiều giờ.
Ngoài pháo chống tăng GAU-8, A-10 còn được trang bị tên lửa không đối đất Maverick AGMs hay hỏa tiễn tầm nhiệt Sidewinder.
Ngoài pháo chống tăng GAU-8, A-10 còn được trang bị tên lửa không đối đất Maverick AGMs hay hỏa tiễn tầm nhiệt Sidewinder.
Buồng lái và các bộ phận thuộc hệ thổng kiểm soát máy bay được bảo vệ bằng lớp giáp titan với tổng trọng lượng lên tới hơn 500 kg.
Buồng lái và các bộ phận thuộc hệ thổng kiểm soát máy bay được bảo vệ bằng lớp giáp titan với tổng trọng lượng lên tới hơn 500 kg.
Để giảm mức độ thiệt hại đối với hệ thống nhiên liệu, tất cả 4 thùng nhiên liệu được đặt gần trung tâm của máy bay và nằm cách biệt phần thân.
Để giảm mức độ thiệt hại đối với hệ thống nhiên liệu, tất cả 4 thùng nhiên liệu được đặt gần trung tâm của máy bay và nằm cách biệt phần thân.
Độ bền của "thần sấm" được thể hiện rõ vào ngày 7/4/2003 khi một chiếc A-10 do nữ đại úy Kim Campbell điều khiển đã trúng pháo phòng không khi bay qua Baghdad, Iraq, trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Dù một động cơ và hệ thống thủy lực của máy bay bị tê liệt, đại úy Campbell vẫn điều khiển nó trong gần một giờ và sau đó hạ cánh an toàn.
Độ bền của "thần sấm" được thể hiện rõ vào ngày 7/4/2003 khi một chiếc A-10 do nữ đại úy Kim Campbell điều khiển đã trúng pháo phòng không khi bay qua Baghdad, Iraq, trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Dù một động cơ và hệ thống thủy lực của máy bay bị tê liệt, đại úy Campbell vẫn điều khiển nó trong gần một giờ và sau đó hạ cánh an toàn.
Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần.
Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần.
Hồi cuối năm 2014, Lầu Năm Góc đã điều động máy bay tấn công mặt đất nổi tiếng này tới Trung Đông để tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Dù được coi là lựa chọn số 1 của Không quân Mỹ cho nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất, Không quân Mỹ vẫn muốn để phi đội A-10 "nghỉ hưu" để cắt giảm chi phí theo đề xuất ngân sách năm 2015. Tuy nhiên, thay vì bán phi đội chiến đấu cơ này, Không quân Mỹ sẽ phát triển máy bay tấn công không người lái có tên UA-10 dựa trên mẫu cường kích nổi tiếng một thời, theo Flight Global.
Hồi cuối năm 2014, Lầu Năm Góc đã điều động máy bay tấn công mặt đất nổi tiếng này tới Trung Đông để tham gia cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Dù được coi là lựa chọn số 1 của Không quân Mỹ cho nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất, Không quân Mỹ vẫn muốn để phi đội A-10 "nghỉ hưu" để cắt giảm chi phí theo đề xuất ngân sách năm 2015. Tuy nhiên, thay vì bán phi đội chiến đấu cơ này, Không quân Mỹ sẽ phát triển máy bay tấn công không người lái có tên UA-10 dựa trên mẫu cường kích nổi tiếng một thời, theo Flight Global.

GALLERY MỚI NHẤT