Sức mạnh quân sự Việt Nam tăng trên bảng xếp hạng thế giới

Theo GlobalFirepower, trong năm 2017, sức mạnh quân sự Việt Nam tăng đáng kể trên bậc xếp hạng do website này phân tích, đứng vị trí thứ 16 trong số 133 nước và vùng lãnh thổ.

 

Trang web GlobalFirepower (tạm dịch là Hỏa lực Toàn cầu) đánh giá sức mạnh quân sự các nước trên các phương diện như nhân lực, không quân (đánh giá các loại máy bay của tất cả các
Năm 2016, GlobalFirepower (GFP) xếp Việt Nam ở vị trí 17 nhưng là 17 trong tổng số 126 nước và vùng lãnh thổ. Như vậy so với năm 2016, sức mạnh quân sự của Việt Nam 2017 về thực chất có thể coi là tăng vài bậc chứ không chỉ một bậc.
Việt Nam đứng ở vị trí 16 trong bảng xếp hạng của GFP năm 2017, gồm 133 nước và vùng lãnh thổ. Ảnh chụp màn hình trang web GFP.
 Việt Nam đứng ở vị trí 16 trong bảng xếp hạng của GFP năm 2017, gồm 133 nước và vùng lãnh thổ. Ảnh chụp màn hình trang web GFP.
Trong bảng xếp hạng của GFP 2017, Việt Nam đứng trên Brazil, Đài Loan (Trung Quốc), Ba Lan và Thái Lan trong top 20. Việt Nam xếp ngay dưới Hàn Quốc, Pakistan, Indonesia, và Israel.
Trong năm 2017, Triều Tiên tiến bộ vượt bậc về công nghệ tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, xét về sức mạnh quân sự tổng thể, năm 2017 họ vẫn chỉ được xếp ở vị trí 23 (so với vị trí 25 vào năm 2016).
10 nước đứng đầu bảng xếp hạng Hỏa lực Toàn cầu 2017 lần lượt là: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, và Ai Cập.

Top sự kiện quân sự Việt Nam khó quên nhất năm 2016

(Kiến Thức) - Năm 2016 chỉ còn ít ngày nữa sẽ chính thức kết thúc, hãy cùng Kiến Thức điểm lại những sự kiện quân sự Việt Nam khó quên trong năm nay. 

Top su kien quan su Viet Nam kho quen nhat nam 2016
Một trong những sự kiện nổi bật nhất liên quan tới quân sự Việt Nam trong năm 2016 là việc Tổng thống Obama tuyên bố tại Hà Nội chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã góp phần mở ra trang quan hệ quốc phòng mới giữa hai nước Việt – Mỹ. Nguồn ảnh: Reuters 

Hải quân Việt Nam có thể tiến hành chiến dịch cách bờ 500-600km

"Hải quân Việt Nam đã đủ sức bảo vệ biển của Tổ quốc, có thể tổ chức những trận đánh cách bờ 500-600 km", Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhận định.

Ngày 28/2 diễn ra lễ thượng cờ Tàu ngầm 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa Vũng Tàu tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đủ 6 tàu ngầm Kilo 636, nằm trong gói hợp đồng trị giá 2 tỷ USD ký kết với Nga năm 2009. Trang sử dang dở của tàu ngầm Việt Nam đã được viết tiếp.
Nhân sự kiện này, Zing.vn có cuộc trao đổi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.
Chúng ta đủ sức giáng trả
- Thưa Chuẩn đô đốc, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 6 tàu ngầm Kilo do Nga đóng, đồng thời cũng trang bị nhiều phương tiện theo hiện đại hơn. Ông đánh giá như thế nào về khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân Việt Nam tính đến hiện tại?
- Với tư cách là một người trong nghề, tôi mừng khi Hải quân Việt Nam có được lực lượng tương đối đồng bộ và thể hiện là một quân chủng hỗn hợp. Hải quân không chỉ có tàu chiến mặt nước hay tên lửa bờ mà không quân hải quân cũng bắt đầu hình thành. Mặc dù không quân chiến đấu đang nằm ở Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân (PKKQ) nhưng đã hoạt động trên biển. Hải quân đã có một trung đoàn không quân. Rồi chúng ta có lực lượng tàu ngầm, đặc công hải quân, hải quân đánh bộ.
Hai quan Viet Nam co the tien hanh chien dich cach bo 500-600km
 Biên đội tàu tên lửa và máy bay săn ngầm của Hải quân Việt Nam. Ảnh: An Bình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới