Sức mạnh đáng sợ của P-800 trong Hải quân Việt Nam

Cụm từ Yakhont nghĩa là “hồng ngọc”, tuy có biệt danh mỹ miều nhưng sức mạnh của nó thực sự là “cơn ác mộng” đối với tàu chiến đấu mặt nước.

“Cơn ác mộng với tàu chiến”

Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (định danh NATO là SS-N-26) do hãng NPO Mashinostroyeniya (Nga) nghiên cứu phát triển.
Tên lửa P-800 Yankhont nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 0,7m, sải cánh 1,7m. Quả đạn được thiết kế với 4 cánh điều hướng lớn ở gần phần đuôi, ở phần mũi là cửa hút không khí cho động cơ hoạt động (kiểu thiết kế này khá giống với máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 1,2).
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont.
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont.

P-800 trang bị động cơ phản lực tĩnh dòng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng kịp thời và bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg. Theo đánh giá của chuyên gia thế giới, với đầu đạn đó P-800 có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Về hệ thống dẫn đường, sau khi rời bệ phóng tên lửa P-800 sẽ bay theo chế dộ dẫn đường quán tính được lập trình sẵn. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, đầu tự dẫn radar chủ động (trên tên lửa) sẽ kích hoạt tìm kiếm, phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75km.
Đặc biệt, ở giai đoạn này tên lửa hạ độ cao bay bám mặt biển từ 5-15m. Đây cũng là yếu tố nâng cao khả năng sống sót của tên lửa trước các hệ thống phòng không trên chiến hạm địch.
Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – thấp đạt tầm bắn 120km.
Kết hợp tốc độ vượt âm thanh và độ cao bay cực thấp, P-800 thực sự là bài toán khó trong đánh chặn tên lửa của chiến hạm thế giới.

“Lá chắn thép” bảo vệ biển Việt Nam

Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont được thiết kế để tích hợp rộng rãi trên nhiều nền tảng (tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay, nền tảng mặt đất). Dù vậy, hiện nay P-800 chủ yếu trang bị trên hệ thống phòng thủ bờ biển trên đất liền K-300 Bastion-P.
Theo nguồn tin Nga, năm 2011 Việt Nam đã tiếp nhận các hệ thống phòng thủ biển K-300 Bastion-P tại Nga. Đây là “lá chắn thép” bảo vệ vững chắc biển đảo nước ta.
Trang bị cơ bản của hệ thống Bastion-P gồm: 4 xe mang phóng tự hành K340P (mỗi xe chở 2 đạn tên lửa P-800); xe chở đạn dự trữ; hệ thống radar điều khiển hỏa lực Monolit-B; xe chỉ huy cùng các phương tiện hậu cần, hỗ trợ kỹ thuật.
Xe mang phóng chứa 2 đạn tên lửa P-800 trong hệ thống Bastion-P của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên
Xe mang phóng chứa 2 đạn tên lửa P-800 trong hệ thống Bastion-P của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên

Theo nhà sản xuất Nga, Bastion-P có khả năng cơ động cao, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, có khả năng kháng nhiễu mạnh, khai hỏa nhiều đạn tên lửa cùng lúc. Một hệ thống Bastion-P có thể bảo vệ bờ biển dài 600km, phạm vi bao quát mục tiêu 300km.
Trong chiến đấu, khi nhận lệnh phóng đạn tên lửa P-800 sẽ rời bệ phóng bằng liều phóng phụ theo cơ chế phóng nguội. Khi đạt độ cao nhất định, động cơ nhiên liệu rắn khởi động đưa tên lửa vọt lên cao. Đồng thời van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đạn và chóp mũi đạn giúp quả tên lửa xoay theo hướng phóng dự kiến.
Khi đạn tên lửa nằm đúng hướng phóng, nón che cửa hút không khí ở chóp mũi sẽ loại bỏ. Phần động cơ nhiên liệu rắn tiếp tục đưa quả đạn đạt ngưỡng tốc độ phù hợp vận hành động cơ phản lực tĩnh T6.
Đạt tới ngưỡng đó, tầng động cơ nhiên liệu rắn sẽ tách bỏ khỏi quả đạn. Và động cơ phản lực tĩnh siêu âm T6 dùng nhiên liệu lỏng sẽ kích hoạt đưa tên lửa đạt vận tốc vượt âm thanh hướng vào mục tiêu.


TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới