Sữa mẹ có thể để được bao lâu bên ngoài và trong tủ lạnh?

Việc vắt và trữ sữa là điều cần thiết, không chỉ giúp mẹ hạn chế tình trạng tắc tia sữa mà còn để phòng khi mẹ thiếu sữa, đi làm… con vẫn có đủ sữa mẹ.

Sữa mẹ có thể để được bao lâu bên ngoài và trong tủ lạnh?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc vắt và trữ sữa là điều cần thiết, không chỉ giúp mẹ hạn chế tình trạng tắc tia sữa mà còn để phòng khi mẹ thiếu sữa, đi làm… con vẫn có đủ sữa mẹ. Tuy nhiên, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ngoài và trong tủ lạnh và bảo quản thế nào cho an toàn?

Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Nếu nhiệt độ phòng cao hơn 25 độ C, tốt nhất nên cho sữa vào tủ lạnh trong vòng 4 giờ sau khi vắt sữa. Nhiệt độ phòng càng cao thì sữa sẽ hỏng càng nhanh.

Sua me co the de duoc bao lau ben ngoai va trong tu lanh?

Nếu bé đã uống dở sữa, miệng bé tiếp xúc với sữa có thể đưa các vi khuẩn xâm nhập vào sữa, khiến sữa nhanh hỏng hơn.

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, sữa mẹ mới vắt ra có thể được bảo quản trong tủ lạnh đến bốn ngày. Khi cho sữa vào tủ lạnh, bạn nên đặt vào sâu trong ngăn tủ và không để ở cánh cửa tủ lạnh. Lý do là bởi cửa tủ lạnh thường tiếp xúc với nhiệt độ phòng.

Sua me co the de duoc bao lau ben ngoai va trong tu lanh?-Hinh-2

Bạn nên đặt nhiệt độ tủ lạnh từ khoảng 3,8 - 4,5 độ C. Trước khi sử dụng sữa, hãy đặt bình/túi vào chậu nước ấm hoặc để dưới vòi nước ấm trong vài phút. Nếu bạn bảo quản nhiều bình/túi trong tủ lạnh, hãy sử dụng bình/túi cũ nhất trước.

Bảo quản sữa trong ngăn đá

Nếu muốn trữ sữa mẹ lâu dài, bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên bạn nên dùng sữa mẹ càng sớm càng tốt. Lý do là vì sau 3 tháng bảo quản, lượng calo và chất béo trong sữa mẹ sẽ bị giảm đi so với sữa tươi.

Sua me co the de duoc bao lau ben ngoai va trong tu lanh?-Hinh-3

Lưu ý:

- Ghi nhớ nguyên tắc bảo quản sữa: 4 giờ ở nhiệt độ phòng, 4 ngày trong tủ lạnh.

- Ngoài ra, hãy nhớ dán nhãn ghi ngày, giờ trước khi cho sữa vào tủ lạnh hoặc ngăn đá.

Sua me co the de duoc bao lau ben ngoai va trong tu lanh?-Hinh-4

Làm thế nào để biết sữa đã bị hỏng?

Dù bạn có cẩn thận đến đâu, sữa mẹ vắt ra vẫn có thể bị hỏng. Sữa mẹ bị hỏng sẽ có mùi hôi hoặc có vị chua, hoặc thậm chí cả hai.

Kiếm hàng trăm triệu đồng nhờ bán sữa mẹ cho cánh mày râu

Nhận ra có rất nhiều người đàn ông có nhu cầu sử dụng sữa mẹ để tăng cơ bắp, một bà mẹ 2 con đã quyết định mở dịch vụ bán sữa mẹ cho cánh mày râu. Đến nay, bà mẹ hai con đã kiếm được khoảng 4.500 bảng Anh.

Kiếm hàng trăm triệu đồng nhờ bán sữa mẹ cho cánh mày râu
Người phụ nữ có tên là Rafaela Lamprou 24 tuổi đã sinh con trai Anjelo 7 tháng trước và cô có rất nhiều sữa mẹ còn dư. Do không còn chỗ để cất giữ, Rafaela quyết định mang 17,000 ounces (hơn 502 lít) sữa của mình đem cho người quen và cả những người lạ mặt. Nhiều người tỏ ra vô cùng vui vẻ, đặc biệt rất nhiều nam giới, những người muốn tăng cơ bắp có nhu cầu sử dụng sữa của cô.

Bức ảnh sữa mẹ màu đỏ cảnh báo căn bệnh khi cho con bú

Bị viêm vú, dòng sữa mẹ của Tanya Knox (Australia) chuyển thành màu đỏ do bầu ngực xuất hiện cục máu đông.

Bức ảnh sữa mẹ màu đỏ cảnh báo căn bệnh khi cho con bú
Sữa mẹ có nhiều màu sắc phong phú và biến đổi tùy hoàn cảnh song bức ảnh do Tanya Knox (Australia) vẫn khiến không ít người giật mình.

Độc chiêu giúp con nghiện ti trở lại của bà mẹ 8x

Những mẹ nào bị con chê ti thì cần tìm ra nguyên nhân để cải thiện càng sớm càng tốt.

Độc chiêu giúp con nghiện ti trở lại của bà mẹ 8x
Ai cũng biết, nguồn sữa mẹ quý giá như thế nào đối với sự phát triển của con yêu. Chính vì thế mà đa phần các mẹ đều muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Thế nhưng nhiều mẹ lại gặp phải tình trạng, con bỏ bú chê ti mẹ vì thích ti bình hơn. Gặp phải hoàn cảnh này, mẹ cần làm gì để con tìm lại bầu vú mẹ, các mẹ hãy tìm hiểu những cách dưới đây để giúp con ti mẹ trở lại nhé!

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.