Sự thực Trái đất hứng chịu 500 vụ va chạm thiên thạch mỗi năm

Sự thực Trái đất hứng chịu 500 vụ va chạm thiên thạch mỗi năm

Mỗi năm có khoảng 500 vụ thiên thạch va chạm vào Trái đất. Tuy nhiên điều khó hiểu là tại sao chúng ta lại không biết và không có ai bị thương?

Mỗi năm có khoảng 500  thiên thạch va vào Trái đất. Một tiểu hành tinh chỉ có đường kính lớn hơn 1km, nhưng khi va chạm vào Trái đất, nó cũng có thể tạo ra một vụ nổ có sức công phá tương đương với 44, 8 triệu tấn TNT.
Mỗi năm có khoảng 500 thiên thạch va vào Trái đất. Một tiểu hành tinh chỉ có đường kính lớn hơn 1km, nhưng khi va chạm vào Trái đất, nó cũng có thể tạo ra một vụ nổ có sức công phá tương đương với 44, 8 triệu tấn TNT.
Hậu quả vụ va chạm thiên thạch với Trái đất là rất nghiêm trọng, nhưng tại sao chúng ta vẫn bình an vô sự, thậm chí còn rất hiếm khi nghe thấy thông tin liên quan đến thiên thạch?
Hậu quả vụ va chạm thiên thạch với Trái đất là rất nghiêm trọng, nhưng tại sao chúng ta vẫn bình an vô sự, thậm chí còn rất hiếm khi nghe thấy thông tin liên quan đến thiên thạch?
Nguyên nhân vì Trái đất có bầu khí quyển dày, các tiểu hành tinh có đường kính dưới 10 mét bị đốt cháy ngay trong khí quyển, nên khó ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người.
Nguyên nhân vì Trái đất có bầu khí quyển dày, các tiểu hành tinh có đường kính dưới 10 mét bị đốt cháy ngay trong khí quyển, nên khó ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người.
Không những thế, xác suất để các tiểu hành tinh lớn hơn va vào Trái đất rất thấp. Theo thống kê của các nhà khoa học, trung bình cứ 500.000 năm lại có một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 1 km va vào Trái đất;
Không những thế, xác suất để các tiểu hành tinh lớn hơn va vào Trái đất rất thấp. Theo thống kê của các nhà khoa học, trung bình cứ 500.000 năm lại có một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 1 km va vào Trái đất;
Tiểu hành tinh có đường kính 5 km va vào Trái đất xảy ra trung bình 10 triệu năm một lần. Lần va chạm với tiểu hành tinh lớn gần đây nhất xảy ra cách đây 65 triệu năm.
Tiểu hành tinh có đường kính 5 km va vào Trái đất xảy ra trung bình 10 triệu năm một lần. Lần va chạm với tiểu hành tinh lớn gần đây nhất xảy ra cách đây 65 triệu năm.
Trái đất bao gồm 70% đại dương và 30% đất liền. Xác suất rơi của các tiểu hành tinh ở bất kỳ nơi nào trên Trái đất là bằng nhau, do đó có 70% xác suất tiểu hành tinh rơi xuống đại dương và chỉ có 30% xác suất chúng rơi vào đất liền.
Trái đất bao gồm 70% đại dương và 30% đất liền. Xác suất rơi của các tiểu hành tinh ở bất kỳ nơi nào trên Trái đất là bằng nhau, do đó có 70% xác suất tiểu hành tinh rơi xuống đại dương và chỉ có 30% xác suất chúng rơi vào đất liền.
Ở vùng đất có dân cư thưa thớt như rừng, sa mạc, núi cao cho dù thiên thạch có rơi xuống thì xác suất va trúng con người cũng rất thấp.
Ở vùng đất có dân cư thưa thớt như rừng, sa mạc, núi cao cho dù thiên thạch có rơi xuống thì xác suất va trúng con người cũng rất thấp.
Có thể nói, xác suất để một tiểu hành tinh đâm trúng vào người là rất thấp.
Có thể nói, xác suất để một tiểu hành tinh đâm trúng vào người là rất thấp.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, các tiểu hành tinh có đường kính hơn 140 mét gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho Trái đất. Những tiểu hành tinh có đường kính hơn 1km sẽ gây ra thảm họa toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, các tiểu hành tinh có đường kính hơn 140 mét gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho Trái đất. Những tiểu hành tinh có đường kính hơn 1km sẽ gây ra thảm họa toàn cầu.
Sự tuyệt chủng của loài khủng long cách đây 65 triệu năm là do một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10km va vào Trái đất.
Sự tuyệt chủng của loài khủng long cách đây 65 triệu năm là do một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10km va vào Trái đất.
Năng lượng khổng lồ được giải phóng từ vụ nổ đã gây ra các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, sóng thần, động đất và núi lửa phun trào, dẫn đến khủng long - chúa tể của Trái đất vào thời điểm đó tuyệt chủng.
Năng lượng khổng lồ được giải phóng từ vụ nổ đã gây ra các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, sóng thần, động đất và núi lửa phun trào, dẫn đến khủng long - chúa tể của Trái đất vào thời điểm đó tuyệt chủng.
Do đó, việc các tiểu hành tinh va chạm với Trái đất mang đến những hậu quả vô cùng tồi tệ, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại. Rất may, ngày nay chúng ta có những tiến bộ về khoa học vũ trụ, giúp cảnh báo, dự đoán và khắc phục những rủi ro của thiên thạch đối với Trái đất.
Do đó, việc các tiểu hành tinh va chạm với Trái đất mang đến những hậu quả vô cùng tồi tệ, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại. Rất may, ngày nay chúng ta có những tiến bộ về khoa học vũ trụ, giúp cảnh báo, dự đoán và khắc phục những rủi ro của thiên thạch đối với Trái đất.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.