Sự thực đâu mới là loài chim lớn nhất thế giới?

Sự thực đâu mới là loài chim lớn nhất thế giới?

(Kiến Thức) - Lạc đà có phải là loài chim lớn nhất thế giới? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây. 

Mới đây, dư luận đang xôn xao với thông tin lạc đà là  loài chim lớn nhất thế giới được ghi trong một quyển sách khám phá khoa học dành cho trẻ em, trong khi đó theo hiểu biết chung của nhiều người, lạc đà lại không phải là một loài chim, cũng như không nằm trong bộ gia cầm mà là một loài động vật có vú. (Ảnh: Michael R. Relly)
Mới đây, dư luận đang xôn xao với thông tin lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới được ghi trong một quyển sách khám phá khoa học dành cho trẻ em, trong khi đó theo hiểu biết chung của nhiều người, lạc đà lại không phải là một loài chim, cũng như không nằm trong bộ gia cầm mà là một loài động vật có vú. (Ảnh: Michael R. Relly)
Theo tìm hiểu, lạc đà là tên gọi hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống. Tất nhiên, chúng chẳng hề liên quan đến họ hàng nhà chim. (Theo Ojafr.ir)
Theo tìm hiểu, lạc đà là tên gọi hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống. Tất nhiên, chúng chẳng hề liên quan đến họ hàng nhà chim. (Theo Ojafr.ir)
Vậy loài chim lớn nhất thế giới là loài nào? Câu trả lời chính là đà điểu châu Phi. Đà điểu châu Phi, tên khoa học là Struthio camelus, là một loài chim chạy có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, chi Struthio. (Theo Wildbirdgallery)
Vậy loài chim lớn nhất thế giới là loài nào? Câu trả lời chính là đà điểu châu Phi. Đà điểu châu Phi, tên khoa học là Struthio camelus, là một loài chim chạy có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, chi Struthio. (Theo Wildbirdgallery)
Được mệnh danh là loài chim còn sống lớn nhất thế giới, đà điểu châu Phi khi trưởng thành có thể nặng từ 90 đến 130kg, có con nặng tới 155kg, cao từ 1,7m đến 2,7m, thực sự mới là một loài chim khổng lồ trên thế giới. (Theo Parfaitimage)
Được mệnh danh là loài chim còn sống lớn nhất thế giới, đà điểu châu Phi khi trưởng thành có thể nặng từ 90 đến 130kg, có con nặng tới 155kg, cao từ 1,7m đến 2,7m, thực sự mới là một loài chim khổng lồ trên thế giới. (Theo Parfaitimage)
Thú vị hơn, mặc dù chẳng liên quan đến lạc đà nhưng tên khoa học Struthio camelus của loài chim lớn nhất thế giới này lại bắt nguồn từ từ kamelos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lạc đà". Chính vì vậy, chúng còn được gọi là "chim lạc đà". (Theo Commons)
Thú vị hơn, mặc dù chẳng liên quan đến lạc đà nhưng tên khoa học Struthio camelus của loài chim lớn nhất thế giới này lại bắt nguồn từ từ kamelos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lạc đà". Chính vì vậy, chúng còn được gọi là "chim lạc đà". (Theo Commons)
Cũng có những điểm thú vị ở hai loài động vật này trùng hợp rất giống nhau. Cả lạc đà và đà điểu đều có một chiếc cổ dài, cơ bắp phát triển, khả năng chịu đựng nắng nóng khô hạn và lông mi rất dày, rậm để chắn nắng. (Theo Commons)
Cũng có những điểm thú vị ở hai loài động vật này trùng hợp rất giống nhau. Cả lạc đà và đà điểu đều có một chiếc cổ dài, cơ bắp phát triển, khả năng chịu đựng nắng nóng khô hạn và lông mi rất dày, rậm để chắn nắng. (Theo Commons)
Cả hai loài động vật đều không thể bay, lạc đà thì đương nhiên không thể vì chúng không sở hữu bất cứ bộ phận cơ thể nào có thể giúp chúng thực hiện ước mơ bay lượn trên bầu trời. Đà điểu được xếp vào bộ chim chạy là có lý do của nó, cánh của chúng thoái hóa, tiêu biến nhỏ đi, không thể nâng cơ thể khổng lồ của nó bay lên mặt đất dù chỉ 1cm. (Theo Nomad)
Cả hai loài động vật đều không thể bay, lạc đà thì đương nhiên không thể vì chúng không sở hữu bất cứ bộ phận cơ thể nào có thể giúp chúng thực hiện ước mơ bay lượn trên bầu trời. Đà điểu được xếp vào bộ chim chạy là có lý do của nó, cánh của chúng thoái hóa, tiêu biến nhỏ đi, không thể nâng cơ thể khổng lồ của nó bay lên mặt đất dù chỉ 1cm. (Theo Nomad)
Bù lại đà điểu chạy rất nhanh, vận tốc của chúng có thể lên đến 70km/h, thời gian tăng tốc không đáng kể. Lạc đà cũng không kém cạnh với vận tốc khoảng 65km/h và có thể duy trì liên tục vận tốc 40km/h. (Theo Theoallofs)
Bù lại đà điểu chạy rất nhanh, vận tốc của chúng có thể lên đến 70km/h, thời gian tăng tốc không đáng kể. Lạc đà cũng không kém cạnh với vận tốc khoảng 65km/h và có thể duy trì liên tục vận tốc 40km/h. (Theo Theoallofs)
Mặc dù vậy, theo các dẫn chứng khoa học, đà điểu mới là loài chim lớn nhất thế giới. Hơn nữa, đà điểu và lạc đà thực sự là hai loài riêng biệt, không có chung nhánh tiến hóa hay nguồn gốc tổ tiên. (Theo Djringer)
Mặc dù vậy, theo các dẫn chứng khoa học, đà điểu mới là loài chim lớn nhất thế giới. Hơn nữa, đà điểu và lạc đà thực sự là hai loài riêng biệt, không có chung nhánh tiến hóa hay nguồn gốc tổ tiên. (Theo Djringer)
Loài chim khổng lồ này sống theo từng nhóm 5–50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. (Theo Djringer)
Loài chim khổng lồ này sống theo từng nhóm 5–50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. (Theo Djringer)
Đặc biệt là, đà điểu có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm nếu có điều kiện. Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa. (Ảnh Yann Kolbeinsson)
Đặc biệt là, đà điểu có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm nếu có điều kiện. Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa. (Ảnh Yann Kolbeinsson)

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.