Sự thật việc Trương Phi khiến Hạ Hầu Kiệt sợ quá vỡ mật chết

Hạ Hầu Kiệt là một nhân vật sống vào thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là bà con của Tào Tháo, một thế lực quân phiệt ở thời kỳ bấy giờ. Qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa Hạ Hầu Kiệt được biết đến với tình tiết bị Trương Phi hét lớn và sợ quá vỡ mật chết.

Sự thật việc Trương Phi khiến Hạ Hầu Kiệt sợ quá vỡ mật chết
Tam quốc là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu năm 190 khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập cuối thời nhà Đông Hán. Về sau khi nhắc đến thời kỳ này hậu thế thường liên tưởng đến bộ tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa.
Tam quốc diễn nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.
Tại hồi thứ 42, Tam quốc diễn nghĩa, khi Hạ Hầu Kiệt đang đi theo Tào Tháo truy kích Lưu Bị trong trận Đương Dương - Trường Bản. Đến cầu Trường Bản khi đó Trương Phi một mình đứng trên cầu mắt nhìn thấy ba mươi vạn đại quân Tào sắp tiến đến, có người hỏi tại sao không trốn chạy, Trương Phi chỉ cười mà đáp: “Ngô bất kiến chúng quân, chỉ kiến Tào Tháo” (Không nhìn quân đội chỉ nhìn Tào Tháo).
Quân Tào truy kích đuổi đến nơi, một mình Trương Phi hùng dũng đứng cầm xà mâu quát lớn: “Ngô nãi Yến nhân Trương Dực Đức, thùy cảm cộng ngô quyết tử” (Ta là người Yến, tên gọi Trương Dực Đức, ai dám cùng ta quyết tử).
Thanh âm lớn như sét đánh bên tai khiến cây cầu bị phá vỡ, khiến tướng Tào Hạ Hầu Kiệt khiếp sợ quá, đứt ruột vỡ gan vỡ mật, ngã nhào xuống ngựa chết, quân Tào vì thế mà lui.
Su that viec Truong Phi khien Ha Hau Kiet so qua vo mat chet
Trương Phi trên cầu Trường Bản. 
La Quán Trung đã bình rằng: “Thật là đứa con nít miệng còn hôi sữa, chịu làm sao được tiếng sấm sét; kẻ tiều phu ốm yếu sao chịu nổi tiếng gầm của hổ báo”.
Tuy nhiên theo sử liệu, năm 208, Tào Tháo sau khi tiêu diệt họ Viên làm chủ miền bắc, phát đại quân tấn công Kinh Châu. Con Lưu Biểu (mới mất) là Lưu Tông đầu hàng. Lưu Bị không chống nổi Tào Tháo, mang dân vượt sông. Tào Tháo mang quân thiết kỵ truy kích, đuổi kịp Lưu Bị ở Đương Dương Trường Bản.
Lưu Bị không kịp chống đỡ, bỏ cả gia quyến chạy, quân bị thua tan tác. Trương Phi theo lệnh Lưu Bị mang 20 kỵ binh đi chặn hậu, ngăn cản quân Tào. Ông đợi Lưu Bị cùng những người đi kịp sang sông rồi đứng lên chặn ở đầu cầu Trường Bản.
Su that viec Truong Phi khien Ha Hau Kiet so qua vo mat chet-Hinh-2
Trương Phi chỉ án ngữ cầu và sau đó phá cầu, hò hét, quân Tào không ai dám lại đánh và cũng không ai chết cả. 
Trương Phi đứng chặn trên cầu Trường Bản, phá bỏ cầu và cầm Bát xà mâu chờ nghênh địch. Quân Tào Thuần truy kích đuổi đến nơi. Một mình Trương Phi hùng dũng đứng cầm xà mâu quát lớn, không ai trong quân Tào dám tiến lên sang sông giao phong. Tào Thuần sợ Trương Phi có kế khác nên không dám liều lĩnh sang đánh. Nhờ đó Lưu Bị cùng các thủ hạ chạy thoát đến.

Sự thật chấn động Tam Quốc: Trương Phi là cháu rể… Tào Tháo

Trương Phi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Tam Quốc diễn nghĩa. Nhưng trong bộ tiểu thuyết này, tác giả La Quán Trung lại không viết một dòng nào về người vợ của Trương Phi.

Sự thật chấn động Tam Quốc: Trương Phi là cháu rể… Tào Tháo
Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, Trương Phi được mô tả "cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én", là một trong “Ngũ hổ tướng” của Lưu Bị, lập nhiều đại công đóng góp vào sự ra đời của nhà Thục Hán.

Con nuôi “ăn hại” của Lưu Bị khiến ba anh em Lưu - Quan – Trương vong mạng?

Cái chết của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi diễn ra ở vào các thời điểm và theo những cách rất khác nhau nhưng tựu chung lại, xuất phát bởi thái độ bàng quan, vô trách nhiệm từ một người con nuôi của Lưu Bị.

Con nuôi “ăn hại” của Lưu Bị khiến ba anh em Lưu - Quan – Trương vong mạng?
Năm 184, ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi gặp nhau, tâm đầu ý hợp, kết nghĩa anh em. Dù “kết nghĩa vườn đào” chỉ là điển tích hư cấu nhưng mối quan hệ giữa 3 người Lưu – Quan – Trương là vô cùng son sắt, tín nghĩa, trung thành, một lòng không đổi.

Năm trận đơn đấu đỉnh cao, uy trấn thiên hạ trong Tam Quốc

Mặc dù thời kỳ Tam Quốc hai bên giao chiến chủ yếu dựa vào bĩnh sĩ và trang bị, nhưng những màn đơn đấu giữa các mãnh tướng cũng là chìa khóa quan trọng dẫn đến thắng bại.

Năm trận đơn đấu đỉnh cao, uy trấn thiên hạ trong Tam Quốc
Tam Quốc Diễn Nghĩa tuy là không phải là một tiểu thuyết chính sử, có thêm thắt những tình tiết hư cấu, nhưng không thể phủ nhận sức hấp dẫn và độ ảnh hưởng của tác phẩm này. Một phần sự hấp dẫn đó đến từ việc tác phẩm đi sâu vào phác họa những màn đơn đấu của các danh tướng đương thời.

Đọc nhiều nhất

Tin mới