Cuộc sống ngoài hành tinh ở tất cả các hình dạng và kích thước tồn tại ở đâu đó ngoài kia trong chiều sâu của không gian, ít nhất là theo Nghịch lý Fermi.
Lý thuyết này cho rằng sự sống phải tồn tại trong một vũ trụ chứa đầy các ngôi sao và hành tinh vô hạn, hầu hết đều già hơn Trái đất và hệ mặt trời của chúng ta. Nghịch lý được đề xuất vào những năm 1970 và được đặt theo tên của nhà vật lý Enrico Fermi, ước tính xác suất các nền văn minh ngoài hành tinh đang tồn tại ngay cả khi chúng ta chưa bao giờ tìm thấy bằng chứng.
Tuy nhiên, theo nhà vật lý lý thuyết Alexander Berezin từ Đại học Nghiên cứu Quốc gia về Công nghệ Điện tử ở Nga, ngay cả khi bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh tồn tại ở đâu đó ngoài vũ trụ thì có vẻ như con người sẽ phá hủy nó trước khi chúng ta nhận ra.
Trong một nỗ lực để giải thích Nghịch lý Fermi hoặc tại sao người ngoài hành tinh chưa đến thăm Trái đất, nhà khoa học đã đề xuất một số “sự thật phũ phàng” về nơi mà ông nghĩ rằng nhân loại đang hướng đến.
Theo đó, nhiều nhà khoa học đã tầm thường hóa ý nghĩa của cuộc sống ngoài hành tinh. Ông Berezin cho rằng cuộc sống ngoài hành tinh không nhất thiết phải là hình ảnh phản chiếu của những dạng sống giống con người mà chúng ta đã quen thuộc.
Tiến sĩ Alexander Berezin đưa ra lý thuyết mới về sự sống ngoài Trái đất. Ảnh: Getty |
Ông viết: “Nhiều giải pháp được đề xuất đưa ra định nghĩa hẹp nhất về cuộc sống giống như Trái đất và tiếp tục đấu tranh để đưa ra lời giải thích đầy đủ về lý do tại sao không có sự sống xuất hiện trên hành tinh nào giống Trái đất. Sự tồn tại như dạng sống mà chúng ta thấy dường như là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, định nghĩa hẹp như vậy rõ ràng là sai. Ngay cả những sinh vật từ một tổ tiên chung với chính chúng ta đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng chúng ta đánh giá thấp những điều kiện mà cuộc sống có thể thích nghi”.
Nhà vật lý học cũng cho rằng các nền văn minh ngoài hành tinh không cần phải có những tiến bộ vượt bậc về công nghệ hay hoạt động liên sao để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, bất kỳ nền văn minh nào đạt đến trình độ du hành vũ trụ giữa các vì sao tiên tiến thì đều sẽ có khả năng thúc đẩy sự tàn lụi của các loài khác để nuôi sống sự bành trướng của chính nó. Vấn đề này có thể giải thích tại sao chúng ta chưa được người ngoài hành tinh đến thăm hoặc tại sao chúng ta sẽ xóa bỏ cuộc sống ngoài hành tinh trước khi gặp được một loài khác.
Tuy nhiên, điều này không ngụ ý đến lý thuyết diệt chủng giữa các thiên hà mà là một tác dụng phụ tình cờ của việc mở rộng lãnh thổ không được kiểm soát. Tiến sĩ Berezin viết: “Tôi không gợi ý rằng một nền văn minh phát triển cao sẽ có ý thức xóa sạch các dạng sống khác. Nhiều khả năng, họ chỉ vô tình làm thế, giống như cách một đội xây dựng phá hủy khu ổ chuột vì họ không có động lực nào để bảo vệ nó”.