Sự thật về độc chất trong đồ điện gia đình

(Kiến Thức) - Thông tin về chất Polychlorinated biphenyl (PCB) độc hại được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện nhập về Việt Nam từ nhiều năm trước khiến người dân lo ngại. 

Sự thật về độc chất trong đồ điện gia đình
Hợp chất độc hại, sinh ung thư
TS Nguyễn Phan Kiên, Viện Điện tử Y sinh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, PCB trước hết là một hợp chất của clo, carbon và hydro. PCB tương đối chịu lửa, rất ổn định, không dẫn điện và có mức dao động thấp ở nhiệt độ bình thường. Chính vì thế, những năm 1981 trở về trước, nó được sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp, dân dụng với nhiệm vụ chủ yếu là cách nhiệt cho các thiết bị làm mát của máy biến áp. 
PCB cũng được sử dụng trong chất lỏng thủy lực, lớp phủ bề mặt cho bản in carbon, chất dẻo trong nắp kính cho các thiết bị công nghiệp, nhựa tổng hợp, cao su, sơn, sáp và chất chống cháy trong dầu bôi trơn... Tuy nhiên, hiện các sản phẩm dân dụng sử dụng PCB tại các nước phát triển không còn nhiều vì đã bị cấm từ lâu do sự độc hại của nó đem lại. Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu tiếp xúc với chất PCB trong thời gian dài và thường xuyên, người tiếp xúc dễ bị tổn thương gan, ung thư, các vấn đề về sinh sản, dị tật bẩm sinh và suy yếu hệ miễn dịch.
Việt Nam không sản xuất PCB nhưng trước đây có nhập khẩu khá nhiều thiết bị chứa chất này. Dù hiện nay chúng ta không còn nhập dầu hay thiết bị chứa PCB, nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều. Tuy nhiên, số lượng PCB còn lại hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là nằm ở các trạm biến áp đời cũ (của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) và EVN đang phải thực hiện quá trình tiêu hủy PCB này. Như vậy có thể nói rằng, người dân không nên lo vì các thiết bị mua từ những năm 1995 trở lại đây gần như không còn dùng PCB. Hiện chất này chủ yếu nằm ở các thiết bị có yêu cầu cách nhiệt, tản nhiệt lớn mà thiết bị dân dụng thì không có các đòi hỏi đó.
Trong giai đoạn 1930 – 1993, chất PCB được sử dụng như một chất phụ gia trong các tụ điện và máy biến thế.
Trong giai đoạn 1930 – 1993, chất PCB được sử dụng như một chất phụ gia trong các tụ điện và máy biến thế. 
Tiêu hủy không dễ
Nguy hại của PCB vì là hợp chất bền, có khả năng phát tán trong môi trường và lưu trú trong cơ thể sinh vật sống, kể cả con người. Do đó, việc tiêu hủy PCB cần có thời gian để làm giảm lượng tồn đọng trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số công bố về việc xử lý PCB trong tự nhiên cho thấy, việc xử lý PCB trong môi trường mới là vấn đề lớn nhất mà nhà nước cần phải làm chứ người dân thì không thể. 
Cách tiêu hủy PCB đang sử dụng hiện nay là đốt trong buồng kín với nhiệt độ giữ trên 1.2000. Với phương pháp đốt và lọc tro có thể loại bỏ tới 99,999% lượng PCB nguy hại đã được tổng hợp trước đấy. EVN hiện nay đã được cấp 1 gói hỗ trợ khoảng 7 triệu USD cho việc tiêu hủy PCB trong các biến áp cũ từ Quỹ Môi trường toàn cầu. 
Ngoài cách đốt trong buồng kín thì một số loại vi sinh vật cũng có thể có khả năng phân hủy hợp chất clo có trong PCB, tuy rằng lượng không nhiều. Chính vì thế, với xu hướng sử dụng phân bón vi sinh hiện nay sẽ góp phần làm sạch môi trường và góp phần xử lý PCB phát tán trong đất, không khí. Với xu hướng trồng rau sạch tại nhà hiện nay, nếu người dân sử dụng thêm các chế phẩm phân bón vi sinh thì ngoài việc vừa có rau sạch để ăn còn có thể góp phần làm sạch môi trường cùng các chất độc hại khác đang phát tán trong không khí. 
Người dân có thể tham gia vào việc đảm bảo môi trường sống bằng cách bảo vệ môi trường sống xanh, sạch và không đốt rác bừa bãi vì điều này có thể giúp phát tán PCB vào trong không khí và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người sống xung quanh vùng và bản thân họ.

Nguy cơ từ thiết bị điện tử có tia hồng ngoại

Nguy cơ từ thiết bị điện tử có tia hồng ngoại

- Một số thiết bị không dây sử dụng sóng và các bộ cảm biến (sensor) hồng ngoại như thiết bị chống trộm, báo cháy... đang được nhiều gia đình chọn mua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sử dụng tia hồng ngoại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của con người, nhẹ thì khô da, nặng có thể tiêu diệt cả hồng cầu.

Công nghệ đơn giản, giá cao

"Bạn làm gì để bảo đảm an ninh cho gia đình và tài sản của bạn. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn thiết bị an ninh, báo động có thể gọi điện thoại cho bạn, gọi cho công an khi có kẻ đột nhập, bị trộm cắp, khí gas rò rỉ, kính vỡ... với giá đặc biệt chỉ có 1.200.000đ. Hãy đến với chúng tôi...", những lời rao bán như thế vẫn đăng nhan nhản trên các trang rao vặt.

Không chỉ các công ty lớn hoặc ngân hàng mới cho lắp đặt mà ngay cả người dân với thu nhập khá cũng bắt đầu để ý đến các loại thiết bị này.

Ông  Hoàng Văn Quý, Công ty Cổ phần Nhà an toàn (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết, các thiết bị chống trộm gắn công tắc từ, sử dụng đầu dò chạy dây khắp nhà khá đắt tiền từng "làm mưa làm gió" trên thị trường đã trở nên lỗi thời vì tuy ổn định nhưng khá bất tiện trong việc lắp đặt. Giờ đây, hàng loạt thiết bị không dây sử dụng sóng và các bộ cảm biến (sensor) hồng ngoại đang hút khách.

Các loại thiết bị bảo vệ không dây nhập từ Hàn Quốc với giá 8,5 - 9 triệu đồng/bộ với trung tâm xử lý tín hiệu, các bộ cảm biến hồng ngoại (bán rời khoảng 750.000đ/bộ). Vùng phủ sóng rộng tới 145m (nếu có sử dụng bộ lặp tín hiệu). Ngôi nhà 4 - 5 tầng hoàn toàn có thể sử dụng thiết bị này với các cảm biến gắn ở khắp nơi.

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, Phó Chủ tịch Hội Cơ điện tử Việt Nam cho hay, các thiết bị này hoạt động theo một nguyên lý khá đơn giản. Việc làm chủ công nghệ sản xuất không khó bằng việc tìm thị trường tiêu thụ. Có lẽ vì lý do này mà giá của loại sản phẩm này luôn khá cao, dù công nghệ làm ra nó không có gì phức tạp. "Tính năng chống trộm rõ ràng là trông thấy, nhưng cũng không nên quá kỳ vọng vào những lời quảng cáo mà lơ là mất cảnh giác. Nên có những lựa chọn phù hợp với điều kiện, vì dòng sản phẩm đắt thường có nhiều tính năng, nếu không sử dụng đúng cách thì sẽ rất nhanh hỏng", ông Cương nhấn mạnh.

Ảnh hưởng của tia hồng ngoại phụ thuộc vào tần số cao hay thấp.
Ảnh hưởng của tia hồng ngoại phụ thuộc vào tần số cao hay thấp.

Có thể làm khô da, tiêu diệt hồng cầu

Phần lớn các thiết bị chống trộm đều được trang bị một bộ cảm biến hồng ngoại. Nhà sản xuất khi thiết kế các thiết bị này cũng khẳng định là sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ. BS  Hoàng Xuân Đại, nguyên là chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho biết, mức độ ảnh hưởng của tia hồng ngoại phụ thuộc vào tần số cao hay thấp. Nếu ở tần số cao, những tia cực tím có thể tiêu diệt hồng cầu. Phản ứng oxy hóa diễn ra làm sạm da, sùi da, khô da... là những biểu hiện dễ nhìn thấy nhất.

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương cho rằng, về cơ bản thiết bị này không ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì thực ra nó là một bộ cảm biến nhiệt của cơ thể, chỉ thu bức xạ.  Khi có người xuất hiện gần, nhiệt độ tăng cao hơn môi trường bình thường thì cảm biến sẽ giúp nhận biết. Vì thế, nó không phân biệt được người hay chó, mèo... dẫn đến những báo động nhầm. Tuy nhiên, ở những thiết bị tối tân hơn thì cũng chưa có nghiên cứu nào về những tác động đến sức khoẻ của chúng.

"Hầu hết các thiết bị đều có thể báo động bằng còi, đèn chớp và báo động qua điện thoại. Các bộ cảm biến được gắn vào những nơi xung yếu như cửa chính, cửa sổ, giúp phát hiện kẻ gian đột nhập. Bộ phận này ngoài việc gây hú còi, chớp đèn còn tự động thông báo đến chủ nhà qua số điện thoại cài sẵn. Tuy nhiên, với một số loại thiết bị có gắn cảm biến rẻ tiền sẽ khó phân biệt đâu là kẻ lạ đột nhập, đâu là súc vật hoặc các vật chuyển động dẫn đến báo động giả".
Ông Hoàng Văn Quý (Công ty Cổ phần Nhà an toàn)

Vũ Vui

 

Bảo dưỡng sai, thiết bị điện nhanh hỏng

(Kiến Thức) - Trong nhiều trường hợp, việc ngắt điện hoặc không bảo dưỡng trước khi cất lại là cách làm sai lầm khiến máy móc nhanh hỏng.

Bảo dưỡng sai, thiết bị điện nhanh hỏng
Không bảo dưỡng dễ kẹt cháy
Vào mùa lạnh, ít có nhu cầu sử dụng điều hòa, đặc biệt là các máy điều hòa một chiều nên nhiều người thường chỉ ngắt át cho máy nghỉ mà không bảo dưỡng vì cho rằng chờ đến đầu mùa sau mới bảo dưỡng thì máy chạy sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, theo KS điện - điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự, việc lau chùi, bảo dưỡng cuối mùa sẽ tốt hơn, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày vào các chi tiết máy hay lưới lọc sẽ bị khô cứng lại, hoặc làm hoen rỉ các chi tiết kim loại vốn đã dễ bị lão hóa, thậm chí gây nguy cơ kẹt, cháy máy khi khởi động lại vào mùa sau.

13 phát minh công nghệ khó tin nhất 2013

(Kiến Thức) - Công nghệ liên tục bước những bước tiến dài, khiến nhân loại nhiều “phen” sửng sốt.

13 phát minh công nghệ khó tin nhất 2013
Giày biết chạy, biết thở và cảm nhận cần chăm sóc như cây trồng trong nhà vàcó thể tự điều chỉnh cho thích hợp với chân. Tuy nhiên, 20 năm nữa ý tưởng này mới có thể biến thành sự thật.
 Giày biết chạy, biết thở và cảm nhận cần chăm sóc như cây trồng trong nhà vàcó thể tự điều chỉnh cho thích hợp với chân. Tuy nhiên, 20 năm nữa ý tưởng này mới có thể biến thành sự thật.

Đọc nhiều nhất

Tin mới