Sự thật tin đồn thuốc tẩy giun Ivermectin ngừa COVID-19...giá tăng chóng mặt?
(Kiến Thức) - Gần đây, nhiều người truyền tai nhau thông tin thuốc tẩy giun Ivermectin ngừa COVID-19, tuy nhiên đây là tin đồn vô căn cứ. Người dân không nên tự uống Ivermectin vì thuốc có thể gây tác dụng phụ như tổn thương mắt, nặng gây mù, tổn thương gan...
Thảo Nguyên
Diễn biến dịch bệnh phức tạp, tâm lý lo lắng người dân dễ dẫn đến tin lời đồn về một loại thuốc, một thực phẩm nào đó có thể ngừa được COVID-19. Mới đây nhất, nhiều người truyền tai nhau thông tin thuốc tẩy giun Ivermectin ngừa COVID-19.
Trước tin đồn thuốc Ivermectin ngừa COVID-19, ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp Sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không nghe theo những thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học.
“Hiện nay có rất nhiều loại thuốc mà quốc tế đưa ra. Lúc đầu là thuốc HIV, rồi đến thuốc sốt rét và gần đây là thuốc tẩy giun. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận một cách khoa học. Đến nay thuốc HIV không được áp dụng. Thuốc sốt rét cũng chưa thấy áp dụng rộng rãi. Thuốc tẩy giun cũng vậy. Bộ Y tế đang tiếp tục có những nghiên cứu. Chỉ khi nào Bộ Y tế có những khuyến cáo, chỉ định, hướng dẫn người dân sử dụng thì hãy nên dùng. Nếu không lại xảy ra tình trạng như vừa qua có trường hợp đi mua thuốc sốt rét và tự sử dụng dẫn đến ngộ độc”, ông Phu nói.
Việc dùng Ivermectin điều trị COVID-19 chỉ mới có hiệu quả trong phòng thí nghiệm nên mọi người không nên tự ý dùng. Ảnh minh họa.
Còn theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh COVID-19, tức là chưa có loại thuốc nào uống vào có thể lập tức chữa khỏi được bệnh này. Việc điều trị cho các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 chủ yếu vẫn là chữa trị triệu chứng đối với từng ca bệnh khác nhau.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, ngoài việc không nghe theo tin đồn, người dân cũng không nên tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyễn nhiễm Việt Nam cho hay, bệnh COVID-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay, trong tình huống cấp bách số lượng bệnh nhân COVID-19 với số lượng nhiều, tử vong cao nên một số nước đã thử nghiệm các thuốc khác để điều trị cho các bệnh nhân nặng.
Đối với thuốc tẩy giun Ivermectin là loại thuốc dùng để điều trị nhiều loại ký sinh trùng như: giun lươn, chấy ghẻ…
"Loại thuốc này hiện chỉ mới được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và chưa qua thử nghiệm lâm sàng vì vậy chưa thể đánh giá được hiệu quả trên bệnh nhân COVID-19 tới đâu. Việc điều trị hiện nay vẫn chủ yếu là giảm triệu chứng cho bệnh nhân", bác sĩ Hồng Hà cho hay.
Theo bác sĩ Hồng Hà, tất cả các khuyến cáo của WHO và Việt Nam chưa có khuyến cáo dùng Ivermectin điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Người dân không nên nghe những thông tin trên mạng mua thuốc Ivermectin để điều trị là rất nguy hiểm
Ivermectin là thuốc dùng theo đơn và theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng. Không chỉ thuốc tẩy giun mà bất kỳ các loại thuốc tin đồn chữa COVID-19 khác người dân cũng không nên sử dụng vì có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mời quý độc giả theo dõi video: Nữ tiếp viên hàng không thử nghiệm thuốc điều trị SARS-CoV-2
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho hay, việc dùng Ivermectin điều trị COVID-19 chỉ mới có hiệu quả trong phòng thí nghiệm. Tác dụng của loại thuốc này vẫn cần phải chứng minh thêm qua thử nghiệm lâm sàng.
Người dân không nên tự uống thuốc Ivermectin để trị bệnh Covid-19. Vì thuốc có thể có các tác dụng phụ của nó có thể gây tổn thương mắt, nặng gây mù, tổn thương gan, co giật, hôn mê...
Không tự ý mua thuốc Ivermectin ngừa COVID-19 rất nguy hiểm!
Gần đây, các nhà khoa học Australia và Bệnh viện Hoàng gia ở Melbourne đã phát hiện ra thuốc tẩy giun sán Ivermectin có tác dụng kháng virus và có khả năng ngăn chặn sự sinh sản của SARS-CoV-2 trong nuôi cấy tế bào chỉ trong 48 giờ.
Phân tích trong ống nghiệm đã cho thấy được tác dụng của Ivermectin lên các tế bào nhiễm SARS-CoV-2. Các nhà khoa học bày tỏ hy vọng công trình của họ sẽ giúp bắt đầu nghiên cứu sử dụng thuốc trong trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mới và sẽ giúp giảm tải gánh nặng virus, cũng như ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng.
Hiện, tất cả các khuyến cáo của WHO và Việt Nam chưa có khuyến cáo dùng Ivermectin điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Người dân không nên nghe những thông tin trên mạng mua thuốc Ivermectin để điều trị là rất nguy hiểm.
Trung Quốc sản xuất lô thuốc đầu tiên có khả năng điều trị Covid-19
Ngày 16/2, lô thuốc có tiềm năng điều trị hiệu quả chủng virus corona mới (Covid-19) đã được đưa vào sản xuất tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
“Ngày 15/2, loại thuốc do công ty dược phẩm Hisun Chiết Giang nghiên cứu sản xuất đã chính thức được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc cấp phép để đưa ra thị trường. Đây là loại thuốc đầu tiên tại Trung Quốc được cấp phép chính thức để đưa vào danh sách thuốc có khả năng điều trị hiệu quả virus corona mới”, chính quyền thành phố Thái Châu cho biết.
Quế Vân mặc áo mưa đi máy bay để phòng Covid-19: Cách nào chuẩn hơn?
(Kiến Thức) - Mới đây, Quế Vân gây chú ý cộng đồng mạng khi chia sẻ hình ảnh mặc áo mưa đi máy bay để phòng Covid-19. Liệu phương pháp phòng chống dịch của Quế Vân đã đúng và đủ chưa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ.
Theo như chia sẻ của Quế Vân, sáng 10/3, cô có công việc cần giải quyết tại TP HCM. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, người đẹp này đã chủ động đeo khẩu trang, găng tay cao su, mặc áo mưa lên máy bay để phòng Covid-19.
Quế Vân gây chú ý cộng đồng mạng khi chia sẻ hình ảnh mặc áo mưa đi máy bay để phòng Covid-19.
Giữa bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh, việc hạn chế đi lại bằng các phương tiện giao thông đông đúc, đặc biệt là máy bay rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu nhất thiết phải di chuyển bằng máy bay hay phương tiện công cộng thì chúng ta cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa Covid-19.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khuyến cáo chung dành cho những hành khách để phòng tránh nhiễm Covid-19 trên máy bay là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dùng gel, dung dịch xịt rửa tay nhanh; Khi hắt hơi hoặc ho thì phải dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy che miệng, vứt giấy vào sọt rác ngay lập tức và rửa tay. Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai có biểu hiện ho và sốt; Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, lập tức tìm tới trung tâm y tế gần nhất và thông báo lịch trình đi lại trước đó.
Khi đi máy bay, chúng ta cần đeo khẩu trang đúng cách. Đeo khẩu trang y tế nên để mặt màu ra bên ngoài (do có tính chống nước), mặt trắng (có hút ẩm) bên trong và che hoàn toàn miệng, mũi. Khẩu trang này khi tháo ra chỉ nên dùng tay tháo dây, không đụng vào phần che mũi miệng và bỏ ngay vào thùng rác.
Ngoài ra, chuyên gia Mỹ Scott McCartney đưa ra một số khuyến cáo cho hành khách ngồi ghế khu vực giữa máy bay đó là bạn nên mang theo đồ khử trùng cá nhân nhỏ gọn để lau các bề mặt công cộng như khay bàn ăn trên máy bay, khu vực để tay.
Trong khi đó, Bộ Y tế ngày 11/3 cũng ban hành khuyến cáo đối với hành khách đi phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Khuyến cáo đối với hành khách đi phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối trong thời điểm dịch COVID-19. Ảnh: BYT.
Nhiều trường hợp phải phẫu thuật ghép gan do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc điều trị virus viêm gan B. Vì vậy, cần biết cách phòng tránh tổn thương gan.
Sau khi sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý, người đàn ông bị tổn thương gan nghiêm trọng và phải ghép gan cấp cứu mới cải thiện được chức năng sống.
Là một trong những phát minh quan trọng nhất lịch sử nhân loại, thuốc súng của Trung Hoa cổ không chỉ thay đổi cách thức chiến tranh mà còn tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội.
Là một trong những phát minh quan trọng nhất lịch sử nhân loại, thuốc súng của Trung Hoa cổ không chỉ thay đổi cách thức chiến tranh mà còn tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội.
Nhiều trường hợp phải phẫu thuật ghép gan do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc điều trị virus viêm gan B. Vì vậy, cần biết cách phòng tránh tổn thương gan.
Sau khi sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý, người đàn ông bị tổn thương gan nghiêm trọng và phải ghép gan cấp cứu mới cải thiện được chức năng sống.
Công an TP Hà Nội đã đề nghị truy tố các đối tượng trong đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Hà Lan về Việt Nam, được cất giấu ngụy trang trong túi TPCN.
Thị trường có nhiều biến thể thuốc lá điện tử, phong phú mẫu mã, được nhập lậu và "nguỵ trang" dưới hình thù đồ chơi ngộ nghĩnh, bày bán tại nhiều cửa hàng, xe hàng rong cạnh cổng trường học.
Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.
Việc tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian, đặc biệt là phương pháp đắp lá thuốc, không chỉ có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng mà còn dẫn đến những hậu quả khó lường.
Những lỗi sai mà nhiều người dùng tủ lạnh để cất trữ thực phẩm, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán hoàn toàn có thể mắc phải sẽ gây nên nguy cơ biến đồ ăn thành độc tính gây hại cho sức khỏe
Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025.
Lệnh cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025 khiến nhiều chủ cửa hàng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều người đang loay hoay tìm hướng đi mới, trong khi số khác tạm thời thất nghiệp.
Biết là thuốc diệt chuột có độc, nhưng người phụ nữ vẫn ngậm để “dọa” gia đình, rồi nhổ bỏ ngay. Sau đó thuốc đã ngấm vào cơ thể, gây nên những biểu hiện bất thường với sức khỏe.
Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú, đủ để chăm sóc sức khỏe người dân. Nhưng điều đáng lo ngại là nếu không được đào tạo, những người biết về cây thuốc sẽ ít dần.