Sự thật sốc về buôn bán thịt thú rừng công khai tại Tam Đảo

Liên quan đến tình trạng buôn bán thịt thú rừng công khai tại Tam Đảo, Vườn quốc gia đã cho biết quan điểm của mình về việc này.

Su that soc ve buon ban thit thu rung cong khai tai Tam Dao
Một quầy hàng bán thịt thú rừng công khai tại chợ Tam Đảo. 
Liên quan đến tình trạng buôn bán thịt thú rừng công khai tại Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc được Báo Lao Động phản ánh, hôm qua (10/1), trong một văn bản gửi tới Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Vườn quốc gia Tam Đảo đã cho biết quan điểm của mình về việc này.
Theo đó, văn bản số 06, do Phó giám đốc Vườn là ông Nguyễn Minh Tuấn ký ngày 10/1, nêu rõ: "Trong thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Tam Đảo đã thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng nhưng không phát hiện thấy hiện tượng săn, bắt các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ trên địa bàn Vườn quốc gia Tam Đảo quản lý".
Chính vì vậy, đơn vị này đề nghị Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường phối hợp trong việc tuần tra, kiểm soát, đảm bảo không để xảy ra các tình trạng mua bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các động vật hoang dã trên địa bàn. Đồng thời, văn bản cũng đề nghị Chi cục Kiểm lâm tỉnh làm rõ nguồn gốc các mặt hàng được bày bán tại thị trấn Tam Đảo.
Su that soc ve buon ban thit thu rung cong khai tai Tam Dao-Hinh-2
Văn bản mới được ban hành của VQG Tam Đảo. 
Cũng trong ngày 10/1, trả lời PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Minh Tuấn cho biết thêm: "Vì địa điểm bày bán thịt động vật hoang dã được phản ánh thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh, nên chúng tôi đã làm công văn gửi tới các cơ quan liên quan, đề nghị được làm rõ. Còn tại địa bàn VQG quản lý, trong quá trình đi làm, chúng tôi không phát hiện được vụ nào mà cũng chẳng bắt được ai bao giờ".
Phỏng đoán về nguồn gốc của các loại động vật được bày bán, vị Phó giám đốc VQG Tam Đảo cho biết, có thể là các loại vật nuôi, đặc biệt như con cheo cheo, người dân ở đây có một biệt tài là... làm giả. "Họ bắt con chuột cống hơ lửa lên rồi kéo dài cổ ra, sau đó chặt đuôi chặt chân, giả làm con cheo bán cho du khách..." - ông Tuấn nói.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Hiệp - Phó chủ tịch UBND huyện Tam Đảo - khẳng định: Đã chỉ đạo anh em ở địa phương làm rõ, báo cáo cụ thể bằng văn bản cho lãnh đạo huyện.
Su that soc ve buon ban thit thu rung cong khai tai Tam Dao-Hinh-3
Một tiểu thương đang chào hàng du khách các loại thú rừng chị ta buôn bán. 
Trước đó, trong một khảo sát của PV Báo Lao Động tại chợ thị trấn Tam Đảo những ngày đầu năm 2017, chỉ một góc chợ nhỏ mà có đến cả chục gian hàng bày bán các loại động vật được quảng cáo là nhím, cheo, chồn, cầy hương... và những động vật quý hiếm khác trong diện bảo vệ nghiêm ngặt.
Giá của cheo cheo là khoảng 400.000 đồng/kg; cầy hương 700.000 đồng/kg... Đặc biệt, các con vật này đều được chủ hàng "nổ" là săn từ trong rừng ra, vẫn còn tươi ngon và đôi khi là săn được cả đàn.
Không chỉ phục vụ mọi nhu cầu, các chủ hàng còn cam kết "bao" cả đường đi nếu gặp cơ quan chức năng. Hoặc đơn giản, chỉ cần đặt tiền, hàng sẽ gửi thẳng về thẳng Hà Nội.

Thú rừng “chảy máu” ở Bình Định

Tình trạng săn bắt thú nở rộ ở hầu hết các khu rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Việc vận chuyển, mua bán động vật hoang dã vượt tầm kiểm soát của cơ quan chức năng

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu kéo đến cũng là lúc nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã ở tỉnh Bình Định nở rộ.

Một chuyến đi săn

Phải nhờ đến một người quen là “trùm” mua bán động vật hoang dã ở tỉnh Bình Định “bảo lãnh”, tôi mới được Trần Văn T., một thợ săn thú rừng chuyên nghiệp ở xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, đồng ý dắt vào rừng để mục sở thị.

Đúng hẹn, 6 giờ, tôi có mặt ở nhà T. để bắt đầu một ngày đi săn. Thấy tôi ngạc nhiên vì “hành trang” chẳng có gì ngoài đồ ăn, nước uống và cây rà sắt, T. giải thích: “Bẫy thú đặt trong rừng chứ ai lại mang đi mang về. Còn cây rà sắt này đem theo để... không ai nghĩ mình đi săn”.

Ảnh minh họa.
Bốn con cheo vừa được kiểm lâm “cứu” tại một quán nhậu ở TP Quy Nhơn

Sau hơn 20 phút chạy xe máy từ nhà đến đèo Bằng Lăng, ranh giới giữa 2 huyện Phù Mỹ và Hoài Ân, chúng tôi giấu xe ở bìa rừng rồi tiếp tục lội bộ, sau gần 3 giờ thì có mặt ở khu rừng Ba Lăm, nơi T. đang đặt bẫy. “Hiện khu rừng này có đến gần chục người đặt hàng trăm cái bẫy, được ngụy trang rất kín đáo bằng lá cây” - T. nói.

Ông Lê Đình Thanh, Phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, cho biết thời gian qua, chi cục đã tăng cường quản lý, phát hiện và xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về mua bán, vận chuyển động vật hoang dã; riêng việc săn bắt động vật hoang dã thì rất khó phát hiện do cánh thợ săn ngày càng tinh quái, trong khi lực lượng kiểm lâm còn quá mỏng.
Trước mặt chúng tôi là khoảnh rừng chỉ rộng chừng 500 m2 nhưng có đến hàng chục bẫy lớn, nhỏ cài dày đặc, trong đó 3 chiếc đã dính 2 con chồn và 1 con cheo. “Mùa này mà chỉ được chừng ấy là ít đấy. Thường bước vào mùa mưa, mỗi ngày tôi kiếm được không dưới 5 con. Rừng này có nhiều loại thú, như: heo rừng, nhím, chồn, nai, gấu, cheo, mang, tê tê, kỳ đà...” - T. cho biết.

Sau khi tháo bẫy để gỡ những con thú rừng bị thương đang quằn quại, T. dắt tôi đi kiểm tra các bẫy đã đặt. Đầu tiên là bẫy cạp, được dùng đánh bắt heo rừng, nai; có 6 chiếc được đặt từ cửa ra vào khoảnh rừng đến các lối đi gần hố nước, được che đậy bằng lá khô, rất kín. Loại thứ hai đặt sau bẫy cạp là bẫy luồng đánh bắt mang, gấu, nhím gồm  15 chiếc. Loại thứ ba có trên 40 chiếc, được đặt vòng cung khép kín trong khoảnh rừng là bẫy tấp, dùng đánh bắt gọn bầy, đàn.

14 giờ, tôi theo chân T. xuống núi. Mặt trời vừa lặn cũng là lúc chúng tôi xuống đến nơi cất giấu xe. T. chạy thẳng đến quán thịt rừng T.N ở xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ để bán 3 con thú vừa bẫy được.

Từ rừng về xuôi

Tại khắp những khu rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ các huyện Phù Cát, Phù Mỹ sang Hoài Ân, An Lão lên Vân Canh, Vĩnh Thạnh..., ở đâu thú rừng cũng chảy máu. Thợ săn mang thú rừng về bán cho các đại lý ngay tại địa phương. Thịt thú rừng sống hiện được các đại lý phân phối với giá khá cao: cheo 480.000 đồng/kg, chồn hương 700.000 đồng/kg, nhím 150.000 đồng/kg, mang 200.000 đồng/kg, heo rừng 150.000 đồng/kg… Đối với thú rừng bị thương hoặc vừa chết, các đại lý thu mua với giá khoảng một nửa so với giá thú sống (tùy loại). Từ các đại lý, thịt thú rừng tiếp tục vào quán ăn, nhà hàng.

Săn lùng “hươu siêu nhỏ” cải thiện bản lĩnh đàn ông

Nhiều đấng mày râu tại TP.HCM xôn xao trước thông tin "hươu siêu nhỏ" ngâm rượu sẽ có công dụng giúp cải thiện "bản lĩnh" đàn ông, chữa nhiều bệnh nan y.

"Hươu siêu nhỏ" còn gọi cheo cheo Nam Dương, là loài động vật móng guốc nhỏ bé họ nhà hươu, được các nhà khoa học coi là loài động móng guốc nhỏ nhất thế giới xuất hiện tại Việt Nam.

Theo tìm hiểu, những người muốn mua loài "hươu siêu nhỏ" này có thể tìm đến các điểm bán thịt thú rừng hoặc các quán nhậu đặc sản thú rừng từ miền Bắc tới miền Nam. Hiện, loài hươu này đang được rất nhiều người ưa chuộng bởi lời đồn ăn thịt chúng có tác dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có cải thiện chuyện yếu sinh lý. Chính điều này đã "hút" cánh thợ săn tại các vùng núi phía Bắc vào Nam, ngày đêm săn lùng, tận diệt loài hươu lạ trên để cung cấp cho những người có nhu cầu.

v
Hươu siêu nhỏ là món ăn khoái khẩu của nhiều người

Trước thông tin đồn thổi đó, PV đã tìm đến nhiều quán nhậu thịt thú rừng, điểm bán thịt rừng "lậu" tại TP.HCM và các tỉnh lân cận để dò hỏi loài "hươu siêu nhỏ". Tại một điểm bán thú rừng "lậu" ở huyện Củ Chi (TP.HCM), PV được bà Nguyễn Thị T. (44 tuổi) cho biết: "Loài hươu này có bộ lông bóng mượt, thân hình nhỏ nhắn trên bốn chân gầy nhẳng như que củi. Chúng trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Bởi vậy, chúng được chọn nuôi làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới.

Còn ở Việt Nam, nhiều người lại săn lùng để làm món ăn, làm "thần dược" chữa bệnh, cải thiện phong độ đàn ông…Số lượng của loài vật nằm trong sách đỏ này ngày càng suy giảm do tình trạng săn bắt, đánh bẫy.

Anh Phạm D., một thợ săn thú rừng ở ngoài Bắc vào Nam cho biết: "Những ngày gần đây, giới thợ săn cả nước đang tìm mọi cách để tìm bắt "hươu siêu nhỏ" bán cho người có nhu cầu. Giá mỗi con bắt được nếu còn sống sẽ là vài triệu đồng/con. Vì bị truy lùng ráo riết nhiều năm qua, nên hiện nay việc bắt được loài vật này là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, trước mối lợi quá lớn, nhiều tay thợ săn vẫn lao vào tìm kiếm".

v
Hươu siêu nhỏ đang bị săn lùng làm mồi nhậu tại Việt Nam

Chị Trần Thị H (33 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) cho biết: "Tôi được mấy bạn học cùng lớp thể dục nhịp điệu giới thiệu, đàn ông ăn thịt hươu siêu nhỏ sẽ "khỏe" nên thỉnh thoảng tôi vẫn mua cho chồng ăn. Trước đây, tôi cũng từng mua hải sản cho chồng ăn nhưng không hiệu quả. Giờ ăn thịt thú rừng hiếm hi vọng sức khỏe của chồng sẽ được cải thiện. Do có quá nhiều người tìm mua nên hiện giờ loại thịt hươu đặc biệt này không còn rẻ như trước. Dù đắt đỏ nhưng tôi cũng cố gắng dành dụm để bồi bổ cho chồng một tuần ăn hai lần".

Nhờ sự giới thiệu của một số người bạn kinh doanh quán nhậu thịt rừng, PV tìm đến gặp ông Biên (44 tuổi, ngụ TP.HCM), một "dị nhân" chuyên săn "hươu siêu nhỏ" tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên để tìm hiểu rõ hơn về loài vật này. Theo lời ông Biên, "Nhát như cheo" là một câu thành ngữ rất thông dụng ở các tỉnh miền núi Việt Nam. Loài vật được nói đến trong câu thành ngữ này chính là con cheo cheo (còn người dân gọi là hươu siêu nhỏ), loài động vật móng guốc nhỏ bé họ nhà hươu.

Ở Việt Nam có hai loài cheo cheo, trong đó cheo cheo Nam Dương được các nhà khoa học coi là loài động móng guốc nhỏ nhất thế giới với kích thước không lớn hơn một con mèo nhà (thân dài 30-50 cm, trọng lượng 1,6-2,6 kg)".

Thịt thỏ cũng trở thành... cheo cheo

Theo ghi nhận của PV, thịt "hươu siêu nhỏ" có bán ở nhiều quán thịt thú rừng lậu nhưng số lượng không nhiều, trong khi nhu cầu của khách hàng lại quá lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, không ít chủ quán còn lấy thịt thỏ thay cho thịt hươu mỗi khi thấy khách hàng muốn ăn.

Theo P. Phúc - C. Thư
Người đưa tin

Sợ... lễ hội

(Kiến Thức) - Các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp chấn chỉnh những lộn xộn trong mùa lễ hội khiến dư luận bất bình nhưng xem ra vẫn còn lắm sự chướng tai gai mắt.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đi chùa mà người ta chen nhau, xô đẩy để chen vào cáp treo, tranh giành chỗ để đặt lễ, những tiếng kêu vì bị giẫm vào chân, bị đẩy vào người, bị mất đồ... tất cả cứ nháo nhào cả lên. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.