Sự thật rợn người “lời nguyền mỹ nhân” trong Tử Cấm Thành

Sự thật rợn người “lời nguyền mỹ nhân” trong Tử Cấm Thành

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là nơi ở của các hoàng đế nhà Minh, nhà Thanh cùng các phi tần trong hậu cung. Nơi đây được cho là tồn lại "lời nguyền mỹ nhân" khi nhiều giai nhân bước chân vào hoàng cung đều có số phận bi kịch, thậm chí mất mạng.

Dưới thời phong kiến,  Tử Cấm Thành ở Trung Quốc được coi là trung tâm quyền lực dưới thời nhà Minh và nhà Thanh khi các quyết định quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia đều được các hoàng đế ban hành tại đây.
Dưới thời phong kiến, Tử Cấm Thành ở Trung Quốc được coi là trung tâm quyền lực dưới thời nhà Minh và nhà Thanh khi các quyết định quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia đều được các hoàng đế ban hành tại đây.
Bên cạnh hoàng đế, cuộc sống của các phi tần trong hậu cung tại Tử Cấm Thành được đặc biệt quan tâm. Người ta cho rằng Tử Cấm Thành tồn tại một "lời nguyền" ứng nghiệm lên các phi tần, mỹ nhân hầu hạ nhà vua.
Bên cạnh hoàng đế, cuộc sống của các phi tần trong hậu cung tại Tử Cấm Thành được đặc biệt quan tâm. Người ta cho rằng Tử Cấm Thành tồn tại một "lời nguyền" ứng nghiệm lên các phi tần, mỹ nhân hầu hạ nhà vua.
Nhiều phi tần, mỹ nhân một khi bước chân vào Tử Cấm Thành đều giống như "chim vào lồng" không còn tự do và phải đối mặt với nhiều bi kịch, thậm chí là mất mạng.
Nhiều phi tần, mỹ nhân một khi bước chân vào Tử Cấm Thành đều giống như "chim vào lồng" không còn tự do và phải đối mặt với nhiều bi kịch, thậm chí là mất mạng.
Nguyên do là vì hậu cung của hoàng đế có đến hàng nghìn người chăm lo đời sống tình ái cho bậc cửu ngũ chí tôn.
Nguyên do là vì hậu cung của hoàng đế có đến hàng nghìn người chăm lo đời sống tình ái cho bậc cửu ngũ chí tôn.
Theo đó, trong hậu cung luôn diễn ra "cung đấu" giữa các phi tần, giai nhân để tranh giành sự sủng ái của hoàng đế. Đây được cho là khởi đầu của "lời nguyền" khiến các phi tần gặp bi kịch.
Theo đó, trong hậu cung luôn diễn ra "cung đấu" giữa các phi tần, giai nhân để tranh giành sự sủng ái của hoàng đế. Đây được cho là khởi đầu của "lời nguyền" khiến các phi tần gặp bi kịch.
Người nào hết mực được nhà vua sủng ái sẽ có địa vị cao trong cung. Thế nhưng, điều này cũng đồng nghĩa với việc phi tần đó trở thành "cái gai" trong mắt của những người khác.
Người nào hết mực được nhà vua sủng ái sẽ có địa vị cao trong cung. Thế nhưng, điều này cũng đồng nghĩa với việc phi tần đó trở thành "cái gai" trong mắt của những người khác.
Điển hình là trường hợp của Trân Phi. Bà được hoàng đế Quang Tự hết mực sủng ái. Vào cung từ năm 13 tuổi, Trân Phi xinh đẹp, thông minh và được hoàng đế yêu thương nên có địa vị và sức ảnh hưởng lớn trong chốn hậu cung.
Điển hình là trường hợp của Trân Phi. Bà được hoàng đế Quang Tự hết mực sủng ái. Vào cung từ năm 13 tuổi, Trân Phi xinh đẹp, thông minh và được hoàng đế yêu thương nên có địa vị và sức ảnh hưởng lớn trong chốn hậu cung.
Vì vậy, Trân Phi bị nhiều phi tần trong hậu cung ghen ghét, đố kỵ và lập kế hãm hại. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu cũng ghét Trân Phi vì bà được hoàng đế độc sủng.
Vì vậy, Trân Phi bị nhiều phi tần trong hậu cung ghen ghét, đố kỵ và lập kế hãm hại. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu cũng ghét Trân Phi vì bà được hoàng đế độc sủng.
Ngày 20/6/1900, Liên minh 8 nước bao vây Bắc Kinh, Từ Hy Thái Hậu cùng Hoàng đế Quang Tự phải chạy trốn đến Tây An.
Ngày 20/6/1900, Liên minh 8 nước bao vây Bắc Kinh, Từ Hy Thái Hậu cùng Hoàng đế Quang Tự phải chạy trốn đến Tây An.
Khi ấy, Từ Hy Thái Hậu ra lệnh cho Trân Phi tự sát để tránh bị làm nhục. Thế nhưng, Trân Phi không chấp nhận và yêu cầu được gặp hoàng đế. Nhiều người cho rằng, Từ Hy Thái Hậu sau đó cho người dìm chết Trân Phi ở một chiếc giếng phía sau cung Ninh Hạ.
Khi ấy, Từ Hy Thái Hậu ra lệnh cho Trân Phi tự sát để tránh bị làm nhục. Thế nhưng, Trân Phi không chấp nhận và yêu cầu được gặp hoàng đế. Nhiều người cho rằng, Từ Hy Thái Hậu sau đó cho người dìm chết Trân Phi ở một chiếc giếng phía sau cung Ninh Hạ.
Video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)

GALLERY MỚI NHẤT