Sự thật ngôi chùa giúp tìm lại vật đã mất

Người dân nơi đây tin rằng, nếu ai mất bất cứ thứ gì đến chùa thành tâm cầu khấn thì đều có thể tìm lại được.

Bao đời nay, người dân bản Mường vẫn truyền tai nhau sự linh thiêng của ngôi chùa Sống ở dưới chân núi Quèn Tối (thuộc xóm Thượng, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, Hòa Bình).
Huyền tích chùa lạ
Nằm ngay cạnh đường mòn Hồ Chí Minh, chùa Sống tọa lạc dưới chân núi Quèn Tối. Trải qua bao đổi dời, ngôi chùa là “nhân chứng” duy nhất còn lại, chứng kiến biết bao đổi thay của mảnh đất Mường Rụng này. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi chùa nổi tiếng này chỉ nằm trên một mảnh đất rộng khoảng chục mét vuông. Quanh chùa là những tán cây cổ thụ sù xì khiến nơi đây thêm bí ẩn. Có lẽ cũng chính nhờ nét cổ kính này mà câu chuyện về khả năng tìm lại những thứ đã mất của ngôi chùa Sống càng thêm phần ly kỳ.
Để tìm hiểu rõ hơn về những bí ẩn xung quanh ngôi chùa Sống, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Bùi Văn Bích (62 tuổi), ở xóm Thượng, xã Bảo Hiệu. Ông Bích là người hiện nay đang trông coi ngôi chùa được cho là linh thiêng này. Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp bốn đơn sơ, ông Bích kể: “Không ai biết ngôi chùa được dựng lên từ bao giờ, bởi chẳng có bất cứ tài liệu nào ghi chép lại. Từ khi lớn lên, tôi đã thấy ngôi chùa sừng sững đứng đó thách thức nắng mưa. Nghe các cụ ngày xưa kể lại, ngôi chùa có tuổi thọ hơn 1000 năm. Khi đó, Mường Rụng còn là mảnh đất hoang vu”. Cũng theo ông Bích, ngôi chùa được xây lên bởi vị quan có tài về thuật phong thủy xây nên. Phía trước chùa là một vùng ao hồ rộng lớn, phía sau lưng dựa vào vách núi vững chắc. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, theo quan điểm xưa của người dân xứ Mường, nơi được chọn để xây dựng đền chùa, miếu mạo phải tuân theo quy luật phong thủy nghiêm ngặt, từ cách chọn hướng chùa, cây cối cho đến những kiểu cách xây dựng.
Toàn cảnh ngôi chùa Sống dưới chân núi Quèn Tối. Ảnh: T.G.
 Toàn cảnh ngôi chùa Sống dưới chân núi Quèn Tối. Ảnh: T.G.
Ông Bích còn cho biết thêm, từ khi trông coi ngôi chùa này, ông đã chứng kiến nhiều câu chuyện kỳ lạ mà cho đến nay vẫn không thể nào lý giải được. Một trong số đó là chuyện ngôi chùa có khả năng tìm lại tiền bạc, trâu bò, xe cộ… cho những người bị mất nếu thật sự có lòng thành tới để cầu xin thánh thần (?!). Cách đây gần chục năm, vợ chồng anh Bùi Văn Tiến và chị Nguyễn Thị Hương ở thị trấn Hàng Trạm (huyện Yên Thủy, Hòa Bình) bị mất số tiền hơn một trăm triệu đồng. Sau đó, đến chùa làm lễ cầu xin với mong muốn tìm lại số tiền đã bị mất. Ngay ngày hôm sau, vợ chồng anh Tiến đã tìm thấy được số tiền dưới gầm giường.
Những chuyện khó tin
Theo địa chỉ mà ông Bích cung cấp, chúng tôi tìm gặp vợ chồng anh Tiến - chị Hương. Nói về điều này, anh Tiến xác nhận: “Đó là số tiền gia đình tích cóp để chuẩn bị mua một mảnh đồi trồng cây, chăn nuôi nhưng đã bị kẻ gian lẻn vào lấy trộm. Do tiếc của, vợ tôi lăn ra ốm. Đang trong cơn tuyệt vọng, tôi được một số người mách bảo chùa Sống rất linh thiêng trong việc cầu khấn tìm lại của bị mất. Kỳ lạ thay, sau khi cầu xin vài hôm, khi ngủ dậy, vợ tôi phát hiện một bọc vải để rất cẩn thận dưới gầm gường. Khi mở ra xem, chúng tôi thấy đó chính là số tiền đã bị mất trước đó”. Được biết, sau khi bất ngờ tìm lại được số tiền, đôi vợ chồng trẻ đã quay lại chùa tạ lễ bằng việc đóng góp một số tiền để tu bổ, tôn tạo lại ngôi chùa thiêng này.
Việc nhờ ngôi chùa tìm lại được tiền của vợ chồng anh Tiến - chị Hương có lẽ là một trong vô vàn những câu chuyện xung quanh ngôi chùa này. Từ câu chuyện về gia đình anh Tiến, nhiều người tin nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Ông Bích đang chuẩn bị lễ để cầu xin giúp cho một người dân. Ảnh: T.G.
 Ông Bích đang chuẩn bị lễ để cầu xin giúp cho một người dân. Ảnh: T.G.
Trước đây, ông Vũ Văn Thuận, người làng Thượng (74 tuổi, người từ miền xuôi lên làm ăn kinh tế - PV) bị mất một cặp trâu. Lúc đó, một cặp trâu có giá trị bằng cả gia tài. Tiếc của, ông lên chùa khấn vái. Sau đó, gia đình ông đã tìm lại được cặp trâu một cách kỳ lạ. Nói chuyện với phóng viên, ông Thuận cho biết: “Đêm đó trời mưa lớn. Sáng ngủ dậy, tôi ra chuồng để cho trâu ăn thì hốt hoảng khi chỉ còn cái chuồng trống trơ. Cả gia đình tôi nhốn nháo, nhờ mọi người đi tìm khắp nơi nhưng đều vô vọng. Nghe dân làng mách bảo, tôi tìm đến ngôi chùa Sống cầu xin. Thật bất ngờ, hai hôm sau, khi vợ chồng tôi chuẩn bị ra đồng làm việc bỗng thấy cặp trâu nhà mình sừng sững đứng trước cổng”.
Từ đó trở đi, câu chuyện về ngôi chùa Sống dưới chân núi Quèn Tối có quyền năng tìm lại vật đã mất được người dân truyền đi khắp nơi. Không chỉ người dân trong làng mà rất nhiều người ở các vùng lân cận cũng lặn lội tìm về đây cầu xin.
Người dân đồn thổi để giữ chùa
Theo tìm hiểu của phóng viên, chùa Sống không có sư trụ trì. Mọi công việc liên quan đến cúng lễ, hay quản lý đều do một tay ông Bích đảm nhiệm. Nhà ông Bích là dòng họ thứ năm trông coi ngôi chùa này. Trước ông Bích là những người thuộc dòng họ Đinh, họ Quách, họ Lường… trông coi. Ông Bích tiếp nối việc quản lý chùa Sống từ chính người cha của mình. Người đàn ông này chia sẻ: “Trước đây, cha tôi là một thầy mo có tiếng ở trong vùng. Bởi vậy, không chỉ quen với cách hành lễ mà các bài cúng tôi cũng thuộc nằm lòng. Vì đam mê với các bài cúng mà tôi học thôi, chứ thật tình không nghĩ sau này mình sẽ trở thành một thầy cúng và là người tiếp nối cha tôi quản lý ngôi chùa này”.
Không chỉ có ông Bích mà rất nhiều người dân trong xóm đều cho rằng, khi bị mất hoặc bị thất lạc một thứ đồ vật nào đó chỉ cần thành tâm sắm lễ lên chùa Sống cầu khấn thì những thứ đã mất có thể sẽ trở về. Lễ vật rất đơn giản nhưng phải có hai phần riêng biệt. Một mâm lễ là hoa quả, bánh kẹo, mâm còn lại phải có thịt lợn hoặc thịt gà và các đồ ăn mặn. Cũng theo ông quản lý chùa, mỗi người có một tín ngưỡng riêng. Có người tin và cũng có người không tin về việc chùa có khả năng tìm lại đồ vật đã mất. Ông không khẳng định được việc chùa có thể tìm lại tất cả mọi vật bị mất của người dân hay không nhưng có rất nhiều người đã tìm đến đây nhờ ông cầu xin giúp. Trong số đó, không ít người đã quay lại đây để tạ lễ.
Đi tìm lời giải về việc ngôi chùa Sống có thể tìm lại được những thứ đã mất, chúng tôi đã tìm đến nhà anh Bùi Văn Nhị, Trưởng thôn xóm Thượng. Trao đổi với PV, anh Nhị cho biết: “Chùa Sống là một ngôi chùa cổ của người dân xứ Mường Rụng. Năm 2011, Phòng Văn hóa huyện cũng đã phối hợp với chính quyền xã tiến hành khảo sát các đình chùa, miếu mạo để có thể phục hồi tôn tạo, nhằm lưu giữ và phát huy các giá trị tín ngưỡng tốt đẹp của văn hóa xứ Mường. Ngôi chùa Sống cũng nằm trong danh mục đoàn đi khảo sát. Chuyện nhiều người khắp nơi tìm đến chùa để khấn vái với hy vọng có thể tìm lại được của đã mất là có thật. Tuy nhiên, việc người dân cho rằng đây là ngôi chùa có khả năng tìm lại được những thứ đã mất chỉ là lời đồn đoán, không có cơ sở khoa học. Còn việc người dân tin vào ngôi chùa là nét tâm linh và tự do tín ngưỡng của họ, không ai có thể cấm đoán. Những câu chuyện mang đầy chất liêu trai ấy có thể do chính người dân địa phương đồn thổi, mục đích là để tăng thêm sự huyền bí, để người khác không dám mạo phạm, phá hủy chùa”.
Sự thật ngôi chùa giúp tìm lại vật đã mất ảnh 3

Ông Bùi Văn Bích kể lại những câu chuyện bí ẩn quanh ngôi chùa Sống. Ảnh: T.G

Chùa của người Mường nên cúng cả đồ mặn

Khi chúng tôi hỏi ông Bích sao lễ chùa lại phải cúng bằng đồ ăn mặn, ông Bích chia sẻ: “Vì chùa của người Mường không chỉ thờ Phật, mà còn thờ cả những vị thần núi của người Mường nữa. Do vậy theo phong tục của người Mường, lễ vật khi thờ cúng bắt buộc phải có xôi thịt và các đồ ăn mặn. Tôi cũng chỉ làm theo phong tục từ ngày xưa các cụ để lại thôi”.

Độc đáo ngôi chùa trên đảo Hòn Đỏ

Chùa Từ Tôn nằm trên đảo Hòn Đỏ khoảng 20.000 mét vuông, thuộc Thành phố Nha Trang.
 Chùa Từ Tôn nằm trên đảo Hòn Đỏ khoảng 20.000 mét vuông, thuộc Thành phố Nha Trang.
Đảo cách bờ đường Phạm Văn Đồng khoảng 250 mét, điều đặc biệt là xung quanh Chùa Từ Tôn là một bãi đá màu đỏ tự nhiên rất đẹp, làm cho ngôi chùa nhỏ vừa tôn nghiêm, vừa u tịch.
 Đảo cách bờ đường Phạm Văn Đồng khoảng 250 mét, điều đặc biệt là xung quanh Chùa Từ Tôn là một bãi đá màu đỏ tự nhiên rất đẹp, làm cho ngôi chùa nhỏ vừa tôn nghiêm, vừa u tịch.
Ngôi Tam Bảo trang nghiêm và ấm áp.
 Ngôi Tam Bảo trang nghiêm và ấm áp.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trên Nghênh Phong Đài, mặt hướng về phương Đông, hiền lành và từ bi.
 Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trên Nghênh Phong Đài, mặt hướng về phương Đông, hiền lành và từ bi.
Vườn tượng “Lâm Tì Ni” với 13 bông sen, diễn tả huyền thoại khi Đức Phật ra đời đã biết đi, mỗi bước để lại một bông sen dưới chân ngài.
  Vườn tượng “Lâm Tì Ni” với 13 bông sen, diễn tả huyền thoại khi Đức Phật ra đời đã biết đi, mỗi bước để lại một bông sen dưới chân ngài.
Năm 1960, TT Thích Viên Mãn ra đảo khai hoang phục hóa, dựng am tu hành, ban đầu chỉ là một hòn đảo hoàn toàn đá đỏ.
 Năm 1960, TT Thích Viên Mãn ra đảo khai hoang phục hóa, dựng am tu hành, ban đầu chỉ là một hòn đảo hoàn toàn đá đỏ.

Hòa thượng đã đem đất và nước tưới từ đất liền ra đắp lên để trồng cây suốt 6 năm ròng rã.
 Hòa thượng đã đem đất và nước tưới từ đất liền ra đắp lên để trồng cây suốt 6 năm ròng rã.
...và sau đó cùng tăng, ni và các phật tử sau này xây chùa và đặt tên là Từ Tôn.
 ...và sau đó  cùng tăng, ni và các phật tử sau này xây chùa và đặt tên là Từ Tôn.
 
 

 
 
Giáo sư Vũ Khiêu để lại bút tích trên một tảng đá.
  Giáo sư Vũ Khiêu để lại bút tích trên một tảng đá.
Khắc ghi những lời Phật dạy...
  Khắc ghi những lời Phật dạy...

Để đến chùa, khách phải đi bằng ghe máy từ đường Phạm Văn Đồng (Tp.Nha Trang) sang. Khách phải đi theo lối mòn ở phía Tây để đến trước hướng chính Nam của chùa. Mặt chính Nam của chùa nhìn về Hòn Yến, Hòn Tre.
 Để đến chùa, khách phải đi bằng ghe máy từ đường Phạm Văn Đồng (Tp.Nha Trang) sang. Khách phải đi theo lối mòn ở phía Tây để đến trước hướng chính Nam của chùa. Mặt chính Nam của chùa nhìn về Hòn Yến, Hòn Tre.
Đường đi lên chùa...
  Đường đi lên chùa...

Chùa Từ Tôn là một thắng cảnh rất đẹp của Phật giáo Tỉnh Khánh Hoà và điểm đến của du khách thập phương khi đi du lịch tới thành phố biển Nha Trang.
 Chùa Từ Tôn là một thắng cảnh rất đẹp của Phật giáo Tỉnh Khánh Hoà  và điểm đến của du khách thập phương khi đi du lịch tới thành phố biển Nha Trang.

Chùa Từ Tôn hiện nay do HT. Thích Viên Mản làm viện chủ, ĐĐ.Thích Chúc Minh làm trụ trì.
 Chùa Từ Tôn hiện nay do HT. Thích Viên Mản làm viện chủ, ĐĐ.Thích Chúc Minh làm trụ trì.













Bí ẩn ngôi chùa Trinh Tiết và mỏm đá “tự lớn”

Người dân đã đặt tên chùa Trinh Tiết để tưởng nhớ đến nàng công chúa Bạch Hoa hy sinh tuổi xuân giúp đỡ dân làng.

Là một phần của quần thể di tích Kẽm Trống (Hà Nam), ngôi chùa Trinh Tiết nằm ẩn khuất trên đỉnh núi Bồ Đà. Từ xưa đến nay, người dân nơi đây coi chùa là một hình tượng tiêu biểu cho sự trinh trắng của người con gái. Xung quanh ngôi chùa lạ này, có nhiều câu chuyện, giai thoại và những sự kỳ lạ không thể lý giải được. Những câu chuyện ấy cứ truyền từ đời này sang đời khác, tuy nhiên, thực hư ra sao thì vẫn là một điều bí ẩn.
Chùa Trinh Tiết với cơ ngơi khang trang trên đỉnh núi Bồ Đà.
Chùa Trinh Tiết với cơ ngơi khang trang trên đỉnh núi Bồ Đà.

Giai thoại tình yêu là sự "thêu dệt" của người dân

Để “mục sở thị" về ngôi chùa và những giai thoại ly kỳ gắn liền với hai chữ “trinh tiết”, chúng tôi đã tìm về thôn Động Xuyên, xã Thanh Hải (Thanh Liêm, Hà Nam). Chùa Trinh Tiết nằm trên đỉnh ngọn núi Bồ Đà, ở dưới là con sông Đáy thơ mộng. Tiếp chúng tôi là Đại đức Thích Thanh Hưng, trụ trì chùa Trinh Tiết. Nhấp một ngụm trà, Đại đức cho biết: “Thực ra tên xuất xứ của chùa là "Phật tích tự" chứ không phải chùa “Trinh Tiết" như hiện nay mọi người hay gọi. Sở dĩ đặt tên chùa là “Phật tích tự" bởi ngày xưa công chúa Trần Thị Bạch Hoa đã "thác tích" về cõi Phật ở chốn này. Theo lịch sử để lại, khi ấy, công chúa Bạch Hoa mới chỉ 17 tuổi. Tuy nhiên, ngôi chùa có từ khi nào thì không ai biết chắc”.
Để tiếc thương và đền đáp công ơn của công chúa Bạch Hoa, người dân sinh sống ở gần đó đã đổi tên thành chùa Trinh Tiết. Đại đức Thích Thanh Hưng cho biết: Vì trong khoảng thời gian sống và tu hành trên núi Bồ Đà, công chúa Bạch Hoa đã giúp đỡ rất nhiều người dân tại địa phương nên được họ yêu mến. Sau khi công chúa qua đời, mọi người đều tỏ ra thương tiếc. Để tôn vinh công lao to lớn ấy, người dân trong vùng quyết định đưa "sự trinh trắng" của người con gái thành hình tượng. Họ quan niệm rằng, công chúa đã hi sinh tuổi xuân của mình để dành tất cả thời gian cho việc giúp đỡ nhân dân. Đến khi "thác tích" về cõi Phật, cô vẫn còn giữ được "sự trinh nguyên" của mình. Sau đó, cái tên "Phật Tích tự" được thay bằng "Trinh Sơn tự" với chữ "Trinh" nằm trong từ "Trinh tiết". Đại đức Thích Thanh Hưng còn cho biết thêm, có thời gian người ta còn gọi ngôi chùa này là chùa Bà Hoá.
Được biết, ngôi chùa ngoài biểu tượng của một người con gái thì ý nghĩa và tên của nó còn có sự "đóng góp" về giai thoại tình yêu hết sức ly kỳ. Được biết, chùa Trinh Tiết gắn liền với một câu chuyện tình của đôi nam nữ tên Hùng và Thụỵ Vân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng đau lòng thay, kết cục của chuyện tình này quá bi thảm. Người đàn ông đã hy sinh ngoài chiến trường, còn cô gái tên Thụỵ Vân quyết giữ sự trinh nguyên để đợi người yêu trở về. Đợi mãi, thông tin về người yêu vẫn chỉ dừng lại ở con số không nên Thụỵ Vân thẫn thờ đến bên chân núi Bồ Đà tự vẫn. Sự thực về câu chuyện tình đẫm nước mắt này không biết thực hư thế nào nhưng khiến người dân quanh vùng tò mò về đây tìm hiểu. Từ đó, ngôi chùa Trinh Tiết đã khoác lên mình thêm sự huyền bí mà không ai giải thích được.
Để tìm hiểu rõ hơn về giai thoại tình yêu đang gắn liền với chùa Trinh Tiết, PV đã tìm đến những người được coi là có công hàng đầu trong việc xây dựng, tu tạo và bảo vệ chùa. Đó là ông Trần Ngọc Kim (SN 1936) và ông Đặng Viết Hợi (SN 1942), hai người này cùng trú tại thôn Động Xuyên (xã Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam). Trao đổi với PV, ông Trần Ngọc Kim cho biết: Tôi và người dân đều nghe đến câu chuyện tình trên”. Tuy nhiên, tình yêu của đôi trai gái tên Hùng và Thụỵ Vân chỉ là giai thoại. Có lẽ, nó là sản phẩm của sự "thêu dệt" từ những lời đồn thổi của người dân.
Ông Đặng Viết Hợi đứng trước "Mẹ đá".
Ông Đặng Viết Hợi đứng trước "Mẹ đá".

“Mẹ đá” có khả năng tự lớn?

Theo lời ông Đặng Viết Hợi (SN 1942), ngoài những giai thoại tình yêu, chùa Trinh Tiết còn gắn liền Lăng Quy tượng và "Mẹ đá" (tượng Bụt Mọc). Dẫn PV thực địa tại Lăng Quy tượng, ông Hợi cho biết: “Đây là mộ phần của toàn bộ tượng trong chùa thời kỳ trước. Vì lý do những bức tượng này bị hỏng, nên ông và ông Kim đã cùng người dân nơi đây xây mộ phần để "chôn". Và cũng từ đó, mộ phần này được đặt tên là Lăng Quy Tượng”.

Một minh chứng nữa không thể thiếu trong những câu chuyện huyền bí xung quanh ngôi chùa Trinh Tiết là "Mẹ đá". Theo chân ông Hợi và ông Kim, chúng tôi đã được "mục sở thị" "Mẹ đá". Theo quan sát, "Mẹ đá" tọa lạc trên đỉnh cao nhất của núi Bồ Đà. Mỏm đá này cao khoảng 1,5m, bán kính 0,75cm và có hình mũi chông nhọn hướng lên trời. Bên dưới là hàng loạt nhũ đá tai mèo tạo thành một tấm thảm đá trải rộng. Nhìn tổng thể, cả "Mẹ đá" và tấm thảm đá giống hình một bông hoa sen. Tuy nhiên, dưới góc nhìn từ sau thì mỏm đá huyền bí trên lại giống hình ông Bụt. Có lẽ vì thế mà người dân còn gọi là tượng Bụt Mọc.

Theo ông Kim cho biết, "Mẹ đá" đã có mặt tại nơi đây từ trước khi ông sinh ra. Điều đặc biệt là người dân đang đồn thổi "Mẹ đá" có khả năng lớn dần lên theo thời gian. Bởi vì, ngày xưa mỏm đá này chỉ cao ngang lưng người nhưng bây giờ đã cao đến ngang vai. Tuy nhiên, theo ông Kim, nếu giả sử khả năng "tự lớn" là có thì cũng không hẳn là lạ, vì bản chất "Mẹ đá" là do thiên nhiên tạo ra. Do có sự vận động liên tục của trái đất, sự dịch chuyển của địa chất phía dưới mặt đất sẽ góp phần làm thay đổi hình dáng "Mẹ đá". “Hiện nay còn có thông tin cho rằng "Mẹ đá" phát ra âm thanh kỳ lạ nhưng tôi khẳng định đây chỉ là sự thêu dệt hoặc tưởng tượng. Bởi vì, khi người ta lấy hai hòn đá đập vào nhau bình thường cũng phát ra âm thanh. Việc lắng nghe âm thanh thế nào là tùy ở mỗi người. Có người coi đó là lạ, có người lại coi là bình thường. Điều mà chúng tôi đang tìm hiểu đó là các cụ kể lại rằng dưới chân "Mẹ đá" có một cái hang ăn sâu xuống tận "thảo am", nơi nghỉ của công chúa Trần Thị Bạch Hoa”, ông Kim cho biết.

Hiện nay, chùa Trinh Tiết đang nằm trong Quần thể Di tích Lịch sử Kẽm Trống (Di tích lịch sử cấp Quốc gia). Hai năm nay, ngôi chùa này có trụ trì mới là Đại đức Thích Thanh Hưng. Trước đó, chùa Trinh Tiết do ông Trần Ngọc Kim và ông Đặng Viết Hợi trực tiếp trông nom, quản lý. Ông Kim cho biết, khi Đại đức chưa về, chùa Trinh Tiết gần như bỏ hoang. Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, chủ yếu là do công sức, tiền bạc của gia đình ông, ông Hợi và các con nhang, đệ tử gần xa công đức. Để bảo tồn khu di tích chùa Trinh Tiết, mới đây Đại đức Thích Thanh Hưng đã có đề xuất gửi UBND tỉnh Hà Nam, sở VH-TT-DL xin xây dựng lầu chuông nằm trong khuôn viên của chùa.

Thập trụ Bồ-tát

Đại thừa Bồ-tát tu sáu pháp ba-la-mật gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, đó là Bồ-tát của Bát-nhã.

Nhưng Bồ-tát của Hoa nghiêm tu thập ba-la-mật gồm có sáu pháp ba-la-mật vừa nói cộng thêm bốn pháp ba-la-mật là phương tiện, nguyện, lực và trí. Bồ-tát phải có phương tiện, vì không có phương tiện không thể làm được.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.