Sự thật ít biết về phòng thí nghiệm khổng lồ - tháp Eiffel

Ít ai biết rằng tháp Eiffel đã từng suýt bị phá dỡ, nhưng nhờ những sứ mệnh khoa học của mình mà ngọn tháp có thể tồn tại đến ngày nay.

Sự thật ít biết về phòng thí nghiệm khổng lồ - tháp Eiffel
Khi kỹ sư người Pháp Gustave Eiffel xây dựng ngọn tháp này cho sự kiện Hội chợ Thế giới Paris năm 1889, nó đã gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. Cấu trúc bằng sắt của nó tương phản rõ rệt với các tòa nhà bằng đá của thành phố. 
Gustave Eiffel, “cha đẻ” của toà tháp biểu tượng cho nước Pháp.
 Gustave Eiffel, “cha đẻ” của toà tháp biểu tượng cho nước Pháp.
Không những thế, với độ cao 300 m, nó đã trở thành cấu trúc cao nhất thế giới vào thời điểm đó, vượt qua kỷ lục cũ 169,3 m của Đài tưởng niệm Washington ở Mỹ.
Tòa tháp ban đầu chỉ được phép tồn tại có 20 năm. Đó là thời gian hiệu lực được ghi trong giấy phép điều hành công trình của Eiffel, và thành phố có thể cho phá hủy nó. 
Thực tế, số phận của tòa tháp có vẻ không mấy sáng sủa. 300 nghệ sĩ và nhà văn danh tiếng đã công khai bày tỏ sự khó chịu với người khổng lồ bằng sắt này. Trong một kiến nghị được đăng trên tờ Le Temps ngay khi công trình được bắt đầu xây dựng, nhóm này đã gọi nó là một “tòa tháp ngớ ngẩn phù phiếm choán hết Paris như một chiếc ống khói màu đen khổng lồ”. Nhà văn người Pháp đương thời, Charles-Marie-Georges Huysmans, thì tuyên bố rằng “khó có thể tưởng tượng” người ta lại cho phép xây dựng một tòa tháp như vậy. 
Thế nhưng ngay từ ban đầu, Eiffel đã có một chiến lược để cứu lấy công trình của mình. Ông cho rằng nếu tòa tháp được liên kết với các nghiên cứu khoa học quan trọng, chẳng ai sẽ muốn hạ đổ nó. Vì thế ông lên kế hoạch biến tháp thành một phòng thí nghiệm khoa học khổng lồ. 
Các lĩnh vực nghiên cứu thực hiện trên Eiffel gồm có thời tiết, hàng không và liên lạc radio. “Nó sẽ là một đài quan sát và một phòng thí nghiệm mà khoa học chưa bao giờ có”, Eiffel đã khoe như thế vào năm 1889. 
May mắn là chiến lược của ông đã thành công. Trong nhiều năm, các nghiên cứu được tiến hành tại đó đã đem lại nhiều kết quả lớn bất ngờ. Chẳng hạn, trong Thế chiến thứ nhất, quân đội Pháp đã sử dụng tháp Eiffel như một chiếc tai khổng lồ để nghe trộm các bức điện radio. Nó thậm chí đã khiến họ bắt giữ được một trong những gián điệp nổi tiếng nhất trong cuộc chiến.
Tháp Eiffel được xây dựng cho Hội chợ Thế giới Paris năm 1889.
 Tháp Eiffel được xây dựng cho Hội chợ Thế giới Paris năm 1889.
Thực ra, các nghiên cứu ở tháp không chỉ dựa trên mong muốn duy trì nó của Eiffel. Năm 1893, không lâu sau khi hoàn thành tháp, Eiffel đã từ chức ở công ty kỹ thuật ông đang làm để dành thời gian và tiền bạc để theo đuổi sở thích của mình là khám phá khoa học của thế giới tự nhiên. Và công việc ấy đương nhiên được thực hiện tại “đứa con tinh thần” bằng sắt đó.
Chỉ một ngày sau khi tòa tháp mở cửa cho công chúng vào ngày 6/5/1889, nghiên cứu khoa học đã được bắt đầu. Eiffel đã cho lắp đặt trạm dự báo thời tiết ở tầng 3 của tháp. Ông nối các dụng cụ của mình bằng dây dẫn tới Cục thời tiết Pháp ở Paris. Bằng những thứ này, ông đã thực hiện việc đo sức gió và áp suất không khí. 
Trên thực tế, một trong những dụng cụ đáng chú ý nhất được lắp đặt tại tháp trong những ngày đầu là một chiếc áp kế khổng lồ. Đó là một thiết bị dùng để đo sức ép của khí và chất lỏng. Một chiếc áp kế thường gồm một ống hình chữ U có chứa thủy ngân hoặc một chất lỏng khác ở dưới đáy, một đầu mở còn đầu kia thì kín. Chênh lệch độ cao của chất lỏng ở hai phần của chữ U chính là chỉ số áp lực không khí (hoặc chất lỏng) đối với phần có đầu mở.
Cho tới năm 1900, áp kế đã là một dụng cụ phổ biến. Nhưng chiếc áp kế khổng lồ ở tháp Eiffel ấn tượng ở chỗ nó kéo dài từ trên đỉnh xuống tận nền. Chiều dài của chiếc ống cho phép các nhà khoa học đo các sức ép cao hơn ở mực nước biển 400m. 
Giới khoa học Pháp trước đây đã thành công trong việc đo nhiệt độ chính xác đến 1/1000 độ C. Nhưng chưa từng ai thử đưa những số liệu đó lên bất kỳ một loại biểu đồ nào. Eiffel chính là người đầu tiên làm điều đó.
Từ năm 1903 đến 1912, Eiffel đã bỏ tiền túi để cho xuất bản các biểu đồ và bản đồ thời tiết. Chúng đã giúp Cục thời tiết Pháp áp dụng những cách thức đo lường thời tiết khoa học hơn.

10 sự thật bất ngờ về tháp Eiffel

(Kiến Thức) - Tháp Eiffel thay đổi độ cao theo mùa, ban đầu công trình này được thiết kế có “hạn sử dụng” 20 năm...

10 sự thật bất ngờ về tháp Eiffel
Tháp Eiffel không phải chỉ được sơn một màu duy nhất. Để tạo một cảm giác hài hòa, các kiến trúc sư Pháp đã thiết kế tháp Eiffel có màu sẫm ở phía trên và sáng dần lên ở phía dưới. Thêm vào đó, cứ 7 năm/lần, nước Pháp lại sử dụng khoảng 60 tấn sơn chống bị ăn mòn cho tháp Eiffel.
Tháp Eiffel không phải chỉ được sơn một màu duy nhất. Để tạo một cảm giác hài hòa, các kiến trúc sư Pháp đã thiết kế tháp Eiffel có màu sẫm ở phía trên và sáng dần lên ở phía dưới. Thêm vào đó, cứ 7 năm/lần, nước Pháp lại sử dụng khoảng 60 tấn sơn chống bị ăn mòn cho tháp Eiffel.

Sự thật thú vị về nước Pháp không hẳn ai cũng biết

(Kiến Thức) - Nhân dịp Tổng thống Pháp Francois Hollande đang có chuyến thăm hữu nghị Việt Nam, cùng khám phá những sự thật vô cùng thú vị về quốc gia xinh đẹp và tráng lệ này.

Sự thật thú vị về nước Pháp không hẳn ai cũng biết
Su that thu vi ve nuoc Phap khong han ai cung biet
Paris sở dĩ được gọi là "kinh đô ánh sáng" của nước Pháp vì nơi đây có gần 296 khu vực rực rỡ, bao gồm khách sạn, đài phun nước, nhà thờ, các tòa nhà quốc gia, cầu đường...

Bói sự nghiệp 12 cung hoàng đạo năm 2015

(Kiến Thức) - Bước sang năm 2015, Song Tử, Thiên Bình, Bọ Cạp là những cung hoàng đạo có sự nghiệp rực rỡ, gặp nhiều may mắn nhất.

Bói sự nghiệp 12 cung hoàng đạo năm 2015
Boi su nghiep 12 cung hoang dao nam 2015
Năm 2015 hứa hẹn Bạch Dương sẽ có nhiều thay đổi và tiến triển trong công việc. Bạch Dương sẽ luôn tràn đầy năng lượng, có tinh thần cầu tiến và phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Nhờ vậy, Bạch Dương sẽ có nhiều cơ hội thể hiện năng lực, tài năng của bản thân trong cơ quan, tổ chức.

Đọc nhiều nhất

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

(Kiến Thức) - "Sẽ có lúc người ta lý giải được những sự việc huyền bí ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc".
Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tam Đại điện ở Tiền triều trong Cố Cung không có một bóng cây. 

Tin mới

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Trong một cuộc khảo sát mới tại Khorsabad - thủ đô của đế chế Assyria, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình bao gồm biệt thự, khu vườn hoàng gia... ở Iraq. Tàn tích những công trình này nằm sâu dưới lòng đất.