Sự thật “đại ác nhân” có thật khét tiếng Ai Cập cổ đại

Sự thật “đại ác nhân” có thật khét tiếng Ai Cập cổ đại

(Kiến Thức) - Nhân vật Imhotep trong phim "Xác ướp Ai Cập" được thể hiện là một "đại ác nhân" hung hãn, độc ác và sở hữu đội quân bất tử. Thế nhưng, theo các tài liệu lịch sử, Imhotep là một thiên tài ở nhiều lĩnh vực.

Nhiều khán giả xem loạt phim "Xác ướp Ai Cập" (được công chiếu vào năm 1999 và 2001) đều ấn tượng với "đại ác nhân" Imhotep. Nhân vật nổi tiếng  Ai Cập cổ đại này được xây dựng với hình ảnh là thầy tư tế độc ác, hung bạo và sở hữu đội quân bất tử.
Nhiều khán giả xem loạt phim "Xác ướp Ai Cập" (được công chiếu vào năm 1999 và 2001) đều ấn tượng với "đại ác nhân" Imhotep. Nhân vật nổi tiếng Ai Cập cổ đại này được xây dựng với hình ảnh là thầy tư tế độc ác, hung bạo và sở hữu đội quân bất tử.
Khác với hình ảnh trên phim, Imhotep là vị quan có thật trong lịch sử làm việc dưới thời pharaoh Ai Cập Djoser. Tính cách và tài năng của Imhotep khác hoàn toàn với nhân vật trong phim ảnh.
Khác với hình ảnh trên phim, Imhotep là vị quan có thật trong lịch sử làm việc dưới thời pharaoh Ai Cập Djoser. Tính cách và tài năng của Imhotep khác hoàn toàn với nhân vật trong phim ảnh.
Cụ thể, các tài liệu lịch sử ghi nhận Imhotep (2667 - 2600 trước Công nguyên) là một polymath Ai Cập (polyath là từ chỉ một chuyên gia trong nhiều lĩnh vực).
Cụ thể, các tài liệu lịch sử ghi nhận Imhotep (2667 - 2600 trước Công nguyên) là một polymath Ai Cập (polyath là từ chỉ một chuyên gia trong nhiều lĩnh vực).
Imhotep là tể tướng, thầy tu, kiến trúc sư, nhà chiêm tinh, nhà hiền triết, nhà nghiên cứu y tế... đầy tài năng ở Ai Cập thời cổ đại.
Imhotep là tể tướng, thầy tu, kiến trúc sư, nhà chiêm tinh, nhà hiền triết, nhà nghiên cứu y tế... đầy tài năng ở Ai Cập thời cổ đại.
Bằng tài năng thiên bẩm của mình, Imhotep từ một người dân bình thường trở thành tể tướng quyền cao chức trọng dưới thời vua Djoser.
Bằng tài năng thiên bẩm của mình, Imhotep từ một người dân bình thường trở thành tể tướng quyền cao chức trọng dưới thời vua Djoser.
Imhotep để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc ông thiết kế kim tự tháp Djoser (còn gọi kim tự tháp bậc thang) dành cho vị vua Ai Cập này tại khu nghĩa trang Saqqara. Với thiết kế đặc biệt, kim tự tháp Djoser trường tồn đến ngày nay.
Imhotep để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc ông thiết kế kim tự tháp Djoser (còn gọi kim tự tháp bậc thang) dành cho vị vua Ai Cập này tại khu nghĩa trang Saqqara. Với thiết kế đặc biệt, kim tự tháp Djoser trường tồn đến ngày nay.
Không những vậy, Imhotep còn được coi là tác giả của một tài liệu y tế có tên "Edwin Smith Paccorus".
Không những vậy, Imhotep còn được coi là tác giả của một tài liệu y tế có tên "Edwin Smith Paccorus".
Tài liệu này gồm gần 100 thuật ngữ giải phẫu, mô tả 48 vết thương và cách điều trị của chúng.
Tài liệu này gồm gần 100 thuật ngữ giải phẫu, mô tả 48 vết thương và cách điều trị của chúng.
Trong tài liệu này, Imhotep đề cập chi tiết đến nhiều căn bệnh mà người dân thường gặp phải như lao phổi, sỏi mật, ruột thừa... và cách chữa trị.
Trong tài liệu này, Imhotep đề cập chi tiết đến nhiều căn bệnh mà người dân thường gặp phải như lao phổi, sỏi mật, ruột thừa... và cách chữa trị.
Chính vì vậy, vị tể tướng nổi tiếng vương triều Ai Cập còn được coi như một thần y.
Chính vì vậy, vị tể tướng nổi tiếng vương triều Ai Cập còn được coi như một thần y.
00:0000:0000:00
00:00
 
Video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.