Sự thật bất ngờ về di tích “cổng thành Gia Định” ở TP HCM

Sự thật bất ngờ về di tích “cổng thành Gia Định” ở TP HCM

Công trình được xây bằng gạch, mặt trước có chiếc cổng gỗ, trên cổng đắp nổi hai chữ “Gia Định”. Một số trang mạng cho rằng đây chính là một cánh cổng của thành cổ Gia Định còn sót lại.

Ở góc đường Phan Đăng Lưu - Lê Văn Duyệt, đối diện lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, TP HCM, có một công trình cổ được nhiều người cho là dấu tích duy nhất của  thành Gia Định còn được lưu giữ.
Ở góc đường Phan Đăng Lưu - Lê Văn Duyệt, đối diện lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, TP HCM, có một công trình cổ được nhiều người cho là dấu tích duy nhất của thành Gia Định còn được lưu giữ.
Công trình được xây bằng gạch, mặt trước có chiếc cổng gỗ, trên cổng đắp nổi hai chữ “Gia Định”. Một số trang mạng cho rằng đây chính là một cánh cổng của thành cổ Gia Định còn sót lại.
Công trình được xây bằng gạch, mặt trước có chiếc cổng gỗ, trên cổng đắp nổi hai chữ “Gia Định”. Một số trang mạng cho rằng đây chính là một cánh cổng của thành cổ Gia Định còn sót lại.
Theo các tài liệu lịch sử, thành Gia Định đã trải qua nhiều biến động thời vua Gia Long và Minh Mạng. Năm 1790, Gia Long cho triển khai xây thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy, hay thành Phiên An) tại đất Gia Định.
Theo các tài liệu lịch sử, thành Gia Định đã trải qua nhiều biến động thời vua Gia Long và Minh Mạng. Năm 1790, Gia Long cho triển khai xây thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy, hay thành Phiên An) tại đất Gia Định.
Thành có chu vi 4.000 mét, nằm trong giới hạn các đường: Lê Thánh Tôn, Nguyễn Đình Chiểu, Đinh Tiên Hoàng và Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay. Tòa thành được thiết kế theo phong cách Vauban, do sĩ quan công binh Pháp Olivier de Puymanel đảm nhận việc giám sát thi công.
Thành có chu vi 4.000 mét, nằm trong giới hạn các đường: Lê Thánh Tôn, Nguyễn Đình Chiểu, Đinh Tiên Hoàng và Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay. Tòa thành được thiết kế theo phong cách Vauban, do sĩ quan công binh Pháp Olivier de Puymanel đảm nhận việc giám sát thi công.
Đến thời vua Minh Mạng, năm 1830, Lê Văn Khôi - con nuôi của Lê Văn Duyệt - nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho cuộc nổi dậy của mình từ năm 1833-1835.
Đến thời vua Minh Mạng, năm 1830, Lê Văn Khôi - con nuôi của Lê Văn Duyệt - nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho cuộc nổi dậy của mình từ năm 1833-1835.
Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập thành Gia Định mới, có quy mô nhỏ hơn (chu vi 1.900 mét), được gọi là thành Phụng và gần như nằm trong phạm vi thành cũ. Tòa thành này đã bị Pháp đánh chiếm và phá hủy vào năm 1859.
Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập thành Gia Định mới, có quy mô nhỏ hơn (chu vi 1.900 mét), được gọi là thành Phụng và gần như nằm trong phạm vi thành cũ. Tòa thành này đã bị Pháp đánh chiếm và phá hủy vào năm 1859.
Khi quan sát công trình được coi là “cổng thành Gia Định”, có nhiều ý kiến cho rằng quy mô cánh cổng này quá nhỏ bé so với một cổng thành thường thấy. Và đặc biệt, hai chữ “Gia Định” được đắp bằng chữ quốc ngữ làm dấy lên nhiều nghi vấn.
Khi quan sát công trình được coi là “cổng thành Gia Định”, có nhiều ý kiến cho rằng quy mô cánh cổng này quá nhỏ bé so với một cổng thành thường thấy. Và đặc biệt, hai chữ “Gia Định” được đắp bằng chữ quốc ngữ làm dấy lên nhiều nghi vấn.
Trên báo Thanh Niên, một thành viên cao tuổi của Ban Quý tế lăng Tả quân Lê Văn Duyệt cho biết: Cái “cổng thành” này thực ra là một trạm gác do đội công binh thuộc Trung đoàn địa phương 135 Sài Gòn xây dựng vào nửa sau thập niên 1950, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam.
Trên báo Thanh Niên, một thành viên cao tuổi của Ban Quý tế lăng Tả quân Lê Văn Duyệt cho biết: Cái “cổng thành” này thực ra là một trạm gác do đội công binh thuộc Trung đoàn địa phương 135 Sài Gòn xây dựng vào nửa sau thập niên 1950, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam.
Chỉ huy trung đoàn này là thiếu tá Ngô Tấn Nghiệm cho người trình bản vẽ lên tòa hành chính tỉnh thì tỉnh trưởng không duyệt vì mặt tiền của trạm gác này nhìn thẳng vào nơi làm việc của mình. Vì thế nên phải vẽ lại cho nhìn qua phía lăng Ông Bà Chiểu.
Chỉ huy trung đoàn này là thiếu tá Ngô Tấn Nghiệm cho người trình bản vẽ lên tòa hành chính tỉnh thì tỉnh trưởng không duyệt vì mặt tiền của trạm gác này nhìn thẳng vào nơi làm việc của mình. Vì thế nên phải vẽ lại cho nhìn qua phía lăng Ông Bà Chiểu.
Mặt tiền của công trình rộng khoảng 3 mét, có lắp một cửa hình vòm, ghép bằng sáu miếng gỗ, nhưng không bao giờ mở, chỉ có cửa ở mặt sau để ra vào. Tường hai bên có khoét mỗi bên một khoảng trống để cho lính quan sát.
Mặt tiền của công trình rộng khoảng 3 mét, có lắp một cửa hình vòm, ghép bằng sáu miếng gỗ, nhưng không bao giờ mở, chỉ có cửa ở mặt sau để ra vào. Tường hai bên có khoét mỗi bên một khoảng trống để cho lính quan sát.
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn, tác giả của nhiều cuốn sách về Sài Gòn, lập luận: Một điều gần như hiển nhiên là với thành Gia Định xây dựng năm 1836 (trước thời Pháp thuộc), sẽ chẳng bao giờ có chữ quốc ngữ ghi trên cổng, mà tất cả đều phải đắp bằng chữ Hán.
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn, tác giả của nhiều cuốn sách về Sài Gòn, lập luận: Một điều gần như hiển nhiên là với thành Gia Định xây dựng năm 1836 (trước thời Pháp thuộc), sẽ chẳng bao giờ có chữ quốc ngữ ghi trên cổng, mà tất cả đều phải đắp bằng chữ Hán.
Chuyên gia Lương Chánh Tòng (Bảo tàng Lịch sử TP HCM) thì khẳng định: Căn cứ vào bản đồ thành Gia Định vẽ năm 1795 của Dayot và bản vẽ thành Gia Định của Giám thành sứ Trần Văn Học năm 1815 thì khuôn viên tường thành không chạy ra xa tới đó...
Chuyên gia Lương Chánh Tòng (Bảo tàng Lịch sử TP HCM) thì khẳng định: Căn cứ vào bản đồ thành Gia Định vẽ năm 1795 của Dayot và bản vẽ thành Gia Định của Giám thành sứ Trần Văn Học năm 1815 thì khuôn viên tường thành không chạy ra xa tới đó...
...Khu vực bên đó là xã Bình Hòa, nơi dân cư sinh sống và mộ của một số quan lại, được xem là phần giới hạn bảo vệ cho thành mà thôi nên việc cho rằng cổng thành Gia Định đối diện với lăng tả quân Lê Văn Duyệt là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.
...Khu vực bên đó là xã Bình Hòa, nơi dân cư sinh sống và mộ của một số quan lại, được xem là phần giới hạn bảo vệ cho thành mà thôi nên việc cho rằng cổng thành Gia Định đối diện với lăng tả quân Lê Văn Duyệt là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.
Từ ý kiến của các nhân chứng và nhà nghiên cứu, có thể khẳng định công trình đắp hai chữ "Gia Định" cạnh lăng ông Bà Chiểu không phải là dấu tích của thành cổ Gia Định như quan niệm của nhiều người bấy lâu nay.
Từ ý kiến của các nhân chứng và nhà nghiên cứu, có thể khẳng định công trình đắp hai chữ "Gia Định" cạnh lăng ông Bà Chiểu không phải là dấu tích của thành cổ Gia Định như quan niệm của nhiều người bấy lâu nay.
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.