Sự kiện trong tuần qua ảnh: Iraq rung chuyển, Biển Đông vẫn nóng

Sự kiện trong tuần qua ảnh: Iraq rung chuyển, Biển Đông vẫn nóng

(Kiến Thức) - Tình hình Biển Đông hay vận mệnh của quốc gia Trung Đông Iraq là hai trong số những vấn đề nóng trên thế giới trong tuần qua.

Dư luận quốc tế vẫn phản đối vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1/5. Hội Luật gia Dân chủ quốc tế kêu gọi Trung Quốc tôn trọng, tuân thủ luật pháp quốc tế trong vụ việc này. Còn tại Đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 27, Mỹ tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động đơn phương, gây bất ổn trong khu vực. Ngày 11/6, Uỷ ban Hạ viện Nhật ra nghị quyết về Biển Đông. Tuy nhiên, trái với mong đợi của dư luận, Trung Quốc còn cố tình bịa đặt, tạo hiện trường giả nhằm vu cáo Việt Nam.
Dư luận quốc tế vẫn phản đối vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1/5. Hội Luật gia Dân chủ quốc tế kêu gọi Trung Quốc tôn trọng, tuân thủ luật pháp quốc tế trong vụ việc này. Còn tại Đối thoại ASEAN-Mỹ lần thứ 27, Mỹ tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động đơn phương, gây bất ổn trong khu vực. Ngày 11/6, Uỷ ban Hạ viện Nhật ra nghị quyết về Biển Đông. Tuy nhiên, trái với mong đợi của dư luận, Trung Quốc còn cố tình bịa đặt, tạo hiện trường giả nhằm vu cáo Việt Nam.
Trung Đông vốn là một điểm nóng trên thế giới. Và trong tuần qua, đất nước Iraq đã bị một phen khốn đốn. Theo đó, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã càn quét và chiếm giữ một số tỉnh của Iraq. Chúng còn đe doạ sẽ tấn công vào tận thủ đô Baghdad. Trước tình hình đó, hàng ngàn người dân hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền đã tình nguyện đăng ký đi lính. Chưa kể, Mỹ cũng đã cử chiến hạm USS George H.W.Bush tới vùng Vịnh đề phòng xảy ra chiến sự. Còn Iran điều 2.000 binh sĩ tinh nhuệ sang Iraq trong vòng 48 giờ qua. Trong ảnh, các em nhỏ Iraq đứng cạnh một chiếc xe ô tô cháy rụi, hậu quả của vụ đụng độ giữa quân chính phủ và ISIL ở thành phố Mosul ngày 10/6.
Trung Đông vốn là một điểm nóng trên thế giới. Và trong tuần qua, đất nước Iraq đã bị một phen khốn đốn. Theo đó, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã càn quét và chiếm giữ một số tỉnh của Iraq. Chúng còn đe doạ sẽ tấn công vào tận thủ đô Baghdad. Trước tình hình đó, hàng ngàn người dân hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền đã tình nguyện đăng ký đi lính. Chưa kể, Mỹ cũng đã cử chiến hạm USS George H.W.Bush tới vùng Vịnh đề phòng xảy ra chiến sự. Còn Iran điều 2.000 binh sĩ tinh nhuệ sang Iraq trong vòng 48 giờ qua. Trong ảnh, các em nhỏ Iraq đứng cạnh một chiếc xe ô tô cháy rụi, hậu quả của vụ đụng độ giữa quân chính phủ và ISIL ở thành phố Mosul ngày 10/6.
Ngày 13/6, lãnh đạo tiến hành cuộc đảo chính hồi tháng trước ở Thái Lan, Tư lệnh Lục quân Prayuth Chan-ocha (người gối ghế chính giữa) đã tuyên bố trong cuộc họp với các quan chức quân sự cao cấp rằng, chính phủ lâm thời mới được thành lập vào tháng 8. Đây là một phần trong lộ trình kế hoạch hoà giải dân tộc gồm 3 giai đoạn mà chính quyền quân sự Thái đề xuất. Cùng với đó, quân đội nước này còn huỷ lệnh giới nghiêm ở hàng loạt các điểm du lịch ven biển và hải đảo.
Ngày 13/6, lãnh đạo tiến hành cuộc đảo chính hồi tháng trước ở Thái Lan, Tư lệnh Lục quân Prayuth Chan-ocha (người gối ghế chính giữa) đã tuyên bố trong cuộc họp với các quan chức quân sự cao cấp rằng, chính phủ lâm thời mới được thành lập vào tháng 8. Đây là một phần trong lộ trình kế hoạch hoà giải dân tộc gồm 3 giai đoạn mà chính quyền quân sự Thái đề xuất. Cùng với đó, quân đội nước này còn huỷ lệnh giới nghiêm ở hàng loạt các điểm du lịch ven biển và hải đảo.
Hàn Quốc ngày 10/6 mở phiên xét xử thuyền trưởng Lee Joon-seok và các thành viên thuỷ thủ đoàn con phà Sewol xấu số bị chìm ngày 16/4. Vụ xét xử bắt đầu lúc 14h (theo giờ địa phương) tại toà án quận Gwangju.
Hàn Quốc ngày 10/6 mở phiên xét xử thuyền trưởng Lee Joon-seok và các thành viên thuỷ thủ đoàn con phà Sewol xấu số bị chìm ngày 16/4. Vụ xét xử bắt đầu lúc 14h (theo giờ địa phương) tại toà án quận Gwangju.
Tuần qua, Ukraine chứng kiến hàng loạt vụ tấn công đẫm máu giữa lực lượng chính phủ và dân quân tự vệ miên đông. Riêng trong ngày 14/6, hai máy bay của quân đội gồm máy bay vận tải quân sự Il-76 và máy bay ném bom Su-24 đã bị dân quân bắn hạ. 49 binh sĩ trong khoang máy bay Il-76 đều đã bị thiệt mạng. Tổn thất lớn lao như vậy khiến hàng trăm người dân Ukraine đứng biểu tình trước toà Đại sứ quán Nga tại Kiev. Họ ném bom xăng, trứng, đá và pháo… vào bên trong toà nhà. Thậm chí, xe của các nhân viên ngoại giao Nga, họ cũng lật ngược chúng (ảnh trên).
Tuần qua, Ukraine chứng kiến hàng loạt vụ tấn công đẫm máu giữa lực lượng chính phủ và dân quân tự vệ miên đông. Riêng trong ngày 14/6, hai máy bay của quân đội gồm máy bay vận tải quân sự Il-76 và máy bay ném bom Su-24 đã bị dân quân bắn hạ. 49 binh sĩ trong khoang máy bay Il-76 đều đã bị thiệt mạng. Tổn thất lớn lao như vậy khiến hàng trăm người dân Ukraine đứng biểu tình trước toà Đại sứ quán Nga tại Kiev. Họ ném bom xăng, trứng, đá và pháo… vào bên trong toà nhà. Thậm chí, xe của các nhân viên ngoại giao Nga, họ cũng lật ngược chúng (ảnh trên).
Ngày 12/6, những người hâm mộ môn bóng đá trên toàn thế giới cùng hoà chung vào niềm vui trong ngày khai mạc sự kiện Vòng Chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 (World Cup 2014) ở Brazil. Tuy nhiên, ngay trong ngày này, người dân ở một số thành phố như Sao Paulo, Porto Alegre, Belo Horizonte và Rio de Janeiro vẫn tiến hành các cuộc biểu tình chống đối chính phủ. Trong khi đó, nhằm đảm bảo an ninh cho sự kiện thể thao này, nước chủ nhà đã triển khai khoảng 170.000 nhân viên an ninh và chi gần 1 tỷ USD cho công tác này.
Ngày 12/6, những người hâm mộ môn bóng đá trên toàn thế giới cùng hoà chung vào niềm vui trong ngày khai mạc sự kiện Vòng Chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 (World Cup 2014) ở Brazil. Tuy nhiên, ngay trong ngày này, người dân ở một số thành phố như Sao Paulo, Porto Alegre, Belo Horizonte và Rio de Janeiro vẫn tiến hành các cuộc biểu tình chống đối chính phủ. Trong khi đó, nhằm đảm bảo an ninh cho sự kiện thể thao này, nước chủ nhà đã triển khai khoảng 170.000 nhân viên an ninh và chi gần 1 tỷ USD cho công tác này.
Một sinh viên đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình chống lại chính phủ ở Santiago, Chile ngày 10/6. Đám người biểu tình yêu cầu chính quyền thay đổi hệ thống giáo dục.
Một sinh viên đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình chống lại chính phủ ở Santiago, Chile ngày 10/6. Đám người biểu tình yêu cầu chính quyền thay đổi hệ thống giáo dục.
Nhóm khủng bố Taliban đã tiến hành vụ xả súng vào sân bay Karachi, Pakistan, khiến hàng chục người bị thương. Những kẻ này, mặc đồng phục cảnh sát hay áo chống đạn, sử dụng các loại súng để tấn công các hành khách ra vào sân bay này. Trong ảnh, khói lửa bốc lên ngụt trời bao quanh sân bay quốc tế Karachi khi vụ khủng bố xảy ra.
Nhóm khủng bố Taliban đã tiến hành vụ xả súng vào sân bay Karachi, Pakistan, khiến hàng chục người bị thương. Những kẻ này, mặc đồng phục cảnh sát hay áo chống đạn, sử dụng các loại súng để tấn công các hành khách ra vào sân bay này. Trong ảnh, khói lửa bốc lên ngụt trời bao quanh sân bay quốc tế Karachi khi vụ khủng bố xảy ra.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.