Sư đoàn thép 105 trong Quân đội Triều Tiên có sức mạnh thế nào?

Sư đoàn thép 105 trong Quân đội Triều Tiên có sức mạnh thế nào?

Sư đoàn xe tăng 105 của Quân đội Triều Tiên được trang bị những xe tăng và vũ khí bộ binh hiện đại nhất của nước này. Trong Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), Sư đoàn 105 đã gây cho Quân đội Mỹ thiệt hại nặng.

Trong bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai trên  Bán đảo Triều Tiên, các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với một đối phương quen thuộc, đó là Sư đoàn thiết giáp số 105 của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA).
Trong bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai trên Bán đảo Triều Tiên, các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với một đối phương quen thuộc, đó là Sư đoàn thiết giáp số 105 của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA).
Sư đoàn 105 được ví là “Sư đoàn thép” của Triều Tiên, được trang bị xe tăng và thiết giáp hiện đại nhất của nước này. Nhiệm vụ của Sư đoàn 105 là tiến hành đột phá chiến dịch qua phòng tuyến và tiến sâu vào trung tâm của Hàn Quốc.
Sư đoàn 105 được ví là “Sư đoàn thép” của Triều Tiên, được trang bị xe tăng và thiết giáp hiện đại nhất của nước này. Nhiệm vụ của Sư đoàn 105 là tiến hành đột phá chiến dịch qua phòng tuyến và tiến sâu vào trung tâm của Hàn Quốc.
Sư đoàn 105 được thành lập từ trước khi Chiến tranh Triều Tiên lần thứ nhất bùng nổ, được trang bị xe tăng hạng trung T-34 do Liên Xô sản xuất, khiến quân đội Mỹ không chuẩn bị kỹ càng hoảng sợ và suýt chút nữa là họ đã giành được chiến thắng toàn diện.
Sư đoàn 105 được thành lập từ trước khi Chiến tranh Triều Tiên lần thứ nhất bùng nổ, được trang bị xe tăng hạng trung T-34 do Liên Xô sản xuất, khiến quân đội Mỹ không chuẩn bị kỹ càng hoảng sợ và suýt chút nữa là họ đã giành được chiến thắng toàn diện.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã chứng kiến Triều Tiên, trước đây là thuộc địa của Nhật Bản, bị phân chia giữa các Đồng minh chiến thắng. Bán đảo bị chia cắt ở vĩ tuyến 38, với các lực lượng Liên Xô chiếm nửa phía Bắc và Mỹ chiếm nửa phía Nam.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã chứng kiến Triều Tiên, trước đây là thuộc địa của Nhật Bản, bị phân chia giữa các Đồng minh chiến thắng. Bán đảo bị chia cắt ở vĩ tuyến 38, với các lực lượng Liên Xô chiếm nửa phía Bắc và Mỹ chiếm nửa phía Nam.
Các chính phủ do Mỹ và Liên Xô hậu thuẫn, đã được dựng lên ở cả hai miền Bắc và Nam. Ở phía Bắc, Liên Xô bắt đầu đào tạo và trang bị cho Quân đội Nhân dân Triều Tiên một lực lượng gồm 10 sư đoàn bộ binh và một lữ đoàn thiết giáp, đó là Lữ đoàn 105 (tiền thân của Sư đoàn 105 sau này).
Các chính phủ do Mỹ và Liên Xô hậu thuẫn, đã được dựng lên ở cả hai miền Bắc và Nam. Ở phía Bắc, Liên Xô bắt đầu đào tạo và trang bị cho Quân đội Nhân dân Triều Tiên một lực lượng gồm 10 sư đoàn bộ binh và một lữ đoàn thiết giáp, đó là Lữ đoàn 105 (tiền thân của Sư đoàn 105 sau này).
Lữ đoàn thiết giáp 105 có nguồn gốc từ Trung đoàn huấn luyện xe tăng 15, một đơn vị xe tăng được Hồng quân thành lập vào năm 1948 và do Thượng tá Yu Kyong Su, một cựu Trung úy trong Hồng quân và là anh rể của lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành chỉ huy.
Lữ đoàn thiết giáp 105 có nguồn gốc từ Trung đoàn huấn luyện xe tăng 15, một đơn vị xe tăng được Hồng quân thành lập vào năm 1948 và do Thượng tá Yu Kyong Su, một cựu Trung úy trong Hồng quân và là anh rể của lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành chỉ huy.
Nhiều binh sĩ của Trung đoàn 15 là cựu chiến binh, đã phục vụ trong quân đội Liên Xô và Trung Quốc. Lực lượng ban đầu này nhanh chóng phát triển từ một đội ngũ ít ỏi, cùng với 2 xe tăng T-34 để trở thành Lữ đoàn thiết giáp số 105, với 120 xe tăng T-34.
Nhiều binh sĩ của Trung đoàn 15 là cựu chiến binh, đã phục vụ trong quân đội Liên Xô và Trung Quốc. Lực lượng ban đầu này nhanh chóng phát triển từ một đội ngũ ít ỏi, cùng với 2 xe tăng T-34 để trở thành Lữ đoàn thiết giáp số 105, với 120 xe tăng T-34.
Ngay từ đầu, Lữ đoàn đã được giao nhiệm vụ là mũi nhọn trong các chiến dịch phản công của KPA, nhằm thống nhất bán đảo bằng vũ lực và được trang bị xe tăng T-34/85; đây là phiên bản cuối cùng của dòng T-34 nổi tiếng.
Ngay từ đầu, Lữ đoàn đã được giao nhiệm vụ là mũi nhọn trong các chiến dịch phản công của KPA, nhằm thống nhất bán đảo bằng vũ lực và được trang bị xe tăng T-34/85; đây là phiên bản cuối cùng của dòng T-34 nổi tiếng.
T-34/85 được trang bị pháo 85mm ZIS-S-53 mạnh hơn và là trụ cột của Hồng quân khi giải phóng Berlin 5 năm trước đó. T-34/85 được bọc thép kém hơn so với M26 Pershing của Mỹ, nhưng có thể xuyên thủng giáp xe M26 ở bất cứ đâu, ngoại trừ bán cầu trước của xe ở ngoài cự ly 1.000 mét.
T-34/85 được trang bị pháo 85mm ZIS-S-53 mạnh hơn và là trụ cột của Hồng quân khi giải phóng Berlin 5 năm trước đó. T-34/85 được bọc thép kém hơn so với M26 Pershing của Mỹ, nhưng có thể xuyên thủng giáp xe M26 ở bất cứ đâu, ngoại trừ bán cầu trước của xe ở ngoài cự ly 1.000 mét.
Lữ đoàn 105 gồm ba tiểu đoàn xe tăng 107, 109 và 203; mỗi tiểu đoàn có 40 xe tăng và một tiểu đoàn thiết giáp 308, được trang bị 16 pháo tự hành SU-76; phối hợp chiến đấu thường xuyên với Lữ đoàn, là Trung đoàn Bộ binh cơ giới 206 (sau này trở thành sư đoàn Bộ binh Cơ giới 206).
Lữ đoàn 105 gồm ba tiểu đoàn xe tăng 107, 109 và 203; mỗi tiểu đoàn có 40 xe tăng và một tiểu đoàn thiết giáp 308, được trang bị 16 pháo tự hành SU-76; phối hợp chiến đấu thường xuyên với Lữ đoàn, là Trung đoàn Bộ binh cơ giới 206 (sau này trở thành sư đoàn Bộ binh Cơ giới 206).
Đối mặt với Lữ đoàn thiết giáp 105 của KPA là quân đội Hàn Quốc, được huấn luyện và trang bị giống lực lượng hiến binh châu Âu hơn là lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Quân đội Hàn Quốc chủ yếu là một lực lượng bộ binh, không có xe tăng, mà còn không có bất kỳ phương tiện thiết giáp nào.
Đối mặt với Lữ đoàn thiết giáp 105 của KPA là quân đội Hàn Quốc, được huấn luyện và trang bị giống lực lượng hiến binh châu Âu hơn là lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Quân đội Hàn Quốc chủ yếu là một lực lượng bộ binh, không có xe tăng, mà còn không có bất kỳ phương tiện thiết giáp nào.
Về trang bị, Hàn Quốc và Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc có 37 xe bọc thép M8 Greyhound và 140 khẩu pháo chống tăng xe kéo 57mm lạc hậu. Bộ binh được trang bị 1.900 khẩu súng chống tăng bazooka 57mm; tuy nhiên những vũ khí này đã lạc hậu từ năm 1944, chứ chưa nói đến năm 1950, và không thể xuyên thủng giáp xe tăng T-34/85.
Về trang bị, Hàn Quốc và Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc có 37 xe bọc thép M8 Greyhound và 140 khẩu pháo chống tăng xe kéo 57mm lạc hậu. Bộ binh được trang bị 1.900 khẩu súng chống tăng bazooka 57mm; tuy nhiên những vũ khí này đã lạc hậu từ năm 1944, chứ chưa nói đến năm 1950, và không thể xuyên thủng giáp xe tăng T-34/85.
Lữ đoàn 105 không chiến đấu như một lực lượng độc lập, mà có nhiệm vụ tăng cường hoặc phối thuộc cho các sư đoàn bộ binh của KPA. Vào tháng 6/1950, lực lượng Quân đội Triều Tiên bắt đầu tràn xuống phía nam, tấn công Quân đội Hàn Quốc.
Lữ đoàn 105 không chiến đấu như một lực lượng độc lập, mà có nhiệm vụ tăng cường hoặc phối thuộc cho các sư đoàn bộ binh của KPA. Vào tháng 6/1950, lực lượng Quân đội Triều Tiên bắt đầu tràn xuống phía nam, tấn công Quân đội Hàn Quốc.
Ba trung đoàn KPA, có sự phối thuộc của Tiểu đoàn tăng 107, đã tấn công đè bẹp Sư đoàn bộ binh 1 và 7 của Hàn Quốc. Xe tăng của Triều Tiên đánh chiếm thủ đô Seoul vào ngày thứ tư của cuộc chiến. Đến ngày 3/7/1950, Lữ đoàn được nâng lên thành Sư đoàn và được đổi tên thành Sư đoàn thiết giáp 105 “Seoul”.
Ba trung đoàn KPA, có sự phối thuộc của Tiểu đoàn tăng 107, đã tấn công đè bẹp Sư đoàn bộ binh 1 và 7 của Hàn Quốc. Xe tăng của Triều Tiên đánh chiếm thủ đô Seoul vào ngày thứ tư của cuộc chiến. Đến ngày 3/7/1950, Lữ đoàn được nâng lên thành Sư đoàn và được đổi tên thành Sư đoàn thiết giáp 105 “Seoul”.
Khi tiến sâu xuống phía nam bán đảo, Sư đoàn 105 bắt đầu chạm trán lực lượng tác chiến đầu tiên của Mỹ, đó là lực lượng Đặc nhiệm Smith, được không vận từ Nhật Bản sang, bao gồm 1 tiểu đoàn thiếu; cùng chiến đấu với lực lượng đặc nhiệm là Lữ đoàn bộ binh 21, thuộc Sư đoàn bộ binh 24 Mỹ, đang đóng quân ở Hàn Quốc.
Khi tiến sâu xuống phía nam bán đảo, Sư đoàn 105 bắt đầu chạm trán lực lượng tác chiến đầu tiên của Mỹ, đó là lực lượng Đặc nhiệm Smith, được không vận từ Nhật Bản sang, bao gồm 1 tiểu đoàn thiếu; cùng chiến đấu với lực lượng đặc nhiệm là Lữ đoàn bộ binh 21, thuộc Sư đoàn bộ binh 24 Mỹ, đang đóng quân ở Hàn Quốc.
Sư đoàn 24 của Mỹ không ngờ phải tham gia một cuộc chiến quy mô lớn, Sư đoàn được trang bị kém; vũ khí chống tăng của lực lượng đặc nhiệm chỉ có hai khẩu ĐKZ không giật 75mm và 6 khẩu bazooka 57mm; hỏa lực pháo binh chỉ với súng cối 106,7mm và pháo dã chiến hỗ trợ.
Sư đoàn 24 của Mỹ không ngờ phải tham gia một cuộc chiến quy mô lớn, Sư đoàn được trang bị kém; vũ khí chống tăng của lực lượng đặc nhiệm chỉ có hai khẩu ĐKZ không giật 75mm và 6 khẩu bazooka 57mm; hỏa lực pháo binh chỉ với súng cối 106,7mm và pháo dã chiến hỗ trợ.
Đối mặt với Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Triều Tiên đã điều 33 xe tăng T-34 của Trung đoàn Thiết giáp 107, thuộc Sư đoàn 105, cùng hai Trung đoàn 16 và 18 của Sư đoàn bộ binh 4 Triều Tiên. Trước sự tiến công quyết liệt của Quân đội Triều Tiên, đã làm lính Mỹ hoảng sợ, nhất là trước lực lượng xe tăng.
Đối mặt với Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Triều Tiên đã điều 33 xe tăng T-34 của Trung đoàn Thiết giáp 107, thuộc Sư đoàn 105, cùng hai Trung đoàn 16 và 18 của Sư đoàn bộ binh 4 Triều Tiên. Trước sự tiến công quyết liệt của Quân đội Triều Tiên, đã làm lính Mỹ hoảng sợ, nhất là trước lực lượng xe tăng.
Với hỏa lực ít ỏi, Quân đội Mỹ chỉ có thể tiêu diệt và phá hủy 4 xe tăng Triều Tiên; phía Quân đội Mỹ 150 người chết và bị thương. Thất bại của Lực lượng Đặc nhiệm Smith, sau này đã trở thành một lời nhắc nhở rõ ràng về việc một quân đội, có thể mất lợi thế chiến đấu nếu không có sự chuẩn bị tốt.
Với hỏa lực ít ỏi, Quân đội Mỹ chỉ có thể tiêu diệt và phá hủy 4 xe tăng Triều Tiên; phía Quân đội Mỹ 150 người chết và bị thương. Thất bại của Lực lượng Đặc nhiệm Smith, sau này đã trở thành một lời nhắc nhở rõ ràng về việc một quân đội, có thể mất lợi thế chiến đấu nếu không có sự chuẩn bị tốt.
Sư đoàn thiết giáp 105 tiếp tục tiến về phía nam, tại Vành đai Pusan, xe tăng của Sư đoàn 105 được bố trí thành từng cụm, để hỗ trợ các cuộc tấn công của bộ binh. Mặc dù Sư đoàn 105 chịu ít tổn thất trong chiến đấu, nhưng việc hành quân đường dài, đã làm hư hại nhiều xe tăng của Sư đoàn.
Sư đoàn thiết giáp 105 tiếp tục tiến về phía nam, tại Vành đai Pusan, xe tăng của Sư đoàn 105 được bố trí thành từng cụm, để hỗ trợ các cuộc tấn công của bộ binh. Mặc dù Sư đoàn 105 chịu ít tổn thất trong chiến đấu, nhưng việc hành quân đường dài, đã làm hư hại nhiều xe tăng của Sư đoàn.
Trong khi đó, các lực lượng Liên Hợp Quốc dần nhận được vũ khí hạng nặng hơn, gồm xe tăng M-26 Pershings và súng chống tăng bazooka 3,5 inch. Tại Obong-Ni Ridge, 4 chiếc M-26 của Tiểu đoàn xe tăng 1 Thủy quân lục chiến Mỹ, đã tiêu diệt 3 chiếc T-35/85 mà không bị thiệt hại.
Trong khi đó, các lực lượng Liên Hợp Quốc dần nhận được vũ khí hạng nặng hơn, gồm xe tăng M-26 Pershings và súng chống tăng bazooka 3,5 inch. Tại Obong-Ni Ridge, 4 chiếc M-26 của Tiểu đoàn xe tăng 1 Thủy quân lục chiến Mỹ, đã tiêu diệt 3 chiếc T-35/85 mà không bị thiệt hại.
Ở phía bắc Tabu-dong, bộ binh Mỹ cùng xe tăng M26 đã tiêu diệt 13 chiếc T-34 và 5 chiếc SU-76 của Trung đoàn thiết giáp 107 trong hai ngày giao tranh. Đặc biệt vào cuối tháng 9, KPA đã mở chiến dịch đột phá chiếm thành phố cảng Pusan, có sự tham gia của 100 xe tăng, nhưng cuộc tấn công đã không thành công.
Ở phía bắc Tabu-dong, bộ binh Mỹ cùng xe tăng M26 đã tiêu diệt 13 chiếc T-34 và 5 chiếc SU-76 của Trung đoàn thiết giáp 107 trong hai ngày giao tranh. Đặc biệt vào cuối tháng 9, KPA đã mở chiến dịch đột phá chiếm thành phố cảng Pusan, có sự tham gia của 100 xe tăng, nhưng cuộc tấn công đã không thành công.
Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sau khi đổ bộ vào Inchon, đã cắt đứt sự liên kết của KPA đang bao vây Pusan. Đến tháng 9/1950, LHQ ước tính Triều Tiên đã thiệt hại 239 xe tăng, còn LHQ mất 60 xe tăng. Lực lượng thiết giáp của Triều Tiên, được sử dụng rất hiệu quả kể từ đầu cuộc chiến, đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sau khi đổ bộ vào Inchon, đã cắt đứt sự liên kết của KPA đang bao vây Pusan. Đến tháng 9/1950, LHQ ước tính Triều Tiên đã thiệt hại 239 xe tăng, còn LHQ mất 60 xe tăng. Lực lượng thiết giáp của Triều Tiên, được sử dụng rất hiệu quả kể từ đầu cuộc chiến, đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Sư đoàn 105 được tái tổ chức vào năm 1951 với tên gọi Sư đoàn Cơ giới 105, nhưng đã không chiến đấu trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến. Đến đầu những năm 1960, Sư đoàn được phục hồi trang bị xe tăng và được đặt tên là Sư đoàn Thiết giáp Cận vệ Seoul số 105.
Sư đoàn 105 được tái tổ chức vào năm 1951 với tên gọi Sư đoàn Cơ giới 105, nhưng đã không chiến đấu trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến. Đến đầu những năm 1960, Sư đoàn được phục hồi trang bị xe tăng và được đặt tên là Sư đoàn Thiết giáp Cận vệ Seoul số 105.
Ngày nay, số Sư đoàn 105 được thừa nhận là lực lượng thông thường hiện đại và có uy tín nhất của KPA. Sư đoàn có biên chế hai lữ đoàn xe tăng và một lữ đoàn bộ binh cơ giới và là một bộ phận của Quân đoàn thiết giáp 820. Xe tăng chiến đấu chủ lực của sư đoàn là xe tăng Pokpung-ho “Storm”.
Ngày nay, số Sư đoàn 105 được thừa nhận là lực lượng thông thường hiện đại và có uy tín nhất của KPA. Sư đoàn có biên chế hai lữ đoàn xe tăng và một lữ đoàn bộ binh cơ giới và là một bộ phận của Quân đoàn thiết giáp 820. Xe tăng chiến đấu chủ lực của sư đoàn là xe tăng Pokpung-ho “Storm”.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Sư đoàn 105 vẫn tiếp tục là lực lượng đột phá chiến dịch của Quân đội Triều Tiên; nhưng không giống như cuộc chiến trước, Sư đoàn 105 có thể sẽ chiến đấu như một lực lượng chiến đấu độc lập. Hiện nay Sư đoàn 105 vẫn là một trong những sư đoàn xe tăng có sức mạnh nhất ở khu vực châu Á, mà Mỹ cũng phải e ngại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Sư đoàn 105 vẫn tiếp tục là lực lượng đột phá chiến dịch của Quân đội Triều Tiên; nhưng không giống như cuộc chiến trước, Sư đoàn 105 có thể sẽ chiến đấu như một lực lượng chiến đấu độc lập. Hiện nay Sư đoàn 105 vẫn là một trong những sư đoàn xe tăng có sức mạnh nhất ở khu vực châu Á, mà Mỹ cũng phải e ngại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính Triều Tiên quyết "tử chiến" với Mỹ trong cuộc chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc năm 1953. Nguồn: TheArchive.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.