Startup từ... mì tôm cũng tạo nên những tỷ phú thời nay

(VietnamDaily) - Trước khi khẳng định vị thế ở các lĩnh vực bất động sản, tài chính... những tỷ phú Việt này từng có một thời thành công với sản phẩm mì gói tại thị trường nước ngoài. 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và thương hiệu mì Mivina
Trước khi trở thành tỷ phú thế giới, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup từng có quãng thời gian khởi nghiệp từ kinh doanh nhà hàng, sản xuất mì ăn liền ở Kharkov, Ukraine.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng du học ngành kinh tế tại Đại học địa chất Moscow (Nga). Sau khi tốt nghiệp, ông ở lại nước ngoài lập nghiệp và lập nên thương hiệu mì gói Mivina tại Ukraina. Sau đó, loại mì này nhanh chóng nổi tiếng.
Startup tu... mi tom cung tao nen nhung ty phu thoi nay
 Tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Khởi đầu với nhà máy chỉ có 30 công nhân, ông Phạm Nhật Vượng mở thêm nhiều chi nhánh tại nhiều thành phố của Ukraine.
Không chỉ tại Ukraine, thương hiệu mì ăn liền Mivina của ông Vượng còn được bán rộng rãi tại 30 quốc gia trên toàn thế giới như Estonia, Litva, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel...
Năm 2009, ông Phạm Nhật Vượng bán công ty của mình - Technocom cho Nestle và ngay sau khi quay về Việt Nam, ông không tiếp tục sản xuất mì mà chạm tay vào nhiều lĩnh vực tạo một đế chế hùng mạnh và vững chắc như hiện nay.
Tính đến ngày 11/3/2020, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản tương đương 6,1 tỷ USD (theo Forbes).

Video: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói gì sau khi lái chiếc VinFast Lux SA2.0 đầu tiên tại Việt Nam? Nguồn: Youtube.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, có bằng tiến sĩ Vật lý hạt nhân, có thời gian dài học tập và sinh sống ở Đông Âu.
Những năm đầu thập niên 1990, ông Nguyễn Đăng Quang bắt đầu bán mì ăn liền cho người Việt tại Nga, đồng thời xây dựng nhà máy đầu tiên với công suất 30 triệu gói/tháng, sản xuất mì, nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ.
Startup tu... mi tom cung tao nen nhung ty phu thoi nay-Hinh-2
Ông Nguyễn Đăng Quang. 
Năm 2002, ông Quang trở về nước và tiếp tục kinh doanh mặt hàng này với thương hiệu Masan.
Trong năm 2019, Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang ghi nhận doanh thu 38.819 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.365 tỷ, tăng hơn 13% so với con số thực hiện năm 2018.
Cũng trong năm 2019, Masan ghi dấu ấn bằng thương vụ mua bán sáp nhập đình đám giữa tập đoàn này với mảng bán lẻ của Vingroup, bước đi đầy táo bạo này hứa hẹn một năm 2020 đột phá của Masan.
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank
Trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), ông Ngô Chí Dũng cũng từng khởi nghiệp tại Nga với mì tôm. Công ty mì tôm của ông có tên Rollton, khá nổi tiếng và được ưa chuộng tại Nga.
Startup tu... mi tom cung tao nen nhung ty phu thoi nay-Hinh-3
 Ông Ngô Chí Dũng.
Rollton thuộc tập đoàn Future Generation Group (FC), là thương hiệu Việt được thành lập vào năm 1998. Không chỉ là thương hiệu mì ăn liền có tiếng trên đất Nga, Rollton còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người Việt sinh sống và làm việc tại Nga, cũng như người dân Nga.
Năm 2012, tại Đại hội khóa VI, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga, diễn ra tại Mátxcơva đã đánh giá cao và ghi nhận thành tích vượt trội của công ty Rollton, đặc biệt là về vấn đề tạo ra công việc lao động cho người dân.
Nnăm 2019, VPBank ghi nhận kết quả kinh doanh cao kỷ lục với lợi nhuận hợp nhất trước thuế 10.334 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.
Tính đến ngày 11/3/2020, ông Ngô Chí Dũng sở hữu 121,68 triệu cổ phiếu VPB, tương đương khối tài sản 3.164 tỷ đồng.
Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB
Cùng với những doanh nhân nổi tiếng như ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Phạm Nhật Vượng, Ngô Chí Dũng...ông Đặng Khắc Vỹ nằm trong nhóm “đại gia Đông Âu” có quãng thời gian khởi nghiệp và hoạt động kinh doanh chính tại thị trường này với việc kinh doanh mì gói.
Startup tu... mi tom cung tao nen nhung ty phu thoi nay-Hinh-4
 Ông Đặng Khắc Vỹ. 
Sau khi trở về Việt Nam đầu tư lớn, ông Vỹ vẫn tiếp tục duy trì sự nghiệp kinh doanh với trời Âu.
Với doanh nghiệp Mareven Food tại Nga, ông Vỹ là người sáng lập và đang giữ vai trò chủ tịch. Đây chính là công ty sản xuất mỳ ống và khoai tây nghiền lớn nhất xứ sở bạch dương, đồng thời là một trong những tập đoàn lớn của người Việt ở nước ngoài.
Tại Việt Nam, ông Vỹ đang điều hành CTCP Uniben (Uniben), chủ của hai thương hiệu mì rất nổi tiếng, là “3 Miền” và “Reeva”.

Bộ ba cổ phiếu "họ Vin" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Với việc cổ phiếu VHM của Công ty CP Vinhomes lên sàn chứng khoán, tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng đã nắm trong tay bộ ba VIC, VHM và VRE chiếm tới 23% (3,18 triệu tỷ đồng) vốn hóa sàn HOSE. 

Như vậy, bộ ba cổ phiếu "họ Vin" sẽ tác động tới chỉ số VnIndex.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiệm cận huyền thoại George Soros

Hé lộ nguyên nhân khiến tỷ phú Phạm Nhật Vượng đóng cửa hãng bay Vinpearl Air

(Vietnamdaily) - Ngày 14/1, Tập đoàn Vingroup (VIC) công bố chính thức rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không VinAviation sẽ vẫn duy trì hoạt động theo cam kết với các học viên.

Tập đoàn Vingroup vừa gửi văn bản lên Bộ Giao thông vận tải, chính thức xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Đây là bước đi nhất quán trong việc tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là Công nghệ và Công nghiệp của Vingroup.

Theo Tập đoàn này, quyết định trên không ảnh hưởng đến mảng đào tạo phi công do Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng Không VinAviation đảm nhiệm. Khoá Đào tạo đang triển khai vẫn tiếp tục được duy trì với đầy đủ những cam kết đã có với học viên.

Đồng thời, Vingroup khẳng định vẫn tiếp tục tham gia các dự án xây dựng, cải tạo hạ tầng hàng không trên cả nước .

He lo nguyen nhan khien ty phu Pham Nhat Vuong dong cua hang bay Vinpearl Air
 

Thông tin rút chỉ đưa ra 2 tuần sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương thành lập hãng hàng không Vinpearl Air với tổng vốn đầu tư 4.700 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.300 tỷ đồng, chiếm 28%. Đây sẽ là bước gần cuối trước khi được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không sau hơn nửa năm Vingroup công bố thành lập pháp nhân.

Theo tờ trình, dự án vận tải hàng không Vinpearl Air có quy mô 6 tàu bay trong năm đầu tiên, trung bình mỗi năm đưa vào khai thác thêm 6 tàu bay, đạt 30 tàu vào năm 2024. Dự kiến Vinpearl Air chính thức đưa vào vận hành, khai thác bay thương mại trong tháng 7.

Như vậy, vận tải hàng không là lĩnh vực tiếp theo mà Vingroup thông báo thu hẹp hoạt động.

Trước đó, ngày 24/7/2019, tập đoàn Vingroup công bố hợp tác với tập đoàn CAE (Canada) trong việc đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới. Vingroup cũng xúc tiến các thủ tục để thành lập hãng hàng không Vinpearl Air. 

Phát biểu về quyết định trên - ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: “Thị trường Hàng không Việt Nam rất tiềm năng và đang phát triển mạnh, nhưng cũng có các Công ty lớn đang tham gia. Việc Vingroup đầu tư mạnh vào hàng không có thể dẫn đến dư thừa nguồn cung, gây lãng phí cho xã hội, đồng thời chúng tôi cũng cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển mảng Công nghệ - Công nghiệp của mình, vì vậy chúng tôi quyết định rút lui”.

Trong chiến lược phát triển đã được công bố năm 2018, Vingroup đặt mục tiêu sẽ trở thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu Việt Nam trong 10 năm tới. 

Để thực hiện chiến lược này, tháng 12/2019, Vingroup đã rút khỏi mảng bán lẻ và nông nghiệp. Quyết định dừng đầu tư kinh doanh vận tải Hàng không là bước đi nhất quán trong việc tái cơ cấu hoạt động, tập trung vào các ưu tiên cốt lõi của tập đoàn.

Trước đó, để dồn lực cho 2 ngành mũi nhọn là công nghiệp (VinFast sản xuất ôtô, xe máy điện) và công nghệ (VSmart sản xuất điện thoại, tivi), tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam công bố rút lui khỏi mảng bán lẻ trực tiếp.

Tin mới