SPG-9 “ngọn giáo” diệt tăng đáng gờm của Liên Xô

SPG-9 “ngọn giáo” diệt tăng đáng gờm của Liên Xô

SPG-9 Kopye (biệt danh ngọn giáo) là loại súng chống tăng không giật cỡ nòng 73mm do Liên xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1962.

Súng SPG-9 là vũ khí của lực lượng bộ binh, có nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện chiến tranh như: xe tăng, xe thiết giáp, các ổ hỏa lực mạnh, vũ khí hạng nặng, xe cơ giới, công sự…
Súng SPG-9 là vũ khí của lực lượng bộ binh, có nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện chiến tranh như: xe tăng, xe thiết giáp, các ổ hỏa lực mạnh, vũ khí hạng nặng, xe cơ giới, công sự…
SPG-9 là loại  súng chống tăng bắn phát một, không giật.
SPG-9 là loại súng chống tăng bắn phát một, không giật.
Hiện tượng không giật của súng được hình thành từ cấu tạo khóa nòng mở, dưới dạng ống phụt, cho phép một phần khí thuốc phụt lại phía sau, ngược hướng với đường bay của đạn.
Hiện tượng không giật của súng được hình thành từ cấu tạo khóa nòng mở, dưới dạng ống phụt, cho phép một phần khí thuốc phụt lại phía sau, ngược hướng với đường bay của đạn.
Súng SPG-9 bao gồm có nòng súng với khóa nòng mở, giá giữ súng 3 chân, thiết bị điện để khai hỏa và thiết bị ngắm bắn.
Súng SPG-9 bao gồm có nòng súng với khóa nòng mở, giá giữ súng 3 chân, thiết bị điện để khai hỏa và thiết bị ngắm bắn.
Nòng súng của SPG là loại nòng trơn không có rãnh xoắn, được lắp đặt tay cầm để kéo súng khi cơ động.
Nòng súng của SPG là loại nòng trơn không có rãnh xoắn, được lắp đặt tay cầm để kéo súng khi cơ động.
Để lấy đường ngắm cho súng chống tăng không giật sử dụng kính ngắm và thước ngắm quang học PRO-9 với độ phân giải lên đến 4x với trường nhìn là 10e, bộ phận kính ngắm được lắp trên giá thước ngắm trên nòng súng.
Để lấy đường ngắm cho súng chống tăng không giật sử dụng kính ngắm và thước ngắm quang học PRO-9 với độ phân giải lên đến 4x với trường nhìn là 10e, bộ phận kính ngắm được lắp trên giá thước ngắm trên nòng súng.
Khai hỏa đạn phản lực của súng SPG-9 được thực hiện bởi bộ phận cò - kim hỏa điện cơ, nguồn phát điện, khóa an toàn và bộ phận cò nằm ở bộ khung gá súng. Đồng thời, ở bộ phận cò kim hỏa còn có bộ phận chống nổ sớm, khi chưa đóng hết khóa nòng.
Khai hỏa đạn phản lực của súng SPG-9 được thực hiện bởi bộ phận cò - kim hỏa điện cơ, nguồn phát điện, khóa an toàn và bộ phận cò nằm ở bộ khung gá súng. Đồng thời, ở bộ phận cò kim hỏa còn có bộ phận chống nổ sớm, khi chưa đóng hết khóa nòng.
Để xạ kích từ súng chống tăng RPG-9 sử dụng loại đạn nổ phá tiêu chuẩn của súng OG-96 khối lượng là 5,5 kg, đạn chống tăng hiệu ứng nổ lõm PG-9B khối lượng 4,4 kg.
Để xạ kích từ súng chống tăng RPG-9 sử dụng loại đạn nổ phá tiêu chuẩn của súng OG-96 khối lượng là 5,5 kg, đạn chống tăng hiệu ứng nổ lõm PG-9B khối lượng 4,4 kg.
Đạn chống tăng với động cơ đẩy phản lực được phóng ra khỏi nòng súng bằng liều phóng với vận tốc ban đầu là 435 m/s, trên đoạn đầu của quỹ đạo đường đạn đạn SPG khởi động động cơ phản lực và tăng tốc lên đến 700 m/s.
Đạn chống tăng với động cơ đẩy phản lực được phóng ra khỏi nòng súng bằng liều phóng với vận tốc ban đầu là 435 m/s, trên đoạn đầu của quỹ đạo đường đạn đạn SPG khởi động động cơ phản lực và tăng tốc lên đến 700 m/s.
Đây là ưu điểm của loại đạn này nếu so với súng 82mm B-10. Khi bắn, phía sau của súng tạo ra một khoảng nguy hiểm do lửa phản lực của liều phóng với bán kính 30m và góc mở 90°.
Đây là ưu điểm của loại đạn này nếu so với súng 82mm B-10. Khi bắn, phía sau của súng tạo ra một khoảng nguy hiểm do lửa phản lực của liều phóng với bán kính 30m và góc mở 90°.
Các phiên bản nâng cấp gồm: SPG-9N được lắp thiết bị ngắm đêm; SPG-9D trang bị cho bộ binh hoặc lính dù; SPG-9MD được trang bị cho lực lượng đổ bộ…
Các phiên bản nâng cấp gồm: SPG-9N được lắp thiết bị ngắm đêm; SPG-9D trang bị cho bộ binh hoặc lính dù; SPG-9MD được trang bị cho lực lượng đổ bộ…

GALLERY MỚI NHẤT