Sống sao cho vừa lòng người?

Người đời nói “làm người tốt không dễ” quả thật không sai. Bởi muốn làm người tốt không những đòi hỏi phải có đạo đức, tâm sáng, hạnh lành mà còn phải đối mặt với thị phi dư luận.

Song sao cho vua long nguoi?
Hễ bị người ta ghét thì cái gì tốt cũng trở nên xấu xa. Sống sao cho vừa lòng người đây? 
Tôi có người cô ruột là cán bộ hưu trí, về hưu, ở nhà mãi cũng chán nên cô nghĩ đến việc thiện nguyện. Nhà dù không giàu có, nhưng nhờ có chữ tín thời còn làm cán bộ địa phương, lại quan hệ xã giao rộng nên khi cô kêu gọi quyên góp từ thiện thì nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía, thậm chí là ở nước ngoài.
Tuần trước cô tổ chức chuyến từ thiện đến Tây Nguyên. Chuyến đi khá vất vả vì phải đi bộ vào vùng sâu vài cây số, nơi các đồng bào dân tộc thiểu số cư ngụ để phát quà cũng như tuyên truyền về vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình. Sau chuyến đi, cô có đưa hình ảnh lên trang Facebook cá nhân. Thông qua đó cô muốn cho mọi người thông điệp, “đừng tuyệt vọng, vì lúc nào khó khăn, bạn cũng có người khác đùm bọc”, đại loại thế. Mặt khác, đây là nơi để cô tiếp nhận thông tin cũng như sự chung tay giúp đỡ của mọi người.
Thế mà cô không được yên thân vì những dòng bình luận. Rất nhiều người ủng hộ, chia sẻ, động viên nhưng cũng không ít kẻ xấu tính cho rằng: khoe mẽ, sính danh, màu mè, phô trương. Cụ thể là: “Đã làm từ thiện thì phải xuất phát từ cái tâm. Làm thì giấu đi, khoe lên để làm gì? Chẳng phải cho mọi người biết mình có tấm lòng nhân hậu sao?”. Có người còn cay nghiệt đến mức bảo rằng: “Chắc trước đây toàn làm điều ác nên giờ ra sức từ thiện để cứu chuộc lỗi lầm”...
Không riêng gì cô của tôi mà rất nhiều người, hội đoàn, nhóm chuyên đi làm từ thiện phải chịu áp lực như thế. Nhất là những hình ảnh từ thiện ấy được đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nếu như các nghệ sĩ, họ đã quá quen thuộc với thị phi sau những chuyến đi từ thiện họ sẽ không màng đến, miễn sao góp chút tấm lòng với người nghèo là vui rồi, chuyện còn lại không đáng để bận tâm. Nhưng, với những người dân bình thường thì khác, họ không chịu được áp lực, dẫn đến căng thẳng hoặc tức giận đáp trả. Thế là bị “mắc bẫy” dư luận, thêm một cái “tội” nữa là: ăn nói ngang tàng, kém đạo đức. Cũng may là tuổi đời cô tôi cao, va chạm với xã hội nhiều, vui buồn, gian khó, hân hoan, cái gì cũng đã nếm trải nên cô tôi không thèm sân si làm gì cho thêm phiền muộn. Cô bảo: “Mình thích thì mình làm, miễn sao phù hợp với thuần phong mỹ tục, không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức là được. Thì thôi cái gì khó khăn quá cho qua để lòng thanh thản”.
Mà nghĩ cũng ngộ. Dường như những cư dân mạng có tính săm soi rảnh rỗi chẳng có việc gì làm để tự nuôi sống mình. Họ chỉ chờ người khác đăng hình ảnh từ thiện lên là tăm tia ngay. Đi từ thiện ăn mặc sang trọng thì bảo không gần gũi với người nghèo, mà mặc tuềnh toàng thì bảo giàu mà sao bần hàn quá. Cung kính trước người già neo đơn thì cho rằng làm màu nhưng thoải mái, vô tư quá thì nói thiếu lễ phép. Chuyện trang điểm cũng vậy: “đậm” quá thì nói là đi đóng phim, còn mặt mộc thì cho rằng xấu không thể tả... Chao ôi, cái gì thiên hạ cũng nói được, bất chấp điều đó quá ư là lãng nhách, không ăn nhập vấn đề. Hễ bị người ta ghét thì cái gì tốt cũng trở nên xấu xa. Sống sao cho vừa lòng người đây?
Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự năng động lên ngôi chứ không phải thời của rỗi rãi ngồi chơi xơi nước. Hãy thôi ngồi đó phán xét người khác mà chăm lao động để giúp ích cho bản thân mình, gia đình và xã hội. Tất nhiên việc tham gia mạng xã hội là điều cần thiết. Tuy nhiên, hãy nghĩ mạng xã hội là kênh để tương tác, giải trí, công việc chứ không phải là nơi để “xả rác”, nói xấu người khác. Thay vì bình luận những điều không hay, hãy đứng lên và đi nhiều nơi để san sẻ yêu thương với các mảnh đời bất hạnh, khó khăn.

Thiền định như Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ đạt cảnh giới thế nào?

(Kiến Thức) - Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông đã đạt được những điều phi thường nhờ việc hành thiền. Để nắm bắt thực hư của câu chuyện này, thử cùng tìm hiểu sâu hơn về phương pháp thiền và những cảnh giới thiền mà con người có thể chứng ngộ.

Chiều ngày 13/8, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ xuất hiện trước báo chí sau 5 năm vắng bóng. Trong cuộc nói chuyện kéo dài gần 4 tiếng, ông Vũ khẳng định sức khỏe của mình hoàn toàn bình thường.
Trong cuộc nói chuyện này, ông Vũ cũng nói về việc ngồi thiền nhịn ăn 49 ngày vào năm 2013. Trước ý kiến cho rằng đây là câu chuyện hoang đường, ông Vũ khẳng định mình có thể không ăn, thậm chí nhiều ngày không uống cũng không sao cả. Ông lấy ví dụ về đà điểu chỉ ăn 0,5kg thức ăn mỗi ngày, nhưng vẫn có thể tăng trọng tới 1kg. Ông cho rằng, đây là điểm mù với khoa học thông thường, nhưng cá nhân ông thì biết, đà điểu tăng cân nhờ dùng những nguồn năng lượng tổng hợp khác.

Cuộc sống trong tu viện Phật giáo lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Tu viện Yarchen Gar ở khu tự trị Garze Tibetan thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) là một trong những tu viện Phật giáo lớn nhất thế giới với hơn 10.000 tăng ni, phật tử tu tập ở đây.

Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi
Theo Al Jazeera, Yarchen Gar là một trong những tu viện Phật giáo lớn nhất thế giới, với hơn 10.000 tăng ni, phật tử tu tập ở đây. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) 
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-2
Yarchen Gar được thành lập vào năm 1985 và nằm ở vị trí cao hơn mực nước biển 4.000 mét. 
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-3
 Trong 100 ngày vào mùa đông, các tăng ni sẽ sống trong những túp lều nhỏ như thế này để thiền. 
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-4
 Các tăng ni thực hiện hành động “kowtow” (khấu đầu). Họ giơ tay lên cao 3 lần để cầu nguyện, bước hai bước và sau đó cúi đầu, trán chạm vào mặt đất. Họ sẽ làm như vậy trên quãng đường dài hơn 1 km.
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-5
 Sau khi cầu nguyện vào buổi chiều, các tăng ni có thể đi ăn hoặc mua đồ ăn nhẹ và nghỉ ngơi khoảng một giờ trước khi bắt đầu công việc của mình vào buổi chiều.
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-6
 Các tăng ni tự tay sửa chữa lán trại. Tại tu viện Phật giáo này, mọi người thường cùng chia sẻ công việc với nhau.
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-7
 Hai ni cô sử dụng những chiếc muỗng nhỏ để vớt ấu trùng của côn trùng ra khỏi vũng nước trong một ngày hè nóng bức.
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-8
Một lán trại bán đồ ăn nhẹ gần tu viện Yarchen Gar
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-9
Tại ngôi đền chính, các tăng ni liên tục thay nhau lau dọn sạch sẽ. 
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-10
 Những ngọn đồi xung quanh là nơi lý tưởng để các tăng ni ngồi thiền.
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-11
 Các tăng ni trên đường tới tu viện.
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-12
Những tăng ni lớn tuổi phụ trách nhà bếp. Nhiều người đã ở tu viện này suốt hơn 20 năm. 
Cuoc song trong tu vien Phat giao lon nhat the gioi-Hinh-13
 Hầu hết các tăng ni ở đây có thể sử dụng điện thoại thông minh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.