Sống cùng ở khu cách ly Covid-19: Làm thế nào tránh lây nhiễm chéo?

(Kiến Thức) -  Ngày 24/3, Sở Y tế TP.HCM đưa ra đề nghị người cách ly phải tuân thủ quy tắc ở khu cách ly tập trung nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung.

Sống cùng ở khu cách ly Covid-19: Làm thế nào tránh lây nhiễm chéo?
Mới đây, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM diễn ra ngày 24/3, Sở Y tế TP.HCM đưa ra đề nghị người cách ly phải tuân thủ quy tắc ở khu cách ly tập trung nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung.
Người cách ly tập trung chỉ tiếp xúc với người trong phòng cách ly, tuân thủ các quy định cách ly. Trường hợp nào không tuân thủ sẽ bị áp dụng các hình thức cách ly khác.
Cũng từ ngày 24/3, Sở Y tế TP.HCM cho biết các khu cách ly tập trung sẽ dừng tiếp tế từ bên ngoài. Các nhu yếu phẩm, đồ ăn sẽ được cung cấp đảm bảo từ hệ thống siêu thị của thành phố. Vì vậy, người dân không tập trung đông tiếp tế để tránh lây nhiễm chéo.
Những người cách ly trong sinh hoạt cũng phải theo lịch thống nhất chung trong khu cách ly về ăn uống, ngủ nghỉ, hạn chế các sinh hoạt cộng đồng như tụ tập đánh bài, tụ tập ăn uống, tổ chức các hoạt động thể thao tập thể trong khu cách ly.
Tuy nhiên, các hoạt động văn hoá tinh thần trong khu cách ly vẫn được đảm bảo. Ví dụ như đảm bảo mạng internet cho công dân có thể truy cập được thông tin, tổ chức truyền thanh nội bộ để tuyên truyền thông tin… Những hoạt động này nhằm giúp công dân được thoải mái nhất trong quá trình cách ly.
Song cung o khu cach ly Covid-19: Lam the nao tranh lay nhiem cheo?
Người dân tập thể dục nâng cao sức khỏe phòng chống dịch trong khu cách ly tập trung (Trường quân sự Quảng Ninh). Ảnh: TTXVN. 
Trước những diễn biến phức tạp của Covid-19, Bộ Y tế đã ban hành "Sổ tay hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch". Đây là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trên toàn quốc, thực hiện theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Mục đích của hướng dẫn nhằm khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các địa phương khác.
Thời điểm xem xét thiết lập vùng cách ly y tế là khi vùng dịch đã có sự lây lan trong cộng đồng và có nguy cơ lớn lây lan sang các khu vực, địa phương khác trong khi hầu hết các khu vực, địa phương khác chưa có ca bệnh hoặc chỉ có một số ít ca bệnh xâm nhập.
Tùy theo tình hình dịch thực tế tại địa phương có thể lựa chọn quy mô: Cụm dân cư, khu phố, cơ quan, đơn vị; thôn, tổ, đội, ấp; xã, phường, thị trấn; quận, huyện.
Thời gian cách ly tối thiểu 28 ngày kể từ ngày thực hiện cách ly. Tùy theo diễn biến tình hình dịch và nguy cơ lây lan trong vùng cách ly, thời gian cách ly có thể kéo dài hơn.
Hướng dẫn cũng quy định về cách thức tổ chức cách ly. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra Quyết định thiết lập vùng cách ly trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Y tế trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi vùng cách ly.
Tại các vùng cách ly thiết lập chốt, trạm kiểm soát ra vào, đồng thời đảm bảo an ninh an toàn trật tự trong vùng cách ly; đảm bảo an sinh xã hội về nhu yếu phẩm, lượng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thiết yếu, xăng dầu, đủ điện nước sinh hoạt, việc thu gom rác thải phải được xử lý đúng quy trình…

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Ngoài ra, các hoạt động y tế trong vùng cách ly được thực hiện chặt chẽ đó là thiết lập hệ thống giám sát phát hiện chủ động bệnh dịch tại cộng đồng như: lập danh sách toàn bộ hộ gia đình và các thành viên trong vùng cách ly, huy động nhân lực của địa phương, thực hiện phương châm "rà từng ngõ, gõ từng nhà" hàng ngày để kịp thời phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh.
Về tổ chức cách ly y tế chia làm các cấp độ như sau: Ca bệnh xác định mắc Covid-19; Nhóm tiếp xúc gần với ca bệnh xác định (người trong cùng gia đình, người tiếp xúc gần khác như hàng xóm, họ hàng, bạn bè…); Ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19; Nhóm tiếp xúc gần với ca bệnh nghi ngờ…

Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.

Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:

- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.

- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.

- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Giữa tâm dịch bệnh tay chân miệng và sởi: Không để lây nhiễm chéo!

Những ngày này, tại 3 bệnh viện nhi đồng của TPHCM luôn trong tình trạng “căng” toàn sức để chống dịch tay chân miệng. Bên cạnh việc tiếp nhận, điều trị, một trong những vấn đề mà các bác sĩ luôn đặc biệt lưu ý là không để trẻ bị lây nhiễm chéo

Giữa tâm dịch bệnh tay chân miệng và sởi: Không để lây nhiễm chéo!
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bên cạnh số ca tay chân miệng tăng đột biến, tại bệnh viện còn có không ít trẻ mắc sởi. Đây cũng là một bệnh lây nhiễm rất nhanh. Ba tuần trước, bệnh viện phát hiện ca mắc sởi đầu tiên tại khoa Tim mạch, ngay lập tức đã báo động toàn bệnh viện để cách ly kịp thời, khống chế ca bệnh, không để bệnh lây lan. Hiện nay, bệnh viện xác định có khoảng gần 60 ca sởi, trong đó có 3-4 ca sốc.
Giua tam dich benh tay chan mieng va soi: Khong de lay nhiem cheo!
 Phòng cấp cứu của khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 luôn kín trẻ bị mắc tay chân miệng.

Những hình ảnh ít biết về các y bác sĩ ở vùng dịch Vũ Hán

(Kiến Thức) - Những hình ảnh về sự nỗ lực và tinh thần quả cảm của đội ngũ y bác sĩ chống COVID-19 tại tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc đã khiến nhiều người cảm động, khâm phục và cầu mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi.

Những hình ảnh ít biết về các y bác sĩ ở vùng dịch Vũ Hán
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han

Sau khi thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) xuất hiện dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (COVID-19) vào cuối tháng trước, hơn 500.000 nhân viên y tế của tỉnh Hồ Bắc đã phải bỏ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trở lại vị trí để chiến đấu với dịch bệnh chết người suốt ngày đêm. Áp lực, nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ thiệt mạng nhưng họ vẫn kiên trì bám chốt. Trong hình là nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ trước phòng khám Bệnh viện Chữ thập Đỏ ở Vũ Hán.

Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-2
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện, không ít bác sĩ đã nhiễm bệnh, thậm chí tử vong vì con virus nguy hiểm này. Tuy nhiên, họ vẫn không hề nao núng và luôn chiến đấu hết mình vì bệnh nhân ở vùng dịch. Hình ảnh nhân viên y tế tại một cơ sở cách ly ở Vũ Hán đặt phần ăn trưa trước cửa các phòng bệnh để hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm virus corona.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-3
Y bác sĩ  chống COVID-19 tại bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán kiểm tra tình trạng của một bệnh nhân nhiễm corona. Không ít người đã phải đọc kết quả xét nghiệm dương tính của chính bạn, đồng nghiệp mình.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-4
Một nhân viên y tế Vũ Hán tranh thủ chợp mắt ngay trong lúc đứng trong phòng cách ly bệnh nhân nhiễm COVID-19.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-5
Nữ y tá đã bật khóc thảm thiết vì không chịu nổi áp lực quá lớn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-6
Nhân viên y tế kiểm tra bộ đồ bảo hộ cho đồng nghiệp ở bệnh viện Tongji, Vũ Hán.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-7
Do mặc đồ bảo hộ kín mít nên họ phải viết tên lên áo ngoài cho đồng nghiệp ở bệnh viện Tongji, Vũ Hán.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-8
Một nhân viên y tế tự kiểm tra khẩu trang ở khu vực Guanggu thuộc bệnh viện Tongji ở Vũ Hán.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-9
Các nhân viên y tế đứng theo nhiều hướng khác nhau để tránh lây nhiễm chéo khi đi thang máy ở Bệnh viện Tongji, Vũ Hán.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-10
Sau những giờ làm việc với bệnh nhận nhiễm COVID-19 ở bệnh viện, họ phải cởi bỏ hết đồ bảo hộ, khử trùng nhiều lần, khi ra ngoài phải thay cả giày khác.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-11
Các bác sĩ Bệnh viện Liên kết Đại học Qingdao tới Hồ Bắc sau khi chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ngồi cách xa nhau trên xe buýt nhằm tránh lây nhiễm chéo khi họ trở về khách sạn trong giờ nghỉ ở Vũ Hán ngày 20/2.
Nhung hinh anh it biet ve cac y bac si o vung dich Vu Han-Hinh-12
Một nhân viên y tế được khử trùng khi trở về khách sạn nghỉ ngơi sau khi làm việc ở Vũ Hán. Ảnh: Internet. 

Video "Truy tìm người mang covid-19 (virus Corona) tới 5 nước". Nguồn: VTC Now.

WHO hướng dẫn 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để phòng COVID-19

WHO khuyến cáo để tránh COVID-19, người dân hạn chế chạm vào các động vật ở chợ, khi nấu ăn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, dùng thao, thớt riêng với đồ sống, chín.

WHO hướng dẫn 3 việc quan trọng khi đi chợ, nấu ăn để phòng COVID-19

Các khuyến cáo của WHO để phòng tránh COVID-19: 

Rửa tay thường xuyên khi đi chợ

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.