Tổng công ty Sonadezi thoái vốn tại loạt công ty niêm yết

(Vietnamdaily) - Theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025, Tổng công ty Sonadezi có kế hoạch thoái vốn ở loạt công ty thành viên trong các lĩnh vực hạ tầng, vật liệu, xây dựng...

Tổng công ty Sonadezi (SZG) vừa công bố biên bản lấy ý kiến cổ đông về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2021-2025 và phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh & đầu tư phát triển cùng giai đoạn.

Cả 2 nội dung lấy ý kiến đều được thông qua với tỷ lệ tán thành hơn 99,6% trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Theo Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025, tổng công ty có kế hoạch thoái vốn tại một loạt công ty thành viên trong các lĩnh vực hạ tầng, vật liệu, xây dựng...

Nhóm 6 công ty đang kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp gồm Sonadezi Long Thành (SZL), Sonadezi Châu Đức (SZC), Sonadezi Giang Điền (SZG), Sonadezi Long Bình (SZB), Sonadezi Bình Thuận và Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D) đều thuộc diện thoái vốn.

Tong cong ty Sonadezi thoai von tai loat cong ty niem yet
 

Tuy nhiên, tỷ trọng thoái vốn sẽ phụ thuộc vào tình trạng cho thuê đất. Các đơn vị có tỷ lệ lấp đầy dưới 70% thuộc diện thoái vốn về 46% và các đơn vị có tỷ lệ lấp đầy trên 70% sẽ thoái vốn xuống mức 36%.

Sonadezi cũng sẽ bán vốn CTCP Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai (DND) từ mức 52,59% về còn 36% vốn.

Tổng công ty có kế hoạch thoái vốn hết tại các 5 đơn vị khác là CTCP Xây dựng Đồng Nai (đang sở hữu 40% vốn), Sơn Đồng Nai (SDN - 30%), Xây dựng Dân dụng Công nghiệp số 1 Đồng Nai (15%), Đô thị Amata Biên Hòa (10%) và Công trình Giao thông Đồng Nai (DGT - 0,31%).

Các đơn vị còn lại trong danh mục đầu tư của Sonadezi sẽ được giữ nguyên tỷ lệ sở hữu.

Về công ty mẹ Sonadezi, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/11/2022, Nhà nước sẽ giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 99,54% vốn tại Sonadezi đến năm 2025.

Đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh, Sonadezi đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng đến 6.300 tỷ đồng và có lợi nhuận hợp nhất 1.150 tỷ đồng vào năm 2025, lần lượt tăng 14% và 8% so với thời điểm năm 2022.

Kế hoạch chi đầu tư cho toàn tổng công ty là 10.221 tỷ đồng trong năm 2024 và 9.946 tỷ đồng trong năm 2025. Doanh nghiệp muốn phát triển ít nhất 2 khu công nghiệp, 2 khu dân cư và tham gia dự án chuyển đổi công năng Khu đô thị Biên Hòa 1.

GP9 Hà Nội có gì mà SCIC thoái vốn hơn 43.000 đồng/cp?

(Vietnamdaily) - Ngày 28/12 tới, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức bán đấu giá cổ phần sở hữu tại Công ty cổ phần GP9 Hà Nội.

SCIC dự kiến bán đấu giá lô 212.629 cổ phần nắm giữ tại doanh nghiệp này, tương đương 12,71% vốn, với giá khởi điểm cả lô là 9,17 tỷ đồng, tức là 43.145 đồng/cổ phần.

Xuất nhập khẩu Bình Dương kinh doanh thế nào khi cổ đông lớn thoái vốn?

Công ty TNHH Phát triển bán ra toàn bộ 15.194.200 cổ phiếu PRT để giảm sở hữu từ 5,06%, về còn 0% vốn điều lệ tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương.

Mới đây, Công ty TNHH Phát triển bán ra toàn bộ 15.194.200 cổ phiếu PRT để giảm sở hữu từ 5,06%, về còn 0% vốn điều lệ tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP (Protrade, mã PRT). Sau giao dịch này, Công ty TNHH Phát triển không còn là cổ đông lớn tại Protrade.
Trước đó, Công ty TNHH Phát triển trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 45 triệu cổ phiếu PRT, tương ứng 15% vốn sau khi cổ phần hóa Tổng Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương vào năm 2015, đồng thời cam kết giữ số cổ phiếu này trong 5 năm, tính từ đầu tháng 11/2018.

Tin mới