Soi siêu máy bay đưa đoàn Tổng thống Trump tới Hà Nội

Soi siêu máy bay đưa đoàn Tổng thống Trump tới Hà Nội

(Kiến Thức) - Sáng ngày hôm qua, một máy bay vận tải cực kỳ hiện đại của Không quân Mỹ bắt đầu vận chuyển trang thiết bị phục vụ chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam. 

Theo Zing.vn, 10 ngày trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Donald Trump, sáng 30/10,  máy bay vận tải C-17 của Mỹ đã đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Chiếc siêu vận tải cơ C-17 đáp xuống sân bay Nội Bài lúc 9h45 ngày 30/10. Nguồn ảnh: Zing
Theo Zing.vn, 10 ngày trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Donald Trump, sáng 30/10, máy bay vận tải C-17 của Mỹ đã đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Chiếc siêu vận tải cơ C-17 đáp xuống sân bay Nội Bài lúc 9h45 ngày 30/10. Nguồn ảnh: Zing
Sau khi lăn vào sân đỗ gần khu vực cảng hàng hoá nhà ga hàng không, chiếc C-17 của không lực Mỹ nằm tại đây khoảng 2 giờ trước khi rời đi. Nguồn ảnh: Zing
Sau khi lăn vào sân đỗ gần khu vực cảng hàng hoá nhà ga hàng không, chiếc C-17 của không lực Mỹ nằm tại đây khoảng 2 giờ trước khi rời đi. Nguồn ảnh: Zing
Thông thường để phục vụ chuyến công du của tổng thống Mỹ đến một quốc gia nào đó, công tác vận chuyển trang thiết bị diễn ra trước khoảng 10 ngày, với khoảng 50 lượt bay. Trong chuyến công du châu Á tới đây, Tổng thống Donald Trump sẽ dự diễn đàn APEC tại Đà Nẵng vào ngày 10/11, thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội và có các cuộc gặp gỡ, hội đàm với nhiều lãnh đạo cấp cao ở thủ đô vào ngày 11/11. Nguồn ảnh: Zing
Thông thường để phục vụ chuyến công du của tổng thống Mỹ đến một quốc gia nào đó, công tác vận chuyển trang thiết bị diễn ra trước khoảng 10 ngày, với khoảng 50 lượt bay. Trong chuyến công du châu Á tới đây, Tổng thống Donald Trump sẽ dự diễn đàn APEC tại Đà Nẵng vào ngày 10/11, thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội và có các cuộc gặp gỡ, hội đàm với nhiều lãnh đạo cấp cao ở thủ đô vào ngày 11/11. Nguồn ảnh: Zing
Tuy không phải là máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Mỹ, thế nhưng C-17 Globemaster III có thể xem là máy bay vận tải cỡ lớn chủ lực của Mỹ trong hoạt động không vận khắp thế giới. C-17 được thiết kế cho vai trò không vận chiến thuật và chiến lượng, có thể đưa binh sĩ và vũ khí đi khắp thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tuy không phải là máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Mỹ, thế nhưng C-17 Globemaster III có thể xem là máy bay vận tải cỡ lớn chủ lực của Mỹ trong hoạt động không vận khắp thế giới. C-17 được thiết kế cho vai trò không vận chiến thuật và chiến lượng, có thể đưa binh sĩ và vũ khí đi khắp thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Do đó, có thể xem như C-17 Globemaster III là máy bay vận tải chủ lực của Không quân Mỹ hiện nay và trong tương lai 20-30 năm nữa. Trong tổng số 279 chiếc được chế tạo từ 1991-2015, Không quân Mỹ sở hữu tới 213 chiếc. Ngoài các nhiệm vụ quân sự, C-17 cũng thường xuyên được sử dụng để chở trang thiết bị gồm cả các siêu xe, siêu trực thăng chở Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài. Nguồn ảnh: Airlines.net
Do đó, có thể xem như C-17 Globemaster III là máy bay vận tải chủ lực của Không quân Mỹ hiện nay và trong tương lai 20-30 năm nữa. Trong tổng số 279 chiếc được chế tạo từ 1991-2015, Không quân Mỹ sở hữu tới 213 chiếc. Ngoài các nhiệm vụ quân sự, C-17 cũng thường xuyên được sử dụng để chở trang thiết bị gồm cả các siêu xe, siêu trực thăng chở Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài. Nguồn ảnh: Airlines.net
Siêu vận tải cơ C-17 có một kích thước rất lớn, dài tới 53m, sải cánh 51,75m, cao 16,8m, trọng lượng rỗng tới 128 tấn, trọng lượng tối đa tới 265 tấn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Siêu vận tải cơ C-17 có một kích thước rất lớn, dài tới 53m, sải cánh 51,75m, cao 16,8m, trọng lượng rỗng tới 128 tấn, trọng lượng tối đa tới 265 tấn. Nguồn ảnh: Airlines.net
To lớn, khổng lồ là vậy nhưng phi hành đoàn một chiếc C-17 tối đa chỉ có 3 người (2 phi công và một kỹ thuật viên cấp cao). Trong khi đó, dòng máy bay vận tải Il-76 (Nga) được đánh giá là gần tương đương với C-17 cần tới phi hành đoàn đến 5 người. Trong ảnh, buồng lái rất hiện đại của C-17, hai phi công thậm chí trang bị cả màn hình HUD trước mặt – khí tài thường chủ yếu có trên máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Airlines.net
To lớn, khổng lồ là vậy nhưng phi hành đoàn một chiếc C-17 tối đa chỉ có 3 người (2 phi công và một kỹ thuật viên cấp cao). Trong khi đó, dòng máy bay vận tải Il-76 (Nga) được đánh giá là gần tương đương với C-17 cần tới phi hành đoàn đến 5 người. Trong ảnh, buồng lái rất hiện đại của C-17, hai phi công thậm chí trang bị cả màn hình HUD trước mặt – khí tài thường chủ yếu có trên máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Airlines.net
Để nâng cả con quái vật này lên trời, người ta đã trang bị cho siêu cơ C-17 bốn động cơ turbofan F117-PW-100 có lực đẩy tới 180kN mỗi chiếc cho tốc độ bay hành trình 829km/h. Nguồn ảnh: Airlines.net
Để nâng cả con quái vật này lên trời, người ta đã trang bị cho siêu cơ C-17 bốn động cơ turbofan F117-PW-100 có lực đẩy tới 180kN mỗi chiếc cho tốc độ bay hành trình 829km/h. Nguồn ảnh: Airlines.net
Khoang hàng của C-17 có chiều dài 27m, rộng 5,5m và cao 3,76m cho phép không vận cả các loại xe tăng, xe bọc thép, xe tải và đương nhiên là hàng hóa cùng binh sĩ. Tải trọng tổng thể của C-17 lên tới 77,5 tấn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Khoang hàng của C-17 có chiều dài 27m, rộng 5,5m và cao 3,76m cho phép không vận cả các loại xe tăng, xe bọc thép, xe tải và đương nhiên là hàng hóa cùng binh sĩ. Tải trọng tổng thể của C-17 lên tới 77,5 tấn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tất nhiên tùy từng loại hàng hóa mà tải trọng thực mang của nó có thể thấp hơn. Ví dụ như việc nó chỉ chở tối đa 102-134 lính dù. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên tùy từng loại hàng hóa mà tải trọng thực mang của nó có thể thấp hơn. Ví dụ như việc nó chỉ chở tối đa 102-134 lính dù. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tối đa một xe tăng hoặc một pháo tự hành hoặc 3 xe thiết giáp Stryker hoặc 6 xe thiết giáp hạng nhẹ M1117. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tối đa một xe tăng hoặc một pháo tự hành hoặc 3 xe thiết giáp Stryker hoặc 6 xe thiết giáp hạng nhẹ M1117. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tầm bay của C-17 phụ thuộc vào tải trọng mà nó mang theo, với việc mang tải phương tiện chiến đấu hạng nặng bay tầm xa thì cự ly tối đa đạt được chỉ khoảng 4.400km, còn nếu chở lính dù thì có thể vươn tới 10.300km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tầm bay của C-17 phụ thuộc vào tải trọng mà nó mang theo, với việc mang tải phương tiện chiến đấu hạng nặng bay tầm xa thì cự ly tối đa đạt được chỉ khoảng 4.400km, còn nếu chở lính dù thì có thể vươn tới 10.300km. Nguồn ảnh: Airlines.net

GALLERY MỚI NHẤT