Theo Space, sứ mệnh mới nhất của nó đã kéo dài được 719 ngày tính đến hôm nay, dài hơn một ngày so với nhiệm vụ cuối cùng của nó (đã kết thúc vào năm 2017).
Hình minh họa của X-37B trên quỹ đạo. |
Tuy đây không phải là kỷ lục thời gian ở trong vũ trụ bởi các vệ tinh thông tin địa lý thường có tuổi thọ từ 5 năm trở lên, thế nhưng đây vẫn là một cột mốc ấn tượng cho phương tiện bí mật này cũng như những thử nghiệm và phát triển công nghệ của Mỹ liên quan đến nhiệm vụ khám phá không gian.
Phi thuyền không gian siêu tối mật X-37B bắt đầu sứ mệnh hiện tại vào tháng 9-2017, khi nó được phóng lên vũ trụ bởi tên lửa đẩy SpaceX Falcon 9. Tuy các chi tiết cụ thể về sứ mệnh của X-37B đã được định sẵn, nhưng rõ ràng ngoài việc tăng thời gian ở trong không gian (các sứ mệnh kế tiếp đã kéo dài hơn trước) thì còn là các thí nghiệm vận hành để có thể quay trở lại kiểm tra trên Trái Đất.
X-37B có chiều dài 8,8m và cao khoảng 3m, đã thực hiện sứ mệnh đầu tiên vào năm 2010. Với sải cánh gần 5m, X-37B có thể được phóng thẳng đứng vào vũ trụ khi được gắn với một tên lửa, song nó có thể hạ cánh theo kiểu truyền thống trên đường băng.
Tương tự các sứ mệnh trước đó, lần này X-37B lại tự phá kỷ lục của chính nó về thời gian ở trong quỹ đạo. Ban đầu, nó được coi là cuộc thử nghiệm của NASA về phát triển các tàu vũ trụ rẻ tiền có thể tái sử dụng song hiện giờ nó là một dự án quân sự tối mật.
Danh sách các công nghệ được thử nghiệm trên phi thuyền X-37B bao gồm công nghệ dẫn đường, điều hướng, giám sát, chịu nhiệt, độ bền, hệ thống bay,… hay mọi thứ liên quan đến các chuyến bay vào vũ trụ.
Phi thuyền không gian siêu tối mật X-37B do Boeing chế tạo. |
Mặc dù không có phi hành đoàn nào trên X-37B, nhưng nó có thể tự động quay trở lại qua bầu khí quyển Trái Đất và hạ cánh theo chiều ngang trên đường băng, giống như tàu con thoi của NASA từng thực hiện.
NASA bắt đầu chương trình X-37 vào năm 1999, sau đó nó đã được chuyển cho DARPA và Không quân Hoa Kỳ vào năm 2004. X-37B đã hoàn thành 4 sứ mệnh với tổng cộng 2.085 ngày trên vũ trụ.