"Soi" mô hình tia X quái lạ từ sao neutron

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học phát hiện một mô hình hiếm gặp trong vụ nổ tia X đến từ hệ sao neutron cách không quá 16.300 năm ánh sáng. Các tia X xuất phát từ vật chất tăng tốc đến tốc độ cực cao và tạo ra ma sát cực lớn.

"Soi" mô hình tia X quái lạ từ sao neutron

Hệ thống sao đó có tên MAXI J1621−501, lần đầu tiên xuất hiện trong dữ liệu từ Cuộc Khảo sát thiên hà sâu Swift / XRT.

Hệ sao này chứa cả một ngôi sao bình thường và một ngôi sao neutron, một lỗ đen. Cả sao neutron và lỗ đen đều có thể tạo ra các mẫu tia X không thể đoán trước, khi chúng hấp thụ vật chất từ các ngôi sao đồng hành của chúng, nhưng theo những cách rất khác nhau.

Nguồn ảnh: Space.
Nguồn ảnh: Space. 

Trong lỗ đen, các tia X xuất phát từ vật chất tăng tốc đến tốc độ cực cao và tạo ra ma sát cực lớn khi rơi xuống trọng lực. Trong các ngôi sao neutron - xác chết siêu nặng của các ngôi sao khổng lồ phát nổ nhưng không sụp đổ thành các điểm mà lại phát ra các mô hình tia X xuất hiện qua các vụ nổ nhiệt hạch trên lớp vỏ ngoài.

Một cái gì đó đang khiến các nguyên tử hợp nhất ở phần ngoài cùng của những ngôi sao kỳ lạ này, giải phóng những nguồn năng lượng khủng.  Thường quá trình này chỉ tìm thấy sâu bên trong các ngôi sao (cũng như trong lõi của những quả bom hydro mạnh mẽ). Một phần năng lượng đó thoát ra dưới dạng ánh sáng tia X.

Khi vật chất từ một ngôi sao bình thường đập vào một ngôi sao neutron siêu nặng, những vụ nổ nhiệt hạch này tạo ra những đám mây hình nấm đủ sáng để nhìn thấy bằng kính viễn vọng tia X.

Vụ nổ nhiệt hạch này phát ra một mô hình phát Tia X lặp đi lặp lại khoảng 78 ngày một lần.

Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân nào tạo ra cơ chế đặc thù đến như vậy.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kinh ngạc sao neutron kỳ thú trong trái tim tinh vân lạ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học xác định được một ngôi sao neutron bị cô lập trong một tàn dư của siêu tân tinh - lần đầu tiên một vật thể như vậy được xác định nằm bên ngoài Dải Ngân hà.

Kinh ngạc sao neutron kỳ thú trong trái tim tinh vân lạ
Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature Astronomy, một nhóm nghiên cứu do Frédéric Vogt của Đài thiên văn Nam Âu ở Chile báo cáo về cấu trúc của một tàn dư siêu tân tinh trẻ tuổi tên là 1E 0102.2-7219. Các nhà thiên văn học đã xác định được ngôi sao neutron bị cô lập trong một tàn dư của siêu tân tinh.
Nguồn ảnh: phys.
 Nguồn ảnh: phys.

Sao neutron va chạm từng tạo ra lượng vàng, uranium "khủng"

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy lượng vàng, uranium và các nguyên tố nặng khác có khối lượng tương đương với tất cả các đại dương trên Trái đất, có khả năng đến từ hệ Mặt trời sau va chạm của hai ngôi sao neutron cách đây hàng tỷ năm trước.

Sao neutron va chạm từng tạo ra lượng vàng, uranium "khủng"

Phát hiện mới cho thấy, phần lớn vàng và các nguyên tố khác nặng hơn sắt có trong bảng tuần hoàn hóa học từng được sinh ra từ vụ va chạm sao neutron thảm khốc, tác giả chính của nghiên cứu Imre Bartos, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Florida, Gainesville nói.

Sao neutron va cham tung tao ra luong vang, uranium
Nguồn ảnh: phys. 

Giải mã vụ nổ Kilonova mới cực mạnh trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học khi kiểm tra lại dữ liệu từ GRB 160821B thì phát hiện vụ nổ kilonova, một vụ nổ cực kỳ mạnh mẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng, xảy ra trong vũ trụ rộng lớn.

Giải mã vụ nổ Kilonova mới cực mạnh trong vũ trụ

Trong nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia phát hiện một vụ nổ tia gamma xảy ra trong thời gian ngắn, được đặt tên là GRB 160821B.

Đài thiên văn Swift Neil Gehreb của NASA bắt đầu theo dõi sự kiện vài phút sau khi xảy ra hiện tượng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới