Soi đặc sản miền Tây giá chát hơn thịt bò

Kích cỡ tầm khoảng đầu đũa ăn cơm, thịt ngọt, hương vị đậm đà, cá linh non - một đặc sản miền Tây - được bán với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg.

Soi đặc sản miền Tây giá chát hơn thịt bò
Cá linh non là một loại thủy sản đặc trưng của mùa nước nổi, theo sông Mekong bắt đầu tràn về vùng đầu nguồn lũ ĐBSCL vào trung tuần tháng 7 Âm lịch hàng năm. Theo một số ngư dân chuyên đánh bắt cá linh mùa nước nổi thì năm nay cá linh về sớm hơn mọi năm. 
Những ngày qua, đặc sản miền Tây này đã có tại các chợ vùng đầu nguồn lũ An Giang, được bán với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg (trong khi đó giá thịt bò được bán dao động từ 220.000 – 245.000 đồng/kg).
Soi dac san mien Tay gia chat hon thit bo
 
Một số địa điểm trên sông Hậu và sông Tiền thuộc địa phận các huyện đầu nguồn lũ, cá linh non đầu mùa ở thời điểm hiện nay còn rất nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ bằng đầu đũa ăn và xuất hiện rất ít. Hiện cá linh đã có bán ở các chợ huyện vùng đầu nguồn lũ của An Giang (như An Phú, Tân Châu...) với mức giá cao gấp đôi so với năm trước. Tuy nhiên, theo một số thương lái tại đây, khả năng cá linh này được mua từ Campuchia về để đáp ứng nhu cầu của người dân thích ăn cá linh non đầu mùa.
Soi dac san mien Tay gia chat hon thit bo-Hinh-2
 
Sở dĩ cá linh non đầu mùa có giá đắt đỏ, bởi sản lượng cá tự nhiên rất ít. Cá linh non có kích cỡ tầm khoảng đầu đũa ăn cơm, ăn cả nguyên con, thịt ngọt, hương vị đậm đà là món ăn đặc sản của người dân miền Tây chỉ có vào đầu những tháng nước nổi (từ tháng 7 đến tháng 8 Âm lịch). Nếu kéo dài qua tháng 9 Âm lịch thì cá linh đã "già", cá lớn lúc đó vào vụ nên cá rẻ, thịt ăn cũng ngon nhưng hương vị không bằng cá linh non.

Mê mẩn khám phá đặc sản miền Tây “đẻ” ra tiền

(Kiến Thức) - Nhiều đặc sản miền Tây ngon, độc, lạ nên có mức giá cao. Không ít người phất lên, có thu nhập "khủng" nhờ đặc sản.

Mê mẩn khám phá đặc sản miền Tây “đẻ” ra tiền
Me man kham pha dac san mien Tay de ra tien
 Đặc sản miền Tây khá phong phú với những loại trái cây, các loại khô độc, lạ. Giá các loại đặc sản có nhiều mức, từ bình dân 40.000 - 50.000 đồng/kg cho đến cả triệu đồng.
Me man kham pha dac san mien Tay de ra tien-Hinh-2
Các giống dâu da xanh, dâu bòn bon đang là thế mạnh của một số nhà vườn miền Tây. Loại quả nông sản này màu sắc rất đẹp, vị thanh mát nên nhanh chóng được nhiều người ưa thích. Bình quân mỗi cây dâu cho trái từ 200-300kg, cá biệt có cây lên 500 kg. 

Khám phá đặc sản miền Tây kinh dị “đẻ” ra tiền

(Kiến Thức) - Nhiều đặc sản miền Tây không dành cho người yếu tim vì hình dáng, nguyên liệu khá "dị" nhưng lại bán rất được giá, giúp nhiều người trở thành "đại gia".

Khám phá đặc sản miền Tây kinh dị “đẻ” ra tiền
Kham pha dac san mien Tay kinh di “de” ra tien
 Là một trong những đặc sản miền Tây, đuông dừa là một loài ấu trùng của bọ cánh cứng như kiến dương. Người ta gọi đuông là món đặc sản "kinh dị" vì con đuông có hình dạng như con sâu, mềm nhũn, thân nó có nhiều lông măng.
Kham pha dac san mien Tay kinh di “de” ra tien-Hinh-2
Chúng thường sống trên ngọn dừa. Dù đuông đục khoét làm hỏng dừa nhưng đuông dừa ăn rất ngon, lại bán được giá nên đuông là đặc sản độc đáo có một không hai ở những xứ dừa đồng bằng sông Cửu Long. Giá đuông dừa dao động từ 10.000 - 20.000 đồng/con.  

Rợn người những lời đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza

Nhiều năm qua, những câu chuyện đồn thổi kinh dị về Thuận Kiều Plaza cứ chồng chất theo thời gian vậy đâu là sự thật của những lời đồn thổi.

Rợn người những lời đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza
Lời đồn kinh dị
Chúng tôi nghe được nhiều đồn kinh dị về Thuận Kiều Plaza (Q5, TPHCM). Kỳ bí nhất trong số này là hồi ức của một nhân viên văn phòng tên T. làm việc cho công ty Hàn Quốc thuê trụ sở tại tầng 30. Khoảng năm 2009 - 2010, lần đầu tiên T. gặp chuyện lạ là vào một buổi tối, công ty xảy ra sự cố và T. phải ở lại giải quyết tới 20 giờ. Sau khi định tắt máy ra về thì T. bỗng nghe tiếng nước chảy tại phòng bên cạnh. Cứ nghĩ là có người còn ở lại, T. cất tiếng hỏi.
Ron nguoi nhung loi don kinh di ve Thuan Kieu Plaza
 Bên trong Thuận Kiều Plaza vắng lặng.
Không nghe trả lời, trong khi nước vẫn chảy rào rào. T. thận trọng tiến về phía bếp và bật công tắc đèn, không có ai trong đó. Rảo mắt về phía phòng tắm, cửa đóng im lìm, đèn sáng. T. nghe tiếng nước chảy nên từ từ tiến lại hỏi tiếp thì có tiếng “ừ” khe khẽ. T. nghĩ trong đầu “thì ra là bà Yến đang tắm” thì nhận được điện thoại của người đồng nghiệp khác cho biết đang ngồi chung với chị Yến. Nghe đến đây T. dựng tóc gáy, vội vàng vơ cái thẻ nhân viên lao ra cửa chính. Lúc này tiếng nước ngừng chảy và vang lên âm thanh tắt điện nhà tắm.
Bên cạnh câu chuyện đầy tính chất ma mị của T., còn có hàng chục câu chuyện ly kỳ khác liên quan đến tòa nhà này, mà người nghe xong dễ nổi da gà.
"Bí ẩn" phong thủy
Có tin đồn cho rằng việc chủ đầu tư Công ty Kings Harmony International Ltd là người Hồng Kông đã bỏ tiền ra xây dựng tòa nhà không vì mục đích kinh doanh, mà để trấn trạch cho vượng khí của khu Chợ Lớn (Q5) không bị thoát ra ngoài. Cũng có người phán thoạt nhìn từ xa tòa nhà giống hình ba cây nhang, là cách ấn trạch để một mặt tà khí không thể xâm nhập, mặt khác có tác dụng giữ được mạch khí cho khu vực...
Tin đồn khác lại dẫn lời một người ở Q5 nói rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang TP HCM giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm. Đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C không khác gì đục một lỗ thủng vào “con thuyền” Thuận Kiều Plaza, khiến nó bị đắm trong thời gian rất ngắn.
Cũng có trường hợp lý giải đường Đỗ Ngọc Thạnh giống như cửa đại môn của cả tòa nhà, nhưng do xuyên suốt từ trước ra sau khiến cửa chính đối thẳng với cửa hậu, vượng khí vào rồi ra quá nhanh khiến cơ hội đến rồi tuột khỏi tầm tay trong thoáng chốc.
Bên cạnh đó, cũng có lời đồn cho rằng trong quá trình xây dựng, giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã xảy ra mâu thuẫn. Nhà thầu đã sử dụng bùa Lỗ Ban (được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, người Trung Quốc) yểm vào chân móng của tòa nhà khiến nó lụn bại...
Thực địa khu vực
Chúng tôi đã có dịp đến tòa nhà trên để tìm hiểu thực hư về những lời đồn thổi. Sau khi gởi xe và bước chân vào khu vực tháp A, chúng tôi thấy việc kinh doanh bên dưới hiện khá ế ẩm. Ngay lối vào là một cửa hàng bán đồ phong thủy và đá cảnh, trên tầng hai là một nhà hàng cũng khá vắng khách. Leo lên chiếc thang cuốn đã tạm dừng vận hành từ lâu, đến hành lang của tầng hai, từ đó chúng tôi đi xuyên qua dãy nhà B, C bằng một hành lang khá rộng nhưng trần hơi thấp, hai bên là những ki-ốt im ỉm khóa, bên trong còn khá nhiều hàng.
Theo lời một bảo vệ ở đây thì hiện nay hai tòa tháp A, B đều không có người ở, tháp C có hơn chục căn hộ có khách ngụ cư. Sở dĩ nơi này phải canh gác chặt chẽ như vậy là vì kể từ khi những câu chuyện nhuốm màu ma mị được đồn thổi, đã thu hút khá nhiều nhóm thanh thiếu niên đến tìm hiểu và mong diện kiến ma (!). Một bảo vệ cho biết họ đã rất khổ sở vì một bức ảnh lối vào thang máy của tòa nhà có cắm mấy chân nhang, và quả quyết rằng đó là ảnh dựng 100%. Vì mặc dù ế ẩm nhưng nơi này hiện nay vẫn có một đội bảo vệ hàng chục người và lực lượng dọn vệ sinh hằng ngày vào ra.
Ron nguoi nhung loi don kinh di ve Thuan Kieu Plaza-Hinh-2
 Thuận Kiều Plaza.
Tìm hiểu kết cấu của khu Thuận Kiều Plaza, chúng tôi rất ấn tượng trước kỹ thuật xây dựng của tòa nhà này. Cấu trúc thang bộ khá dốc, được trang bị hai tay vịn chạy dọc theo các bậc cầu thang. Ngăn cách giữa cầu thang bộ hun hút thiếu sáng với hành lang của các tầng là hai lớp cửa riêng biệt, nên xảy ra cháy ở tầng nào thì cũng khó có thể lan sang tầng khác. Trường hợp xảy ra sự cố hỏa hoạn thì việc lắp đặt máy hút ở tầng dưới khiến khói đi xuống, cũng có thể giúp người ở tầng trên không bị ngạt. Do được xây dựng từ trước năm 1999 nên hệ thống cung cấp nước, nước thải của tòa nhà đều chạy nổi nhưng được khéo léo đưa vào từng căn hộ, mà vẫn không ảnh hưởng tới khu vực hành lang các tầng.
Tầng 4 của tòa nhà là sân thượng rộng kéo dài từ đường Thuận Kiều đến tuyến Dương Tử Giang. Đây cũng cũng là lối vào khu gia cư của cả ba tòa tháp A, B, C. Dưới chân tháp A, những hào nhoáng hoa lệ của một thời hoàng kim khi tòa nhà mới đưa vào hoạt động vẫn còn. Chỗ duy nhất được xem là có sinh khí và mang lại kinh tế cho khu nhà hiện nay là bốn tầng giữ ôtô và xe máy. Một bảo vệ tại đây cho biết, lượng ôtô của người dân thuê chỗ đậu tại đây khá nhiều.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 09/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 09/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 09/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá xăng hôm nay 03/01: Đồng loạt tăng giá?

Giá xăng hôm nay 03/01: Đồng loạt tăng giá?

Giá xăng hôm nay 03/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15h ngày 2/1, giá các loại xăng dầu trong nước đồng loạt tăng, cao nhất là xăng E5 RON 92 tăng 240 đồng/lít, không cao hơn 20.057 đồng/lít.
Giá xăng hôm nay 02/01: Biến động trái chiều?

Giá xăng hôm nay 02/01: Biến động trái chiều?

Giá xăng hôm nay 02/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.