Soi 4 cá thể động vật siêu hiếm kiểm lâm Huế thả về tự nhiên

Soi 4 cá thể động vật siêu hiếm kiểm lâm Huế thả về tự nhiên

Hạt Kiểm lâm TP. Huế đã thả 4 cá thể động vật quý hiếm về tự nhiên gồm: 1 gà lôi trắng, 2 khỉ mặt đỏ và 1 khỉ đuôi lợn. Tất cả những loài động vật này đều thuộc nhóm quý hiếm, nguy cấp.

Vào ngày 30/11, Hạt Kiểm lâm TP. Huế xác nhận đã thả 4  cá thể động vật quý hiếm về tự nhiên. Trước đó, trong các ngày 16 -18/11, Hạt Kiểm lâm TP. Huế tiến hành tiếp nhận 1 gà lôi trắng, 2 khỉ mặt đỏ và 1 khỉ đuôi lợn từ ông H.V.S. (ở phường Hương Sơ), bà N.T.L.P. (ở phường Kim Long) và Tịnh Thất An Lạc tại xã Thủy Bằng (TP. Huế).
Vào ngày 30/11, Hạt Kiểm lâm TP. Huế xác nhận đã thả 4 cá thể động vật quý hiếm về tự nhiên. Trước đó, trong các ngày 16 -18/11, Hạt Kiểm lâm TP. Huế tiến hành tiếp nhận 1 gà lôi trắng, 2 khỉ mặt đỏ và 1 khỉ đuôi lợn từ ông H.V.S. (ở phường Hương Sơ), bà N.T.L.P. (ở phường Kim Long) và Tịnh Thất An Lạc tại xã Thủy Bằng (TP. Huế).
Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm TP. Huế thực hiện kiểm tra sức khỏe, chăm sóc 4 cá thể động vật hoang dã do người dân giao nộp.
Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm TP. Huế thực hiện kiểm tra sức khỏe, chăm sóc 4 cá thể động vật hoang dã do người dân giao nộp.
Sau đó, Hạt Kiểm TP. Huế phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thả 4 cá thể động vật rừng về môi trường tự nhiên.
Sau đó, Hạt Kiểm TP. Huế phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thả 4 cá thể động vật rừng về môi trường tự nhiên.
Gà lôi trắng có tên khoa học là Lophura nycthemera. Nó có tên trong danh lục sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN, BirdLife quốc tế. Trong những năm gần đây, loài gà quý hiếm này chỉ được phát hiện ở khu vực Khe Nước Trong (Lệ Thủy) và Phong Nha - Kẻ Bàng.
Gà lôi trắng có tên khoa học là Lophura nycthemera. Nó có tên trong danh lục sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN, BirdLife quốc tế. Trong những năm gần đây, loài gà quý hiếm này chỉ được phát hiện ở khu vực Khe Nước Trong (Lệ Thủy) và Phong Nha - Kẻ Bàng.
Loài gà lôi trắng khi trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 50 - 125 cm. Cá thể gà lôi trắng trống có bộ lông hai màu, trắng ở trên lưng và đen ở phía bụng. Trong khi đó, con mái có lông nâu, mào cong, chân đỏ, da mặt đỏ.
Loài gà lôi trắng khi trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 50 - 125 cm. Cá thể gà lôi trắng trống có bộ lông hai màu, trắng ở trên lưng và đen ở phía bụng. Trong khi đó, con mái có lông nâu, mào cong, chân đỏ, da mặt đỏ.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides. Loài khỉ này nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides. Loài khỉ này nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB.
Loài khỉ mặt đỏ sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Loài khỉ mặt đỏ sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Cá thể khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau. Loài khỉ này có đặc điểm nổi bật khác là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi thì có màu giống thân.
Cá thể khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau. Loài khỉ này có đặc điểm nổi bật khác là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi thì có màu giống thân.
Tương tự khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn cũng là loài động vật quý hiếm. Loài này có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn.
Tương tự khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn cũng là loài động vật quý hiếm. Loài này có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn.
Khỉ đuôi lợn là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà Khỉ Cercopithecidae. Loài này thuộc nhóm động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Khỉ đuôi lợn là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà Khỉ Cercopithecidae. Loài này thuộc nhóm động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.